Soạn Ngữ văn lớp 7 trang 53 Tập 1 Chân trời sáng tạo siêu ngắn

Soạn bài Ôn tập lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 53 được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết này là những gợi ý trả lời câu hỏi bài Ôn tập trang 53 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu soạn văn 7 trang 53 Chân trời sáng tạo tập 1 siêu ngắn, mời các bạn cùng theo dõi.

Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập trang 53

Câu hỏi 1: Dựa vào đâu có thể khẳng định rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn?

Trả lời:

Dựa vào những đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn: nhân vật, đề tài, sự kiện, cốt truyện, tình huống, không gian và thời gian.

Các văn bản nhân hóa loài vật hay con người để nói về một triết lý, phê phán thói hư tật xấu, nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống để khuyên nhủ, răn dạy con người.

Câu hỏi 2: Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy nói đã mang lại hậu quả như thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là gì?

Trả lời:

Hậu quả: con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp còn các ông thầy bói thì đánh nhau toác đầu chảy máu, thương tật đầy mình.

Bài học chung: Giáo dục con người cần phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài, không nên tự kiêu, tự đại, cho mình là nhất, là đúng, không cần để ý đến ý kiến của mọi người xung quanh.

Câu hỏi 3: Trong hai truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em thích truyện nào hơn? Vì sao?

Trả lời:

Trong hai truyện, em thích truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu hơn vì câu chuyện gần gũi với lứa tuổi học trò chúng em. Nhờ câu chuyện, mà em cần biết rút kinh nghiệm khi chọn bạn bè để chơi cùng rằng: những người bạn thật sự là người luôn kề vai sát cánh với ta kể cả lúc khó khăn, hoạn nạn nhất.

Câu hỏi 4 trang 53 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhận vât/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?

b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp.

Trả lời:

a. Một số điều cần chú ý:

- Thuật lại các diễn biến của sự việc theo một trình tự hợp lí.

- Cần xâu chuỗi logic để khi đọc ta thấy được mối quan hệ giữa sự việc có thật với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

- Để bài văn không nhàm chán, nên sử dụng thêm yếu tố miêu tả.

- Nhằm tăng tính xác thực cho bài, nên thêm các tư liệu đáng tin cậy.

b. Có thể thêm vào câu:

Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi.

=> Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước, [...] đã in sâu trong tâm trí tôi. (biểu đạt ý còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết).

Câu hỏi 5 trang 53 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Cho biết:

a. Nên chuẩn bị và trình bày nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách nào?

Trả lời:

a. Cần đọc hiểu nội dung truyện muốn truyền tải, không thêm thắt những điều không đúng vào truyện và cần có một giọng điệu hay, dí dỏm.

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách: biết nút thắt của câu chuyện để đọc nhấn mạnh vào; có thể kết hợp các động tác miêu tả xen vào khi kể.

Câu hỏi 6: Nêu một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng

Trả lời:

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng:

- Không lạm dụng dấu chấm lửng khi sử dụng chúng để tạo văn bản.

- Dấu chấm lửng phải được gắn với từ trước nhưng tách biệt với từ sau.

- Nếu sau dấu chấm lửng có dấu chấm câu khác, chẳng hạn như dấu chấm phẩy, dấu phẩy hoặc dấu chấm than ... thì không nên để khoảng trắng giữa chúng.

- Nếu dấu chấm lửng đánh dấu cuối câu thì từ tiếp theo phải bắt đầu bằng chữ hoa. Nhưng nếu cách tiếp cận này tiếp tục sau họ, từ kế tiếp phải bắt đầu bằng chữ thường.

Câu hỏi 7: Nêu bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ một hay một số truyện ngụ ngôn

Trả lời:

Em rút ra bài học từ truyện Ếch ngồi đáy giếng:

+ Lâu dài trong nhỏ môi trường sẽ hạn chế hiểu biết.

+ Từ những người biết hạn chế, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, yêu cầu sẽ phải trả giá rất cao.

+ Khuyên mọi người không nên có những đường sống cao ngạo, có cái nhìn thiển cận, không tìm hiểu thế giới bên ngoài.

+ Giáo dục con người tự do, thật thà và phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 1.030
0 Bình luận
Sắp xếp theo