Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là nội dung bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu kèm theo các bài văn mẫu kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu hay và ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Dàn ý kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

1. Mở bài

  • Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
  • Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

2. Thân bài

2.1 Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện.

  • Câu chuyện, huyền thoại liên quan.
  • Dấu tích liên quan.

2. 2. Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

  • Bắt đầu – diễn biến - kết thúc.
  • Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

3. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc và nêu cảm nhận của người viết.

2. Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu lớp 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, bất khuất để lại dấu ấn đậm nét qua các thời kỳ dựng nước, giữ nước chẳng hề thua kém đấng nam nhi. Một trong những vị nữ anh hùng ấy người làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu.

Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt Tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.

Chị Sáu đã bị đưa ra tòa án binh mà không có luật sư hay nhân chứng và chúng đã kết án tử hình chị.

Trước lúc xử bắn, chị vẫn ngẩng cao đầu với khí thế hiên ngang bất khuất và hô vang những lời cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” .

Cái chết của chị Võ Thị Sáu đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh, nhưng tấm gương về người phụ nữ yêu nước, bất khuất, kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Được thể hiện qua những vần thơ, những lời ca tiếng hát da diết mà dạt dào cảm xúc:

Người thiếu nữ ấy như mùa xuân

Chị đã dâng trọn cuộc đời

Để chiến đấu với bao niềm tin

Dù chết vẫn không lùi bước

Có thể nói, câu chuyện về lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm của chị Võ Thị Sáu vẫn luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ đàn em noi theo. Chúng em được sống trong thế giới hòa bình ngày hôm nay chính là nhờ sự hy sinh xương máu của chị và những người đi trước. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên chúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

3. Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu ngắn gọn

Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.

Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.

Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.

Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

4. Viết bài văn kể về một nhân vật lịch sử chị Võ Thị Sáu lớp 7

Mùa hoa lê ki ma nở
Ở quê ta miền đất đỏ
Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng
Đã chết cho mùa hoa lê ki ma nở

Nhưng lời hát vang vọng gợi nhớ đến người nữ anh hùng của dân tộc chị Võ Thị Sáu.

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng. 14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Trong 1 lần nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay chị không may đã bị địch bắt. Trong thời gian bị địch giam giữ, chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo, nơi mà được mệnh danh “địa ngục trần gian”. Tuy nhiên điều này không làm chị lo sợ mà càng khiến chị trở nên kiên cường dũng cảm hơn. Cho đến lúc ra pháp trường xử bắn, chị Sáu vẫn hiên ngang và cất giọng hát. Chị đã hát vang bài Tiến quân ca.

Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại. Chị Sáu đã và sẽ mãi là tấm gương kiên trung, yêu nước và là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ sau noi theo.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
190 45.530
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm