(7 mẫu) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây hay (có chọn lọc)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - Lời của cây là một trong số các bài thơ hay của tác giả Trần Hữu Thung đã được giới thiệu đến các em học sinh trong chương trình ngữ văn lớp 7 tập 1 của bộ Chân trời sáng tạo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc một số đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây, đoạn văn cảm nhận bài thơ Lời của cây hay và ý nghĩa giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi làm bài.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây hay

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây hay

Bài thơ Lời của cây như một câu chuyện được kể bằng thơ về hành trình trưởng thành của một hạt mầm. Bằng việc sử dụng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Trần Hữu Thung đã đưa người đọc đến với câu chuyện của hạt khi còn nằm thin thít nhẹ nhàng, lặng thinh vậy mà khi hạt nảy mầm đã thì thầm biết nói, những tiếng nói đầu tiên nhỏ nhẹ phải “ghé tai nghe rõ”. Bằng những từ ngữ giàu tính biểu đạt “nhú”, “giọt sữa” gợi sự non tơ, mỡ màng và bắt đầu cho sự sống, cho quá trình hình thành và phát triển của một loài cây, rộng ra là của một đời người. Sự khởi nguồn ấy được bao bọc, chở che từ chiếc vỏ làm nôi được nâng giấc bởi tiếng “ru hời”, được lớn lên trong sự khích lệ, động viên “đôi bàn tay vỗ” . Khi cây lớn lên một chút, những chiếc lá đầu tiên được hình thành cũng là lúc cây bắt đầu “bặp bẹ” cất tiếng nói đầu tiên. Đọc đến đây, ta như văng vẳng đâu đây tiếng nói đầu tiên của Gióng năm xưa- tiếng nói chống giặc bảo vệ đất nước. Còn lời của cây, là lời giới thiệu về bản thân, lời hứa về sự góp sức mình vào màu xanh - tương lai tươi đẹp của đất nước. Đọc bài thơ, ta như vừa nhận được thông điệp hãy yêu các loài cây, yêu màu xanh của đất nước vừa như thấy được đó là mầm xanh, mầm hi vọng vào một thế hệ tương lai- thế hệ kế tiếp trường tồn theo thời gian, năm tháng cùng góp sức mình vào sự trường tồn và phát triển đất nước.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây

Trần Hữu Thung là một nhà thơ có phong cách thơ dân gian, thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất. Một trong những bài thơ rất hay của tác giả Trần Hữu Thung là bài thơ Lời của cây. Khi đọc tác phẩm Lời của cây, ta như được hòa mình vào một câu chuyện kể về hành trình phát triển và khôn lớn của một hạt mầm. Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ với ngôn từ giản dị, gần gũi giống như lời tâm tình, thì thầm của thiên nhiên. Lắng nghe bài thơ ta như cảm nhận được âm thanh của cuộc sống đang lan tỏa một cách chậm rãi nhưng lại tràn đầy sức sống và nghị lực. Thông qua bài thơ Lời của cây, người đọc có thể cảm nhận rõ hơn về tình yêu thiên nhiên, sự trân trọng và nâng niu của tác giả đối với thế giới tự nhiên.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 1

Lời của cây là một trong số những bài thơ mang đậm phong cách Trần Hữu Thung. Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây. Bài thơ như một bức thông điệp bằng thơ gửi đến mỗi bạn đọc: Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 2

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 3

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 4

Bài thơ "Lời của cây" của tác giả Trần Hữu Thung đã để lại cho em những rung động sâu sắc. Với cách dẫn dắt thú vị cùng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, tác giả đã gợi lên quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây, qua đó bày tỏ tình cảm của mình với cỏ cây thiên nhiên. Bài thơ có 6 khổ, được viết theo thể thơ bốn chữ, mỗi khổ thơ là mỗi bước sinh trưởng của mầm cây. Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh chiếc hạt gieo mình xuống đất, nằm lặng thinh trong hơi ấm của đất mẹ. Qua khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Ta như nghe thấy những thanh âm thầm thì của mầm non. Rồi chiếc mầm non nớt dần lớn lên dưới sự ưu ái, chăm sóc, nâng niu của mẹ thiên nhiên và những tia nắng mặt trời dịu nhẹ, ấm áp. Theo thời gian, cây đã trưởng thành hơn, mầm non thành lá bé xanh tươi, "bập bẹ" tiếng nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được tác giả vận dụng tinh tế "hạt nằm lặng thinh", "mầm mở mắt",... kết hợp cùng các động từ "nghe", "ghé tai",... không chỉ tạo nên nét sinh động của thiên nhiên mà còn thể hiện được những cảm xúc thương yêu trìu mến của tác giả với những mầm cây. Bài thơ với những vần thơ hồn nhiên, trong sáng, hình ảnh thơ gần gũi đã gợi lên trong em nhiều cảm xúc khó tả. Gấp trang sách lại, những vần thơ "Lời của cây" vẫn còn đọng mãi trong tâm trí em. Em thấy mình cần phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, nâng niu những mầm xanh sự sống của cuộc đời.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 5

Với tác phẩm “Lời của cây”, độc giả đã cảm nhận được một thông điệp ý nghĩa. Bài thơ giống như một cuốn nhật ký ghi lại quá trình lớn lên của một cái cây từ mầm đến cây. Giọng thơ nhẹ nhàng như người tâm tình nói với cây. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ độc đáo trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt lên thành cây: nằm im, đâm chồi, nảy mầm giọt sữa, thì thầm, bắn con mắt, đón tia nắng hồng, nở mấy nguồn nhỏ. Qua đó ta có thể cảm thấy rằng cây cũng có linh hồn giống như con người. Và dường như có một sự đồng cảm, thấu hiểu lạ lùng giữa cây và nhân vật trữ tình. Từ đó, người đọc có thể hiểu được thông điệp mà nhà thơ gửi gắm. Con người cần biết lắng nghe để hiểu và trân trọng những chồi xanh của cuộc đời.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
183 39.648
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm