Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn tùy bút

Câu 1 bài Ôn tập trang 95 lớp 7 tập 1 CTST

Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút mà em đã học. Đây là nội dung câu hỏi số 1 phần Ôn tập trang 95 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 bộ Chân trời sáng tạo sau khi các em đã được học các tác phẩm tản văn, tùy bút như Cốm Vòng, Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, Mùa phơi sân trước... Dưới đây là một số gợi ý chi tiết giúp các em trả lời câu hỏi 1 trang 95 SGK văn 7 tập 1 CTST, mời các em cùng tham khảo.

Tản văn và tùy bút lầ một trong những nội kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 sách mới. Thông qua các bài học, các em sẽ nắm vững các khái niệm về thể loại tản văn và tùy bút cũng như đặc điểm thể loại. Khi đọc hiểu các văn bản tản văn, tùy bút, cần tìm chi tiết thể hiện sự hoà quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật => Xác định chất trữ tình của văn bản. Tìm các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả, thường là qua đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất => Xác định cái tôi của tác giả.

Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút mà em đã học

Trả lời câu 1 trang 95 SGK văn 7 tập 1 CTST

Gợi ý 1

Biểu hiện

Tản văn

Tùy bút

Khái niệm

Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.

Nét nổi bật của tuỳ bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. So với các tiểu loại khác nhau của kí, tuỳ bút vẫn có không ít những yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lí trong một số trường hợp nhằm bộc lộ quan điểm, lý tưởng, cảm xúc của một người hoặc một lớp người trong xã hội.

Chất trữ tình

Chất trữ tình của tản văn và tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc.

Cái tôi

Cái tôi trong tản văn, tùy bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở cuộc sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình, thể hiện triết lý về cuộc sống.

Gợi ý 2

1. Khái niệm

- Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết.

- Tùy bút là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến và đồng thời thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.

2. Các yếu tố trong tản văn, tuỳ bút

- Chất trữ tình trong tản văn, tuỳ bút là yếu tố được tạo nên từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tâọ rung động thẩm mĩ cho người đọc.

- Cái tôi tác giả trong tản văn, tuỳ bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất. - Ngôn ngữ trong tản văn, tuỳ bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giữa hình ảnh và chất trữ tình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
28 14.544
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm