Cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến
Cảm nghĩ của em về bài thơ Trăng ơi từ đâu đến
Cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến - Bài thơ Trăng ơi từ đâu đến là một sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa thể hiện tình cảm, sự yêu mến và cái nhìn độc đáo của tác giả đối với trăng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nội dung và các biện pháp nghệ thuật của bài thơ.
Cảm nhận bài Trăng ơi từ đâu đến - Trần Đăng Khoa
Bài thơ Trăng Ơi … từ đâu đến là một bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bài thơ với nội dung miêu tả ánh trăng vô cùng gần gũi, rất giàu trí tưởng tượng.
Bài thơ tác giả đã sử dụng điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” từ khổ thơ đầu đến khổ thơ cuối của bài thơ. Điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” như là một câu hỏi, gợi lên bao cảm xúc thật bâng khuâng và mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: “Hay từ cánh đồng xa”, “Hay biển xanh diệu kì”, “Hay từ một sân chơi”, “Hay từ lời mẹ ru” Hay từ đường hành quân”, hay “Trăng đi khắp mọi miền”, ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đã không còn không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”.
Hai chữ “lửng lơ” gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên “trước nhà” thật gần gũi thân thương. Đối với lứa tuổi trẻ em ở vùng nông thôn thì vầng trăng khi nào cũng thật đẹp, thật gần gũi
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
“Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”.
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá lên trời”. Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: “Chú Cuội ngồi gác cây da – Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời….” đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
“Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”.
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
“Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân”.
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
“Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em”.
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
“Trăng ơi… từ đâu đến?” là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một phần nhỏ trong tâm hồn của tuổi thơ mỗi người.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Trình bày cảm nhận của em về Hai cây phong của nhà văn Ai-Ma-Tốp Cảm nhận của em về đoạn trích Hai cây phong
- Nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở quê hương em Lớp 7 KNTT Viết kết nối với đọc trang 110 Văn 7 tập 1 KNTT
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về mùi vị của cốm Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm Ngữ văn 7 CTST
- Nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát Cảm nhận của em về văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Đoạn văn ngắn cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

- Trang SumijzuoThích · Phản hồi · 0 · 13:21 08/12
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 0 · 15:01 08/12
-

-
Điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản Lời của cây và Sang thu -
Soạn bài Cốm vòng lớp 7 -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 107 Chân trời sáng tạo tập 1 -
Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm lớp 7 CTST -
Hãy giới thiệu với các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc