Đề thi học kì 1 môn Văn 7 Chân trời sáng tạo 2024

Đề thi học kì 1 văn 7 sách Chân trời sáng tạo 2023-2024 được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 7 CTST có ma trận, bản đặc tả ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo ôn thi cuối học kì 1 môn Ngữ văn 7 hiệu quả cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề kiểm tra học kì 1 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo file word, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi cuối học kì 1 môn Văn 7 CTST 2023

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ/Tùy bút

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ (%)

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo - đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non.

Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa.

Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn nhánh cong.
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sáng nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đây ngào ngạt,
Thoáng như một nghi ngờ,
Trái đã liền có thật.

Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào.

Một ngày một lớn hơn
Nấn từng vòng nhựa một
Một sắc nhựa chua giòn
Ôm đọng tròn quanh hột…

Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!

Chao! cái quả sâu non
Chưa ăn mà đã giòn,
Nó lớn như trời vậy,
Và sẽ thành ngọt ngon.

(Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Bảy chữ

D. Tám chữ

Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa và So sánh

C. Nhân hóa và Ẩn dụ

D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ.

Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?

A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng.

B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.

C. Những quả sâu non nhí nhảnh.

D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.

Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?

A. Vì chúng ở trên cao.

B. Vì chúng là những quả sấu non.

C. Vì chúng chưa lớn.

D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn.

Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?

A. Vui

B. Đùa

C. Chơi

D. Nghịch

Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì?

A. Vui sướng

B. Bất ngờ

C. Ngạc nhiên và thích thú

D. Phấn khởi

Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?

A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.

B. Thể hiện sự gần gũi.

C. Thể hiện sự vui đùa.

D. Thể hiện thân thiết.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên?

A. Miêu tả quả sấu non trên cao.

B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu.

C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu.

D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biêt tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!

Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em.

3. Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo - đề 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

D

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

- Xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:

+ So sánh: Trái non như thách thức

+ Nhân hóa: Thách thức

+ Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu - chỉ kẻ thù xâm lược

- Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

1,0

10

-HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người đọc:

Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm:

Mở bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân trong gia đình và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Cảm nghĩ về một người thân.

0,25

c. Cảm nghĩ về người thân.

* Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó.

* Biểu cảm về người thân:

- Nét nổi bật về ngoại hình.

- Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh.

* Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó.

* Tình cảm của em với người thân.

2.5

- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình .

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm.

0,5

4. Đề thi Văn lớp 7 học kì 1 CTST năm 2023 - đề 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:

(...) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

(...) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. (...)

(Trích “Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Biểu cảm.

B. Miêu tả.

C. Nghị luận.

D. Tự sự.

Câu 2. Tác giả đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào?

A. Miền Bắc.

B. Miền Trung.

C. Miền Nam.

D. Tây Nguyên.

Câu 3. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?

A. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.

B. “Mùa xuân của tôi [...] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...]”.

C. “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn [...]”.

D. “[...] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng [...]”.

Câu 4. Trong câu văn: “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong” từ “phong” có nghĩa là gì?

A. Bọc kín.

B. Oai phong.

C. Cơn gió.

D. Đẹp đẽ.

Câu 5. Trong đoạn trích trên, tác giả yêu thích nhất mùa xuân vào thời điểm nào?

A. Sau rằm tháng giêng.

B. Vào ngày mùng một đầu năm.

C. Trong khoảng vài ba ngày Tết.

D. Trước rằm tháng giêng.

Câu 6. Câu nào không nêu đúng đặc điểm thiên nhiên mùa xuân ở xứ Bắc trong đoạn trích trên?

A. Gió đông về, báo hiệu mùa xuân mới đã bắt đầu.

B. Ra giêng, trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.

C. Trời có mưa riêu riêu và gió lành lạnh.

D. Cỏ tháng giêng nức một mùi hương man mác.

Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích trên?

A. Điệp ngữ.

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.

D. So sánh.

Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...” dùng để làm gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 9. Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em hãy kể tên một văn bản cũng gợi nhắc đến truyền thống này của dân tộc.

Câu 10. Nói về mùa xuân, Vũ Bằng đã viết "Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Nêu quan điểm riêng của em về mùa xuân và lí giải điều đó?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

5. Đáp án đề thi Văn lớp 7 học kì 1 CTST 2023 - đề 2

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

A

0,5

3

A

0,5

4

A

0,5

5

A

0,5

6

A

0,5

7

A

0,5

8

A

0,5

9

Truyền thuyết ”Bánh chưng, bánh giầy”.

0,5

10

Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng ý/không đồng ý.

Lí giải phù hợp.

0,5

1,5

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

0,25

c. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

HS viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

• Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu vé dối tượng đó.

• Nêu được những đậc điểm nổi bật khiến người, sự việc dó dể lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em,

• Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

• Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

3,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

0,25

6. Đề thi Văn lớp 7 học kì 1 CTST năm 2023 - đề 3

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ

Có một học trò hỏi thầy mình rằng:

- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?

Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:

- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.

Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:

- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:

- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:

- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:

- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:

A. Giá trị cuộc sống

B. Lòng biết ơn

C. Đức tính trung thực

D. Lòng hiếu thảo

Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?

A. Người học trò

B. Người kể chuyện

C. Hòn đá

D. Người thầy

Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?

A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.

B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.

C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.

D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.

Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?

A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí

B. Than thở, xem xét, háo hức

C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận

D. Xấu xí, than thở, háo hức

Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:

A. Hòn đá

B. Người học trò

C. Người thầy

D. Chủ tiệm đồ cổ

Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi?

A. Trạng ngữ

B. Cụm danh từ

C. Cụm động từ

D. Cụm tính từ

Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?

A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.

B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.

C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.

D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.

Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình.

7. Đáp án đề thi Văn lớp 7 học kì 1 CTST 2023 - đề 3

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

D

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

HS viết đoạn văn 8-10 dòng nêu được cụ thể thông điệp, lí do chọn thông điệp.

HS có thể lựa chọn những thông điệp sau:

- Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn.

- Hãy trân trọng những gì mình đang có bởi cuộc sống tốt đẹp hay không là do cách bạn suy nghĩ và cảm nhận.

2,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 phần: MB, TB, KB.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Biểu cảm về người mẹ kính yêu của mình.

0,25

c.Trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình

1. Mở bài:

· Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất

· Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

· Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

· Ông bà nội, ngoại, với chồng con ...

· Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

· Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

· Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ

· Liên hệ bản thân ... lời hứa.

3,0

0,5

2,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm.

0,25

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem thêm các đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 CTST.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
23 23.413
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Mmbeo
    Mmbeo

    Hay vl

    Thích Phản hồi 19:49 01/01