Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh Diều
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 Cánh Diều
Đề thi môn Văn 7 giữa kì 1 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều có ma trận và gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn thi giữa kì môn Văn lớp 7 sao cho tốt nhất. Sau đây là nội dung chi tiết các đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 có đáp án, mời các em cùng tham khảo.
1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 Cánh Diều
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||
|
|
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
|
1
| Đọc hiểu
| - Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60% |
2 | Viết | Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40% |
Tổng | 25% | 5% | 15% | 15% | 0 | 30% | 0 | 10% | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% |
| ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
Bản đặc tả ma trận đề thi mời các bạn xem trong file tải về.
2. Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh Diều 2024
Đề 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
MƯA
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
(Trích, Thư viện thơ - Kho tàng bài thơ hay nhất về thiếu nhi, ngày 25/12/2019)
Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mưa” thuộc thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ năm chữ
C. Thơ bốn chữ
D. Thơ bảy chữ
Câu 2: Hạt mưa rơi có màu sắc như thế nào?
A. Trắng xóa
B. Trắng tinh
C. Trắng hồng
D. Trắng trẻo
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ:
“Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà”
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 4: Xác định cặp từ trái nghĩa có trong các dòng thơ sau:
“Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau”
A. Mưa, rơi
B. Hạt, rơi
C. Trước, sau
D. Hạt, mưa.
Câu 5: Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến bạn đọc bức thông điệp gì ?
A. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
B. Yêu đất nước, yêu cuộc sống
C. Yêu con người, yêu cây cối
D. Yêu bạn bè, yêu thiên nhiên
Câu 6: Ý nghĩa của từ “ chồi biếc’’ trong câu thơ “ Mưa gọi chồi biếc” là gì?
A. Màu xanh tươi, trải dài
B. Sự trỗi dậy, tràn đầy sức sống
C. Gọi cây cối thức dậy
D. Cơn mưa có màu xanh biếc.
Câu 7: Dấu chấm lửng ( …) ở cuối bài thơ có tác dụng gì ?
A. Còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết
B. Dùng để kết thúc câu trần thuật
C. Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép
D. Dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu cảm thán
Câu 8:Tình cảm của tác giả trong bài thơ được thể hiện như thế nào ?
A. Lo sợ, buồn bã
B. Bâng khuâng, xao xuyến
C. Vui vẻ, hạnh phúc
D. Ngậm ngùi, xót xa
Câu 9: Theo em mưa có lợi ích đối với cuộc sống con người không? Vì sao?
Câu 10: Vào mùa mưa em cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình?
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm).
Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | - Học sinh lựa chọn đáp án - Lý giải lựa chọn: (một số gợi ý ) - Lợi ích của mưa: mang lại nguồn nước sạch sẽ, mát lành cho con người và muông thú; cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cây cối màu mỡ hơn; làm cho không khí sạch và trong lành hơn; tiết kiệm nước ngầm, cung cấp nước cho thủy điện… | 1,0 | |
10 | HS đưa ra ý kiến cá nhân - (Một số gợi ý) Khi đi ra ngoài cần mang theo dù, áo mưa để cơ thể không bị ướt - Bổ sung thêm vitamin để tăng sức đề kháng hạn chế bệnh cảm cúm nếu không may bị ướt mưa - Phát quang bụi rậm, diệt muỗi, côn trùng, giữ vệ sinh sạch sẽ… | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn Tự sự: Trình bày cấu trúc theo Tổng- Phân- Hợp | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự việc được kể lại là có thật và liên quan đến nhân vật lịch sử. | 0,25 | |
| c. Triển khai các ý cho bài văn Tự sự HS có thể kể lại sự việc theo nhiều cách, nhưng cần sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc tin cậy về sự việc, nhân vật/sự kiện; Có sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết, đảm bảo cấu trúc sau: | ||
| Mở bài: Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử Thân bài: - Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa nhân vật với sự việc/ sự kiện lịch sử. - Kết hợp kể chuyện với miêu tả. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
Đề 2
ĐỌC (5.0 điểm).
Đọc bài thơ sau:
CHIỀU SÔNG THƯƠNG
Đi suốt cả ngày thu nước vẫn nước đôi dòng đám mây trên Việt Yên nước màu đang chảy ngoan
| cho sắc mặt mùa màng hạt phù sa rất quen ôi con sông màu nâu nắng thu đang trải đầy (Hữu Thỉnh, Tiếng hát trong rừng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr.34 – 36) |
I. Chọn phương án đúng (2.0 điểm)
Câu 1. Cách trình bày các dòng thơ trong bài có gì đặc biệt?
A. Viết hoa chữ cái đầu của câu thơ thứ nhất và câu thơ cuối bài.
B. Viết hoa chữ cái đầu của câu thơ thứ nhất và dùng một dấu chấm cuối bài thơ.
C. Không viết hoa chữ cái đầu dòng thơ, không dùng dấu câu.
D. Không dùng dấu chấm, dấu phẩy cuối dòng thơ.
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được dùng trong hai câu thơ: “những gì sông muốn nói/ cánh buồm đang hát lên”?
A. So sánh
B. Điệp ngữ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 3. Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ “ đã trăng non múi bưởi”?
A. Vầng trăng như trái bưởi đang nhú lên dần dần giữa trời đêm.
B. Vầng trăng non sáng xanh, dịu nhẹ như màu trái bưởi.
C. Vâng trăng tròn trĩnh, lơ lửng như hình trái bưởi.
D. Vầng trăng non lấp ló như hình múi bưởi.
Câu 4. Dòng nào nêu đúng nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Chiều sông Thương”?
A. Thể thơ năm chữ, giàu nhạc điệu, lời thơ nhẹ nhàng và tha thiết, sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa và so sánh đẹp.
B. Thể thơ năm chữ, giàu vần điệu, lời thơ nhẹ nhàng và tha thiết, sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ.
C. Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, sử dụng nhiều hình ảnh thơ mang tính biểu tượng.
D. Thể thơ năm chữ, tập trung miêu tả và liệt kê cảnh vật thiên nhiên trong buổi chiều bên dòng sông Thương.
II. Thực hiện bài tập (3.0 điểm)
Câu 5 (1.0 điểm). Chỉ ra một số đặc điểm của thể thơ năm chữ được thể hiện trong bài thơ “Chiều sông Thương” theo bảng dưới đây:
STT | Đặc điểm | Biểu hiện trong bài thơ “Chiều sông Thương” |
1 | Số chữ, số dòng, số khổ thơ |
|
2 | Cách gieo vần |
|
3 | Ngắt nhịp |
|
Câu 6 (0.5 điểm). Chiều thu bên dòng sông Thương hiện lên như thế nào qua sự cảm nhận, miêu tả của nhà thơ?
Câu 7 (1.0 điểm). Hình ảnh người lao động được nói đến trong bài thơ là ai, đang làm công việc gì và mang nét đẹp như thế nào?
Câu 8 (0.5 điểm). Đọc bài thơ, em cảm nhận được tình cảm như thế nào của tác giả Hữu Thỉnh với quê hương?
II. VIẾT(5.0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng nêu cảm nhận của em về hai khổ cuối của bài thơ “Chiều sông Thương”.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
A | 1 | Đáp án B | 0,5 |
2 | Đáp án C | 0,5 | |
3 | Đáp án D | 0,5 | |
4 | Đáp án A | 0,5 | |
5 | HS nêu được đặc điểm thể thơ năm chữ biểu hiện trong bài thơ “Chiều sông Thương”: - 5 chữ/ dòng thơ, 4 dòng/ khổ thơ và có 8 khổ thơ - Gieo vần chân - Ngắt nhịp: chủ yếu nhịp 2/3 và 3/2 | 0,5 | |
6 | Chiều thu bên dòng sông Thương hiện lên qua sự cảm nhận, miêu tả của nhà thơ: - Đẹp, thơ mộng - Thanh bình, quen thuộc - Ấm áp sự sống |
0,5
| |
7 | Hình ảnh người lao động: - Là cô gái quan họ - Đang coi máy nước - Mang nét đẹp khỏe mạnh, sắc sảo | 1.0 | |
8 | Tình cảm của tác giả với quê hương: - Yêu quê hương tha thiết - Nhớ nhung khi đi xa, bồi hồi khi trở về quê | 0,5 | |
10 | a) Về hình thức: - HS viết đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng - Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác. b) Về nội dung: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Giới thiệu tác giả, bài thơ và 2 khổ cuối. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về 2 khổ thơ. - Diễn tả được cảm xúc về nội dung, nghệ thuật của hai khổ thơ: + Về nội dung: cảm nhận dòng sông quê hương (con sông màu nâu, màu biếc đắp bồi mùa màng), khung cảnh chiều tàn và trăng non lấp ló; con nghé đợi mẹ chân cầu,…Cảnh vật nên thơ, thanh bình và tình quê hương dạt dào, sâu lắng. + Về nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ (ôi con sông…), nhân hóa, so sánh; sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc, bình dị, đẹp và trong sáng,… - Khái quát được cảm xúc về 2 khổ thơ. | 1,0
3,0 |
.................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết 3 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 cánh Diều có đáp án.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh Diều
07/11/2024 8:51:00 SATham khảo thêm
Bộ Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn 7 có đáp án
Đọc hiểu Bạn đến chơi nhà
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trang 64 ngắn nhất
Chiều hôm nhớ nhà đọc hiểu
Nói và nghe: Kể lại một chuyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 CTST trang 50 (9 mẫu)
Cảm nhận về tính cách của người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Đoạn văn suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước lớp 7
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều (5 đề)
- Môn Ngữ Văn
- Môn Toán
- Môn Khoa học tự nhiên
- Môn Lịch sử Địa lí
- Đề thi giữa kì 1
- Đề thi cuối kì 1
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Cánh Diều
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2
- Đề thi cuối kì 2
- Môn GDCD
- Môn Công nghệ
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- Đề thi Tiếng Anh 7 Global Success
- Đề thi Tiếng anh 7 I-learn smart world
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 Cánh Diều
Soạn Văn 7 Cánh Diều bài dọc đường xứ Nghệ
Soạn bài Tự đánh giá Bố của Xi Mông siêu ngắn
Tóm tắt văn bản Bạch tuộc lớp 7
Tìm hiểu tác giả Vũ Đình Liên
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ sau khi đọc văn bản Ca Huế
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích lớp 7