(Có đáp án) Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức 2024

Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức có đáp án. Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7. Trong bài viết này, Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Kết nối tri thức có kèm theo ma trận và gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em củng cố kiến thức thật tốt trước khi đi thi. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi môn Lịch sử - Địa lý lớp 7 cuối kì 2 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức

1. Ma trận đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức

Khung ma trận phân môn Lịch sử

Chương/

chủ đề

Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ kiểm tra, đánh giá

Tổng

% điểm

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 - 1407)

- Đại Việt từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV: thời Trần.

2 TN

0.5

- Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

1TN

0.25

Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527)

- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

1TN

1/2TL

1/2

2,75

- Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2TN

0,5

Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

- Vương quốc Cham-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

2TN

1TL

1

Số câu

8TN

1TL

1

1TL

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5,0 %

50%

Tỉ lệ chung

35%

15

50

Khung ma trận môn Địa lý:

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Địa lí

1

Châu Mỹ

(2 điểm)

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ

– Phát kiến ra châu Mỹ

– Đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của các khu vực châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung và Nam Mỹ)

– Phương thức con người khai thác, sử dụng và
bảo vệ thiên nhiên ở các khu vực châu Mỹ

4TN

1TL(a)

(1,0đ)

2

Châu Đại Dương

(2 điểm)

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương

– Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Australia

– Một số đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

2TN*

1TL (1,5đ)*

3

Châu Nam Cực

(1,0 điểm)

– Vị trí địa lí của châu Nam Cực

– Lịch sử phát kiến châu Nam Cực

– Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của châu Nam Cực

2TN*

1TL(b)

(0,5đ)

Số câu/ loại câu

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu (a) TL

1 câu TL (b)

Tỉ lệ %

(50%=5,0 điểm)

20

(2,0 điểm)

15

(1,5 điểm)

10

(1,0 điểm)

5

(0,5 điểm)

2. Đề thi môn Lịch sử Địa lí lớp 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức - đề 1

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

A. Phân môn Lịch sử

Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau rồi ghi vào bài làm.

Câu 1. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho ai?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Toản.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Cảnh.

Câu 2. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần (1226 - 1400) có tên là

A. Hình thư.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hồng Đức.

D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ đặt tên nước là

A. Đại Ngu.

B. Đại Việt.

C. Đại Cồ Việt.

D. Việt Nam.

Câu 4. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là

A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội nước ta thời Lê sơ (1428 – 1527) là

A. nô tì.

B. nông dân.

C. thương nhân.

D. thợ thủ công.

Câu 6. Dưới triều đại nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?

A. Nhà Lý.

B. NhàTrần.

C. Nhà Hồ.

D. Nhà Lê sơ.

Câu 7. Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Chăm là

A. tháp Chăm.

B. chùa Một Cột.

C. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

D. tháp Báo Thiên.

Câu 8.Tôn giáo có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa thời kì này là

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Hin-đu giáo.

D. Đạo giáo.

B. Phân môn Địa lý.

Câu 1. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở

A. nửa cầu Bắc.

B. nửa cầu Tây.

C. nửa cầu Nam.

D. nửa cầu Đông.

Câu 2. Dân cư Trung và Nam Mỹ chủ yếu là

A. người nhập cư.

B. người bản địa.

C. Người lai

D. người Anh-điêng

Câu 3. Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ gồm

A. Niu Iooc, Ottawa

B. Lôt-an-giơ-let, Mê-hi-cô-city

C. Niu Iooc, Oa-sinh-tơn

D. Ottawa, Mê-hi-cô-city

Câu 4. Rừng Amazon được gọi là

A. lá phổi của Trái Đất

B. lá phổi xanh của Trái Đất

C. lá phổi xanh của Bắc Mỹ

D. lá phổi xanh của Châu Mỹ

Câu 5. Châu Đại Dương nằm giữa đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Ấn Độ Dương

C. Thái Bình Dương.

D. Bắc Băng Dương

Câu 6. Diện tích lục địa Australia là khoảng:

A. 6,6 triệu Km2

B. 7,7 triệu Km2

C. 8,8 triệu Km2

D. 9,9 triệu Km2

Câu 7. Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương

B. Thái Bình Dương

C. Đại Tây Dương

D. Bắc Băng Dương

Câu 8. Địa hình châu Nam cực là

A. cao nguyên băng.

B. núi già

C. núi trẻ

D. đồng bằng

II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)

A. Phân môn Lịch sử

Câu 1 (2,5 điểm).

Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)?

Từ khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

Câu 2 (0,5 điểm) .

Từ kiến thức đã học về văn hóa Chăm – pa, em hãy viết một đoạn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em yêu thích.

B. Phân môn Địa lý

Câu 1 (1,5 điểm).

Trình bày đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a?

Câu 2 (1,5 điểm).

a. Em hãy phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững tài nguyên rừng ở Bắc Mỹ ? (1 điểm)

b. Băng ở Nam Cực đang dần tan ra do biến đổi khí hậu, em cần làm gì để góp phần hạn chế biến đổi khí hậu? (0,5 điểm)

Đáp án đề thi môn Lịch sử Địa lí lớp 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức - đề 1 trong file tải về.

3. Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức - đề 2

A/ Môn Lịch sử

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1. Kinh đô Vi-giay-a của Vương quốc Chăm-pa thuộc địa danh nào ngày nay?

A. Tuy Hoà (Phú Yên).

B. An Nhơn (Bình Định).

C. Tuy Phước (Bình Định).

D. Thăng Bình Quảng Nam).

Câu 2. Năm 1424, để gỡ thị bị quân Minh bao vây, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân

A. ra Đông Đô.

B. vào Nghệ An.

C. lên núi Tam Điệp.

D. lên núi Chí Linh.

Câu 3. Bộ “Quốc triều hình luật” thời Lê sơ còn có tên gọi khác là

A. Luật Gia Long.

B. Hoàng triều luật lệ.

C. Luật Hồng Đức.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 4. Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa,… là những tác phẩm nổi tiếng của

A. Lê Quý Đôn.

B. Lương Thế Vinh.

C. Ngô Sỹ Liên.

D. Nguyễn Trãi.

Câu 5. Biện pháp phát triển nông nghiệp nào đã được nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý - Trần - Lê sơ đưa vào trong các bộ luật?

A. Bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.

B. Chia ruộng cho nông dân theo phép quân điền.

C. Khuyến khích nhân dân lai tạo giống lúa mới.

D. Cho phép vương hầu, quý tộc lập điền trang.

Câu 6. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình văn hóa - giáo dục thời Lê sơ?

A. Phật giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

B. Văn học chữ Hán phát triển và giữ ưu thế.

C. Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng.

D. Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục.

Câu 7. Đời sống kinh tế của cư dân Căm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?

A. Công - thương nghiệp là nền tảng chính.

B. Buôn bán qua đường biển là ngành chính.

C. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.

D. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

Câu 8. Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chăm-pa

A. bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.

B. ngày càng suy thoái và khủng hoảng.

C. được hình thành và bước đầu phát triển.

D. bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.

Câu 9. Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo có địa vị quan trọng nhất ở Chăm-pa là

A. Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Công giáo.

D. Hin-đu giáo.

Câu 10. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là gì?

A. Thương mại đường biển và trồng lúa.

B. Khai thác lâm sản (trầm hương, ngà voi,…).

C. Sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán đường biển.

D. Trồng lúa kết hợp chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản.

Câu 11. Vùng đất Thủy Chân Lạp chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Nguyên.

B. Nam Bộ.

C. Bắc Bộ.

D. Trung Bộ.

Câu 12. Triều đình Chân Lạp không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ là vì sao?

A. Nhà nước Đại Việt tăng cường ảnh hưởng ở vùng đất Nam Bộ.

B. Cư dân Nam Bộ liên tục nổi dậy chống lại sự cai trị của triều đình Chân Lạp.

C. Chân Lạp phải đối mặt với nhiều khó khăn (chiến tranh, mâu thuẫn nội bộ,…).

D. Trình đình Xiêm dùng áp lực buộc Chân Lạp phải “nhượng” lại vùng đất Nam Bộ.

II. Tự luận (2 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

b. Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?

B/ Môn Địa lí

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1. Bộ phận nào sau đây của châu Đại Dương nằm ở phía đông kinh tuyến 180°?

A. Lục địa Ô-xtrây-li-a.

B. Quần đảo Niu Di-len.

C. Chuỗi đảo Mê-la-nê-di.

D. Chuỗi đảo Pô-li-nê-di.

Câu 2. Phía đông của Ô-xtrây-li-a chủ yếu là

A. sa mạc Lớn và các hoang mạc.

B. đồng bằng rộng lớn, vịnh biển.

C. dãy núi dài chạy dọc ven biển.

D. bồn địa rộng lớn bằng phẳng.

Câu 3. Lục địa nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất thế giới?

A. Á - Âu.

B. Nam Mĩ.

C. Ô-xtrây-li-a.

D. Bắc Mĩ.

Câu 4. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở Ô-xtrây-li-a khoảng

A. 86%.

B. 87%.

C. 85%.

D. 82%.

Câu 5. Châu Nam Cực không giáp với đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 6. Phần phía đông châu Nam Cực có

A. diện tích hẹp hơn phần phía tây.

B. nhiều quần đảo và bán đảo lớn.

C. diện tích rộng hơn phần phía tây.

D. chủ yếu là biển nhỏ và vịnh sâu.

Câu 7. Ở Nam Cực có tài nguyên khoáng sản nào?

A. Kim cương.

B. Phốt phát.

C. Vàng.

D. Than đá.

Câu 8. So với toàn cầu, châu Nam Cực là lục địa

A. lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất.

B. lạnh nhất, mưa lớn nhất, rộng nhất.

C. nhiều bằng nhất, hẹp nhất, ẩm nhất.

D. khô hạn nhất, ít gió nhất, rộng nhất.

Câu 9. Những ngành kinh tế chủ đạo trong các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. lâm nghiệp và đánh bắt hải sản.

D. chăn nuôi gia súc và nông nghiệp.

Câu 10. Đô thị tiêu biểu nhất của La Mã cổ đại là

A. Rô-ma.

B. Mi-lan.

C. Vơ-ni-dơ.

D. Pa-ri.

Câu 11. Hoạt động kinh tế của tầng lớp thương nhân trong các đô thị Châu Âu thời trung đại là:

A. đấu tranh chống tư tưởng của Giáo hội.

B. bảo trợ cho phong trào Cải cách tôn giáo.

C. tổ chức các hội chợ để trao đổi hàng hóa.

D. thúc đẩy sự trao đổi giữa các lãnh địa.

Câu 12. Một trong những vai trò của thương nhân đối với đô thị Châu Âu thời trung đại là:

A. Củng cố chế độ quân chủ chuyên chế phân quyền.

B. Thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở các đô thị phát triển.

C. Lực lượng tiên phong trong đấu tranh chống tư sản.

D. Tạo cơ sở hình thành nền kinh tế khép kín ở đô thị.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ

Đáp án

A/ Lịch sử

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B2-B3-C4-B5-A6-A
7-C8-D9-D10-D11-B12-C

II. Tự luận (2,0 điểm)

CâuNội dungĐiểm
1

a, Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…

+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

+ Quân Mông - Nguyên khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…

1 điểm

(mỗi ý đúng là 0,25 điểm)

b, Bài học

+ Bài học quan trọng nhất là: phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Bởi nếu không có sự đoàn kết của toàn nhân dân thì cuộc kháng chiến khó có thể giành thắng lợi, lực lượng không đủ mạnh để chống lại giặc ngoại xâm.

1 điểm

(mỗi ý đúng là 0,5 điểm)

B/ Địa lí

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D2-C3-C4-A5-B6-C
7-D8-A9-B10-A11-C12-B

II. Tự luận (2,0 điểm)

CâuNội dungĐiểm
1

Sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ:

- Bắc Mỹ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến số 25oB, nên khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc Nam.

=> Nên có nhiều đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới

- Ảnh hưởng của địa hình làm cho khí hậu phân hóa theo chiều Đông Tây và độ cao.

=> Nên khu vực ven biển có khí hậu điều hóa, mưa nhiều. Vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm càng lớn, mưa giảm dần và khí hậu có dấu hiệu khô hạn hơn.

2 điểm

Lưu ý: Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân nên giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập chuyên mục Lớp 7 liên quan.

Đánh giá bài viết
27 12.865
0 Bình luận
Sắp xếp theo