Đọc hiểu Bạn đến chơi nhà

Bạn đến chơi nhà là một tác phẩm thơ hay của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là tấm lòng chân tình giản dị của tác giả đối với người bạn của mình. Vậy Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Phương thức biểu đạt của bài thơ Bạn đến chơi nhà là gì? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến có đáp án chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Bạn đến chơi nhà đọc hiểu - đề 1

Bạn đến chơi nhà đọc hiểu

Cho đoạn thơ sau . Đọc và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. [....]”

(SGK Ngữ văn 7 - Tập 1 - NXB giáo dục Việt Nam - 2013)

a. Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ? Xác định thể thơ của bài thơ? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

b. Nêu nội dung chính của bài thơ?

c. Việc sử dụng đại từ nhân xưng “bác” trong câu thơ “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà” có tác dụng gì? Hãy cho biết ngôn ngữ trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có gì đặc biệt so với các bài thơ khác?

d. Theo em có điểm gì khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở bài thơ này so với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” Bà huyện Thanh Quan: “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

Gợi ý:

a. Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.

- Tác giả: Nguyễn Khuyên

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Hoàn cảnh sáng tác: Khi ông cáo quan về ở ẩn

b. - Nội dung chính bài thơ: Thể hiện vẻ đẹp tâm hôn của nhà thơ qua việc khắc họa tình bạn đâm đà, thắm thiêt, chân thành.

c. - Việc sử dụng đại từ nhân xưng “bác” có tác dụng: tỏ thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng.

- Ngôn ngữ của bài thơ: dân dã, đời thường, hình ảnh quen thuộc với cảnh sắc nông thôn và đời sống người nông dân: ao vườn, cải, ...

d.

Qua Đèo Ngang

Tác giả với hình bóng của chính mình

Nỗi cô đơn chỉ có mình với mình ở nơi hoang vắng.

Bạn đến chơi nhà

Tác giả với bạn - tuy hai mà một.

- Tình cảm chân thành, cảm động vượt trên mọi thứ vật chất.

Bạn đến chơi nhà  đọc hiểu - đề 2

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.

(Ngữ văn 7, tập một, trang 104, NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1: Bài thơ trên có tên là gì? Cho biết tên tác giả ?

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 3: Tìm các đại từ xưng hô trong bài thơ trên?

Câu 4: Nêu suy nghĩ của em về quan niệm tình bạn của tác giả Nguyễn Khuyến.

Gợi ý:

1 - Bài thơ trên có tên là: “ Bạn đến chơi nhà”. Tác giả: Nguyễn Khuyến.

2 - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

3 - Đại từ: Bác; Ta.

4

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã thể hiện rõ nét tình cảm bạn bè của ông.

2. Thân bài:

a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở.

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.

- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách. ⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có ⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả - Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”: + Ta (1): chủ nhà – nhà thơ + Ta (2): khách – bạn - Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

3. Kết bài

- Khái quát ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

- Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân.

Bạn đến chơi nhà đọc hiểu - đề 3

Cho câu thơ: “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

1. Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ?

2. Bài thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, đó là từ nào? Nêu tác dụng?

3. Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ “ ta với ta”. Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Tác giả bài thơ đó là ai?

4. Cùng cách viết “ ta với ta” nhưng về cách hiểu hai cụm từ ở hai bài thơ có giống nhau không? Vì sao? Từ nội dung bài thơ em vừa chép, hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn.

Gợi ý:

1 - Chép chính xác bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”

2 - Dùng từ đồng âm để chơi chữ ở câu thơ sau: Bác đến chơi đây, ta với ta!

+ ta 1: chỉ tác giả

+ ta 2: chỉ người bạn đến chơi

- Tác dụng: Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe.

3 - Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan

4 - So sánh cụm từ “ta với ta” HS trình bày được các ý cơ bản sau:

- Giống nhau về hình thức và cách phát âm và cả hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”.

- Khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt:

+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của tác phẩm. Còn ở bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa chỉ hai người: chủ và khách – hai người bạn.

+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Ở bài Bạn đến chơi nhà cho thấy sự cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.

5 Hình thức bài văn: bố cục 3 phần

I. Mở bài: Giới thiệu về tình bạn

II. Thân bài: Nội dung: tình bạn

- Cơ sở tình bạn: xây dựng bằng tình cảm vô tư, chân thành, trong sáng

- Biểu hiện tình bạn: gắn bó, chia sẻ, cảm thông, tin tưởng ...

- Liên hệ bản thân

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về tình bạn

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 9.527
0 Bình luận
Sắp xếp theo