Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo 2023-2024 (8 đề)

Đề thi học kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo 2023-2024 - Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo ôn thi cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ bộ đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 7 sách CTST có ma trận, bản đặc tả ma trận đề thi cùng với gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.

Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo file word dưới đây được thiết kế theo cấu trúc bao gồm đầy đủ các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm. Mời các em cùng tải về để làm tư liệu học tập.

1. Ma trận đề thi GDCD 7 Chân trời sáng tạo học kì 1

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống quê hương.

1 câu

1 câu

1 câu

1 câu

1 câu

0,25

2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

1 câu

1 câu

0,25

3. Học tập tự giác, tích cực.

1 câu

1 câu

0,25

4. Giữ chữ tín.

3 câu

2 câu

5 câu

1.25

5. Bảo tồn di sản văn hoá.

3 câu

1 câu

4 câu

2 câu

6

2

Giáo dục kĩ năng sống

1. Ứng phó với tâm lí căng thẳng.

3 câu

1 câu

4 câu

1 câu

2

Tổng

12

4

1

1

1

16

3

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

40%

20%

10%

40%

60%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

2. Đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 7 CTST 2023

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng

Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ

A. nơi này sang nơi khác.

B. đời này sang đời khác.

C. tỉnh này sang tỉnh khác.

D. vùng này sang vùng khác.

Câu 2. Cảm thông được hiểu là

A. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.

B. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

C. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết

D. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

Câu 3. Học tập tự giác, tích cực, giúp ta

A. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.

B. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.

C. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.

D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?

A. Giữ đúng lời hứa của mình.

B. Buôn bán hàng chất lượng.

C. Nói đi đôi với làm.

D. Hay trễ hẹn với bạn bè.

Câu 5. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được

A. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

B. lưu truyền qua một đời là đủ.

C. lưu truyền qua nhiều bản làng khác nhau.

D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều dòng họ.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?

A. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.

B. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.

C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.

D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.

Câu 7. Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

B. Trống đồng Đông Sơn.

B. Bến Nhà Rồng.

C. Khu di tích Mĩ Sơn.

D. Nhã nhạc cung đình Huế

Câu 8. Di sản văn hóa bao gồm

A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.

B di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể.

C. di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên.

D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 9. Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là

A. áp lực từ học tập

B. kỳ vọng của gia đình.

C. suy nghĩ tiêu cực.

D. các mối quan hệ bạn bè.

Câu 10. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

A. Suy giảm trí nhớ.

B. Không tập trung công việc.

C. Tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn.

D. Vui vẻ, tự tin.

Câu 11. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về

A. tiền bạc .

B. giao tiếp xã hội.

C. sức khỏe tinh thần và thể chất.

D. mối quan hệ xã hội.

Câu 12. Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là

A. áp lực học tập từ gia đình.

B. bản thân lo lắng thái quá

C. sự kì vọng quá lớn của gia đình

D. do các mối quan hệ bạn bè.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1(3 điểm):

a. Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý?

b. Em sẽ làm gì khi sắp đến kì kiểm tra mà bài tập thì quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng, lo âu, mất ngủ?

Câu 2 (3 điểm):

a. Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hoá nào? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá đó?

b. Nhiều bạn khi đi thăm quan di tích Lam Kinh thường khắc tên mình lên đá, lên bức tượng, lên cây để đánh dấu nơi mình đã đến. Em hãy nhận xét về các hành vi đó

Câu 3 (1 điểm) Trên đường đi học về, Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói: "Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!".

Nếu em là Q, em sẽ làm gì?

Đáp án chi tiết mời các bạn xem trong file tải về.

3. Đề thi GDCD lớp 7 học kì 1 2023 Chân trời sáng tạo - đề 1

Phần I . Trắc nghiệm khách quan (4 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1. “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Nam Bộ.

D. Tây Bắc.

Câu 2. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người

A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.

B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.

D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

Câu 3. Tích cực, tự giác là

A. chủ động có trách nhiệm, hăng say trong công việc. B. chỉ làm những việc dễ.

C. có người giám sát, theo dõi thì làm không thì chơi. D. ỷ lại vào người khác.

Câu 4. Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.

B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.

C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

Câu 5. Hành vi không giữ chữ tín là

A. luôn đến hẹn đúng giờ.

B là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ các buổi diễn

C. luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn.

D. luôn giữ đúng lời hứa với mọi người

Câu 6. Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy.

B. Lòng trung thành.

C. Giữ chữ tín.

D. Lòng vị tha.

Câu 7. Câu tục ngữ “Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang” khuyên chúng ta điều gì?

A. Giữ chữ tín.

B. Giữ lòng tin.

C. Giữ lời nói.

D. Giữ lời hứa.

Câu 8. Nhiều lần K vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, K đã hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng giờ học nào bạn K cũng nói chuyện. Việc làm đó của K thể hiện điều gì?

A. K là người không giữ chữ tín.

B. K là người giữ chữ tín.

C. K là người không tôn trọng người khác.

D. K là người tôn trọng người khác.

Câu 9. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

Câu 10. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là

A. di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 11. Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh

Câu 12. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là gì?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 13. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là

A. tâm lí tự ti.

B. bạo lực gia đình.

C. vấn đề sức khỏe của bản thân.

D. sự kì vọng quá lớn của gia đình.

Câu 14. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây?

A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên.

B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp.

C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh.

D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai.

Câu 15. Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của

A. học sinh lười học.

B. cơ thể bị căng thẳng.

C. học sinh chăm học.

D. người trưởng thành.

Câu 16. H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người

A. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.

B. may mắn và tự tin.

C. biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.

D. rất coi trọng thành tích.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

Câu 2. (2 điểm). Xử lí tình huống: Trên đường đi học về, Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói:" Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!" Nếu là Q, em sẽ làm gì?

Câu 3 (1 điểm). Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân từ đó tìm ra nguyên nhân của sự căng thẳng đó?

4. Đáp án đề thi Giáo dục công dân 7 CTST học kì 1 - đề 1

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

1. Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

D

A

D

B

C

A

A

D

A

B

C

B

D

B

A

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(3 điểm)

Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội:

* Đối với trong nước:

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

* Đối với thế giới:

- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN.

1

1

1

Câu 2

(2 điểm)

- Nếu là Q, em vẫn:

+ Sẽ đi báo công an về hành vi ấy,

+ Và nói vơi H rằng: Việc trộm cắp cổ vật trong chùa là hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn góp phần bảo vệ di sản văn hóa của địa phương.

1

1

Câu 3

(1 điểm)

Tình huống gây căng thẳng

Nguyên nhân

- Căng thẳng trước các kì thi.

- Cần ôn tập nhiều kiến thức.

- Áp lực từ sự kì vọng của bố mẹ, sợ làm bố mẹ thất vọng.

- Tranh cãi với bạn thân

- Vì cả 2 chưa hiểu nhau nên bất đồng quan điểm.

0,5

0,5

5. Đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 7 CTST đề 2

Phần I - Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)

Câu 1: Di tích lịch sử Đền Trung túc vương Lê Lai thuộc xã nào của Ngọc Lặc?

A. Lam Sơn.

B. Kiên Thọ.

C. Phúc Thịnh.

D. Nguyệt Ấn.

Câu 2: “Hát xường giao duyên” là điệu hát của dân tộc nào trên địa bàn huyện Ngọc Lặc?

A. Dao.

B. Kinh.

C. Mường.

D. Thái.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác.

B. Giúp đỡ người khác với thái độ ban ơn, kể lễ.

C. Không vui vẻ khi bạn đạt thành tích cao.

D. Lắng nghe, động viên, an ủi mọi người.

Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ

A. nhận được sự quan tâm của người khác đối với mình.

B. nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

C. nhận được sự trả ơn của người khác đối với mình.

D. nhận được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây trái với học tập tự giác, tích cực?

A. Thường xuyên không học bài cũ.

B. Chủ động tự lập kế hoạch học tập.

C. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

D. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

Câu 6: Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn

A. sự yêu mến của mọi người đối với mình.

B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người.

C. niềm tin của mình đối với mọi người.

D. niềm tin của mọi người đối với mình

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?

A. Giữ đúng lời hứa của mình.

B. Buôn bán hàng chất lượng.

C. Hay trễ hẹn với bạn bè.

D. Nói đi đôi với làm.

Câu 8: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được

A. lưu truyền từ đời này sang đời khác.

B. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau.

D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?

A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.

B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.

C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.

D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.

Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Trống đồng Đông Sơn.

C. Bến Nhà Rồng.

D. Khu di tích Mĩ Sơn.

Câu 11: Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là

A. áp lực từ học tập.

B. các mối quan hệ bạn bè.

C. kỳ vọng của gia đình.

D. suy nghĩ tiêu cực.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

A. Suy giảm trí nhớ.

B. Không tập trung công việc.

C. Vui vẻ, tự tin.

D. Tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1(3 điểm):

Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý? Em sẽ làm gì khi sắp đến kì kiểm tra mà bài tập thì quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng, lo âu, mất ngủ?

Câu 2 (4 điểm):

Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hoá nào? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá đó? Nhiều bạn khi đi thăm quan di tích Lam Kinh thường khắc tên mình lên đá, lên bức tượng, lên cây để đánh dấu nơi mình đã đến. Em hãy nhận xét về các hành vi đó?

6. Đáp án đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 7 CTST đề 2

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

D

B

A

D

C

B

A

A

D

C

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng, …

- Nguyên nhân gây căng thẳng có thể đến từ bên ngoài như: áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kỳ vọng gia đình,…. Hoặc có thể đến từ bản thân như: tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ,…

- Trước tình huống trên em sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng. Sau đó lựa chọn giải pháp ứng phó như thư giãn bản thân bằng việc chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, suy nghĩ tích cực, hoặc tìm sự giúp đỡ của cha mẹ, người thân, thân cô giáo, bạn bè,…

1 điểm



1 điểm


1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

* Học sinh nêu được ít nhất 4 di sản văn hóa của quê hương Ngọc Lặc hoặc của tỉnh Thanh Hoá.

VD: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai thuộc xã Kiên Thọ, Hát xường, Lễ hội Pồn pôông, Hang Bàn Bù,…

* Nêu được các giải pháp góp phần bảo vệ di sản văn hoá:

- Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa.

- Giữ gìn các di sản văn hóa.

- Tham gia các lễ hội ở địa phương mình.

- Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

* Không đồng tình với hành vi, việc làm của các bạn học sinh đó.

- Hành vi của các bạn là không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

- Cần khuyên ngăn các bạn không được thực hiện những hành vi như vậy, giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

- Nếu các bạn không nghe cần báo ngay cán bộ, ban quản lý di sản văn hoá.

1 điểm



0,25

0,25

0,25


0,25

0,5

0,5

0,5


0,5

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 4.903
0 Bình luận
Sắp xếp theo