Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 2 Kết nối tri thức 2024

Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 2 Kết nối tri thức 2024 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Khoa học tự nhiên Kết nối tri thức có ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết mới được các thầy cô giáo biên soạn bám sát với mạch nội dung và kiến thức năm nay. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đề giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

I. TRẮC NGIỆM: 6 điểm

Câu 1: Có những cách nào để nhận biết hai cực của một thanh nam châm

A. Màu sắc

C. Dựa vào nam châm khác

B. Tên cực in trên thanh

D. Dùng bột sắt

Câu 2: Khi cho hai cực Bắc của hai thanh nam châm lại gần nhau thì

A. Hai thanh nam châm hút nhau

B. Hai thanh nam châm đẩy nhau

C. Không có hiện tượng gì

D. Hai thanh ban đầu hút nhau sau đó đẩy nhau

Câu 3: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào sau đây

A. Khi cọ xát thì hút các vật nặng

B. Khi nung nóng lên thì hút các vụn sắt

C. Có thể hút các vật bằng sắt

D. Một đầu có thể hút, một đầu đẩy các vụn sắt

Câu 4 – 7: Đánh dấu X vào ô em cho là đúng

STT

Nói về từ trường

Đúng

Sai

C4

Từ trường chỉ có ở xung quang nam châm vĩnh cửu

C5

Từ trường tồn tại xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện và Trái đất

C6

Kim nam châm tự do là dụng cụ xác định tại một điểm nào đó có từ trường hay không

C7

La bàn là dụng cụ xác định phương hướng, không thể dùng để xác định sự tồn tại của từ trường

Câu 8: Khi tăng dòng điện chạy trong ống dây của một nam châm điện thì

A. Từ trường nam châm điện tăng

B. Từ trường nam châm điện giảm

C. Từ trường nam châm điện không đổi

D. Từ trường nam châm điện tăng giảm luân phiên

Câu 9: Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì đối với nam châm điện

A. Làm giảm từ trường

B. Không có tác dụng gì

C. Làm tăng từ trường

D. Làm tăng trọng lượng

Câu 10: Chọn các đáp án đúng bằng cách nối các ô bên trái sao cho phù hợp

Cấu tạo của nam châm điện

Ống dây dẫn

Nguồn điện

Công tắc

Thỏi sắt non

Câu 11: Quá trình trao đổi chất là:

A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.

B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.

C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể.

D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.

Câu 12: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?

A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.

B. Quá trình chuyển hóa năng lượng.

C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 13: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật

A. phát triển kích thước theo thời gian

B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động

C. tích lũy năng lượng

D. vận động tự do trong không gian

Câu 14: Yếu tố bên ngoài nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh?

A. Nước. B. Khí oxygen.

C. Khí cacbon dioxide. D. Ánh sáng.

Câu 15: Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là:

A. Nước, ánh sáng, nhiệt độ.

B. Nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

C. Nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ.

D. Nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 16: Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào?

A. Ánh sáng quá mạnh thì hiệu quả quang hợp càng tăng.

B. Ánh sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng.

C. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp.

D. Ánh sáng quá mạnh thì sẽ không ảnh hưởng đến quang hợp.

Câu 17. Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách:

A. Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử.

B. Cây xanh có khả năng biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.

C. Vì O2 được giải phóng ra khí quyển.

D. Vì diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.

Câu 18: Hô hấp tế bào là:

A. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

B. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

C. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản.

D. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển.

Câu 19: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?

A. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật.

B. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật.

C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.

D. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.

Câu 20. Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị nghẽn?

A. Sẽ không có CO2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào khiến tế bào không có năng lượng để sử dụng đồng thời O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị chết gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

B. O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị đầu độc.

C. Tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.

D. Sẽ không có O2 để cung cấp cho hô hấp của các tế bào, đồng thời CO2 cũng không được đào thải ra ngoài môi trường, nếu kéo dài tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Câu 21. Sử dụng các từ: Glucose, Carbon, Carbon dioxide, ATP, Nước, Oxygen vào chỗ trống cho phù hợp

.............. +

...................

................. +

..................+

................

Câu 22. Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?

A. Giúp cây quang hợp và hô hấp

B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng

C. Giúp lá có màu xanh.

D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

Câu 23. Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

A. Hình hạt đậu

B. Yên ngựa

C.Lõm 2 mặt

D. Hình thoi

Câu 24.

Sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và quá trình hô hấp

A. Carbon dioxide từ môi trường -> khí khổng -> khoang chứa khí -> tế bào thịt lá.

B. Oxygen được tạo ra từ tế bào thịt lá -> khoang chứa khí à khí khổng -> môi trường ngoài.

C. Oxygen từ môi trường à khí khổng -> khoang chứa khí -> tế bào thịt lá.

D. Carbon dioxide từ tế bào thịt lá -> khoang chúa khí -> khí khổng -> môi trường ngoài.

II. TỰ LUẬN: 4 điểm

Câu 25 (1 điểm): Quang hợp là gì? Viết phương trình quang hợp ở cây xanh?

Câu 26 (1 điểm): Ở thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí Oxygen, nếu đưa que đóm còn tàn đỏ lên miệng ống nghiệm mà que đóm không cháy, theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? Em hãy đề xuất cách nhận biết khác trong thí nghiệm chứng minh quang hợp đã giải phóng khí oxygen.

Câu 27 (1 điểm): Vẽ đường sức từ của một thanh nam châm thẳng

Câu 28 (1 điểm): Một bác công nhân không may làm đổ 1 túi bột sắt và 1 túi bột nhôm vào với nhau. Em hãy đề xuất một phương án để giúp bác công nhân tách riêng hai túi bột trên.

2. Đáp án đề giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Xem trong file tải về.

3. Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7 KNTT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu hỏi

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chương VI: Từ

1.1 Bài 18: Nam châm

2

1

1

3

1

1.75

1.2 Bài 19: Từ trường

4

4

1

1.3 Bài 20 Chế tạo nam châm điện đơn giản

3

1

3

1

1.75

2

Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

2.1. Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

3

3

0,75

2.2. Bài 22: Quang hợp ở thực vật

1/2

1/2

1

1

2.3. Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

3

1

4

1

2.4. Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

1

1

1

2.5. Bài 25: Hô hấp tế bào

2

2

0,5

2.6. Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

1

1

0,25

2.7. Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

2.8. Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

4

4

1

Số đơn vị kiến thức

14

1/2

6

1+1/2

4

1

1

24

4

Điểm số

3,5

0,5

1,5

1,5

1

1

1

6

4

Tổng số điểm

4 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

10 điểm

10

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

100%

10

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 2.088
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi