10 đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức 2024 có đáp án
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức 2023-2024
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ tron bài viết sau đây bao gồm 10 đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 sách Kết nối có ma trận, bản đặc tả ma trận đề thi sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong môn Ngữ văn. Sau đây là nội dung chi tiết ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7 sách mới KNTT, đề thi giữa kì 2 Văn 7 kết nối tri thức 2023-2024. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Để xem toàn bộ 10 đề thi Ngữ văn 7 giữa kì 2 KNTT, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Đề thi giữa kì 2 văn 7 Kết nối tri thức 2024
Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7 KNTT
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngụ ngôn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
|
| Truyện khoa học viễn tưởng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn KNTT
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
BỆNH LỀ MỀ
Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát ...chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.
Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay một giờ!
Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
(Theo Phương Thảo - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 20)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Văn bản “Bệnh lề mề” thuộc loại văn bản nào?
A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản thuyết minh
Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
A. Việc ăn mặc không đúng tác phong.
B. Việc nói năng thiếu văn hóa
C. Việc coi thường giờ giấc.
D. Việc vứt rác bừa bãi.
Câu 3: Nhận định nào không đúng về văn bản “Bệnh lề mề”?
A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết.
B. Người viết thể hiện rõ ý kiến đối với vấn đề cần bàn bạc.
C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ rõ ràng, cụ thể.
D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 4: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào?
“Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. ”
A. Phép thế
B. Phép lặp
C. Phép liên tưởng
D. Phép nối
Câu 5: Ý nào không đúng khi nói về “tác hại của bệnh lề mề” từ văn bản trên?
A. Bệnh lề mề gây hại cho tập thể.
B. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không bàn bạc tháu đáo.
C. Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng.
D. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt.
Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu sau dùng để làm gì?
Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát ...chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ.
A. Tỏ ý còn nhiều hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
Câu 7: Văn bản “Bệnh lề mề” bàn về những khía cạnh nào của vấn đề?
A. Biểu hiện, nguyên nhận, mặt lợi, giải pháp
B. Biểu hiện, nguyên nhận, mặt hại, giải pháp
C. Khái niệm, nguyên nhận, mặt lợi, giải pháp
D. Khái niệm, nguyên nhận, mặt hại, giải pháp
Câu 8: Văn bản “Bệnh lề mề” sử dụng phép lập luận nào?
A. Phép lập luận giải thích
B. Trình bày khái niệm và nêu ví dụ
C. Phép liệt kê và đưa số liệu
D. Phép lập luận phân tích và chứng minh
Câu 9: Em có đồng ý với ý kiến sau đây không? Vì sao?
Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn KNTT
Xem trong file tải về.
Đề thi giữa kì 2 văn 7 Kết nối tri thức - đề 2
I. ĐỌC - HIỂU (5,0 ĐIỂM):
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THỎ VÀ RÙA
Một hôm, trong khu rừng nọ tổ chức đại hội thể thao lớn trong năm, tất cả các loài vật trong rừng đều hào hứng tham gia. Có rất nhiều cuộc thi thú vị như thi nhảy cao, thi trèo cây và cả thi bơi nữa…
Một nhân vật đáng chú ý đến trong khu rừng vốn có tài chạy nhanh nên Thỏ con vui vẻ ghi tên tham gia cuộc thi chạy. Đúng lúc đó, một chú Rùa chậm chạp bò tới cuộc thi để đăng kí . Thỏ nhìn thấy Rùa thì cười nói: “Này Rùa, cậu mà cũng đến đăng ký dự thi hay sao? Cậu không biết nhảy cao, không biết trèo cây, đến đi còn chậm chạp như thế thì thi thố cái gì. Thôi, cậu đừng tự làm khó mình nữa.” Rùa nói: “Ai nói tớ không thể tham gia thi chứ? Không tin thì chúng ta cùng thi tài xem sao.” Thỏ cười nói: “Thi cái gì? Thi chạy nhanh nhé.” Rùa đáp: “Được thôi.” Một trận quyết chiến đã xảy ra thế là Thỏ và Rùa giao hẹn, nếu ai chạy đến gốc cây dưới chân núi trước thì sẽ giành phần thắng.
Cuộc đua diễn ra “Chuẩn bị! Chạy!” hiệu lệnh vừa dứt, Thỏ liền sải chân chạy nhanh như bay, chỉ trong nháy mắt đã chạy được một quãng đường rất xa. Nó quay đầu lại rất đắc ý nhìn thì chẳng thấy bóng dáng Rùa đâu, bèn nghĩ bụng: “Rùa mà dám chạy thi với Thỏ, đúng là chuyện nực cười nhất thế giới! Thế là rùa tự cao xem thường Rùa và rồi Thỏ đã nghĩ : “Thôi mình cứ tạm dừng lại ngủ một giấc lấy sức rồi dậy chạy tiếp cũng không muộn.” Thế là Thỏ dựa vào gốc cây, ngủ một giấc thật khoan khoái.
(https://giadinh.tv/tho-va-rua-chay-thi/)
Câu 1 (1,0 điểm): Văn bản “Thỏ và Rùa” thuộc thể loại nào? Được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2 (1,0 điểm): Hành động của Thỏ trong tác phẩm thể hiện tính cách gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Dấu chấm lửng trong câu: “Có rất nhiều cuộc thi thú vị như thi nhảy cao, thi trèo cây và cả thi bơi nữa…” có công dụng gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì qua câu truyện “Thỏ và Rùa”,?
Câu 5 (1,0 điểm): Qua câu truyện “Thỏ và Rùa”, em rút ra được bài học gì?
II. VIẾT (5,0 ĐIỂM):
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường".
Ma trận, bản đặc tả và gợi ý đáp án mời các bạn xem trong file tải về.
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 KNTT 2023-2024
Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngụ ngôn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 KNTT - số 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.)
Câu 1. Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào?
- Truyện thần thoại. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyền thuyết. D. Truyện cổ tích.
Câu 2. Trong đoạn 1 con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào?
- Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng.
- Đang làm việc quanh cái giếng .
- Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người.
- Con lừa xuất hiện trên miệng giếng.
Câu 3 . Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì?
- Ra sức kéo con lừa lên.
- Động viên và trò chuyện với con lừa.
- Ông nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng.
- Ông nhờ hàng xóm cùng giúp sức kéo con lừa lên.
Câu 4 . Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì ?
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…
- Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
- Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng.
- Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm..
- Thể hiện sự bất ngờ.
Câu 5. Vì sao bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa?
A.Vì ông thấy phải mất nhiều công sức để kéo chú lừa lên.
- Vì ông không thích chú lừa .
- Ông nghĩ con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
- Ông không muốn mọi người phải nghe tiếng kêu la của chú lừa.
Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
- Những nặng nhọc, mệt mỏi.
- Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
- Là hình ảnh lao động .
- Là sự chôn vùi, áp bức.
Câu 7. Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng?
- Ông chủ cứu chú lừa.
- Chú biết giũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
- Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.
- Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.
Câu 8. Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của chú lừa?
- Nhút nhát, sợ chết.
- Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh.
- Yếu đuối.
- Nóng vội nhưng dũng cảm.
Câu 9. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa?
Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
------------------------- Hết -------------------------
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 KNTT - số 1
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | B | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | - HS nêu được : - Người nông dân: Lúc đầu định giúp lừa ra khỏi giếng, nhưng sau nghĩ lừa già và cái giếng cũng cần được lấp. Vì thế, nhanh chóng buông xuôi, bỏ cuộc. - Con lừa: Lúc đầu kêu la thảm thiết muốn thoát khỏi giếng nhưng rồi đã khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp nó thoát ra khỏi cái giếng. | 1,0 | |
10 | Bài học rút ra: VD: Trong bất cứ hoàn cảnh (khó khăn, thử thách nào trong cuộc sông), sự hi vọng, dũng cảm, nỗ lực sẽ đem đến cho chúng ta sức mạnh vì: - Hi vọng giúp chúng ta có tinh thần lạc quan, xóa đi mệt mỏi. - Giúp chúng ta tìm ra cách giải quyết, là động lực giúp chúng ta vượt quan những khó khăn, thử thách… Hoặc: Sự ứng biến trong mọi hoàn cảnh… | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trải nghiệm là sự cần thiết cho giới trẻ hôm nay. | 0,25 | |
| c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 0,5 | |
| - Nêu được vấn đề cần nghị luận - Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) - Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là tuổi trẻ. (Hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ.... Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt...; Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực...(dẫn chứng) ). - Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán, vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn... - Bài học rút ra: Vai trò to lớn, cần thiết, có lối sống tích cực, có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp... - Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,25 |
Đề thi Ngữ văn 7 giữa kì 2 KNTT - số 2
Ma trận đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 7 - số 2
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngụ ngôn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | 1. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 KNTT - số 2
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
KIẾN VÀ CHÂU CHẤU
Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.
Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.
(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)
Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?
- Truyện ngụ ngôn. B. Truyện đồng thoại. C. Truyền thuyết. D. Thần thoại.
Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?
- Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
- Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
- Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.
- Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.
Câu 3 . Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?
- Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
- Trò chuyện và đi chơi thoả thích.
- Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.
- Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.
Câu 4 . Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ?
“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”
- Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian.
- Chỉ mục đích. C. Chỉ phương tiện.
Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?
- Kiến không thích đi chơi.
- Kiến không thích châu chấu.
- Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
- Kiến không muốn lãng phí thời gian.
Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?
- Những người vô lo, lười biếng.
- Những người chăm chỉ.
- Những người biết lo xa .
- Những người chỉ biết hưởng thụ.
Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?
- Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.
- Kiến chăm chỉ, biết lo xa.
- Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.
- Được mùa ngô và lúa mì.
Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?
- Không còn sức để làm.
- Không có sức khỏe.
- Yếu đuối.
- Yếu ớt.
Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?
Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
------------------------- Hết -------------------------
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 KNTT - số 2
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | A | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | - HS nêu được : - Em sẽ nghe theo lời kiến - Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông | 1,0 | |
10 | Bài học rút ra: - Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười biếng. - Biết nhìn xa trông rộng. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử | 0,25 | |
| c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 0,5 | |
| - Nêu được vấn đề cần nghị luận - Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử là gì? - Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh. - Chỉ ra những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử. - Đề xuất giải pháp. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,25 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
10 đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức 2024 có đáp án
17/09/2022 10:00:00 SATham khảo thêm
Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì?
Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa
Trong các bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa em thích nhất bài nào? Vì sao?
Cảm nhận về hình ảnh con người Nam Bộ sau khi đọc văn bản "Người đàn ông cô độc giữa rừng"
Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa?
- Lớp 7
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án
- Đề thi Văn cuối kì 2 lớp 7
- Đề thi Ngữ văn 7 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 môn Văn 7 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh Diều
- Đề thi cuối kì 2 môn Văn 7 Cánh Diều
- Đề thi Ngữ văn 7 CTST
- Đề thi học kì 1 môn Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Ngữ văn 7 KNTT
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức
- Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
- Đề Toán 7 KNTT
- Bộ đề thi Toán lớp 7 giữa học kì 1
- Bộ đề thi Toán lớp 7 học kì 1 có đáp án
- Đề thi giữa kì 2 Toán 7 sách mới có đáp án (3 bộ sách)
- Đề thi giữa kì 2 Toán 7 có đáp án
- Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức
- Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức
- Đề Toán 7 CTST
- Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 toán 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Đề Toán 7 Cánh Diều
- Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Cánh Diều
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 sách Cánh Diều
- Đề thi học kì 2 Toán 7 Cánh Diều
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 KNTT
- Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Đề ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 sách mới
- Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 2 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Bộ đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 2 Cánh Diều
- Đề thi Lịch sử Địa lí 7 KNTT
- Đề thi Lịch sử Địa lí 7 CTST
- Đề thi Lịch sử Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi GDCD 7 KNTT
- Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 giữa học kì 1
- Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Đề thi GDCD 7 CTST
- Đề thi GDCD lớp 7 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 CTST
- Đề thi GDCD 7 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
- Đề thi Công nghệ 7 KNTT
- Đề thi Công nghệ 7 CTST
- Đề thi Công nghệ 7 Cánh Diều
- Đề thi HĐTN 7 KNTT
- Đề thi HĐTN 7 CTST
- Đề thi HĐTN 7 Cánh Diều
- Đề thi Tiếng Anh 7 Global Success
- Đề thi Tiếng anh 7 I-learn smart world
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 KNTT
(7 mẫu) Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
Viết đoạn văn với chủ đề sách là để học, không phải để trưng bày siêu hay
Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ siêu hay
Đoạn văn nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
Củng cố mở rộng trang 50 SGK văn 7 tập 2 KNTT