Đề thi Tin học lớp 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo 2023
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tin học 7 có ma trận
Bộ đề thi Tin học lớp 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo 2023 - Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập thi cuối học kì 2 môn Tin học 7. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc mẫu đề thi cuối học kì 2 môn Tin học lớp 7 bộ sách CTST có ma trận và gợi ý đáp án chi tiết giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn thi cuối kì 2 môn Tin 7 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Lưu ý: Mời các bạn sử dụng file tải về để xem nội dung chi tiết bộ đề thi Tin học lớp 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo 2023.
1. Ma trận đề thi cuối kì 2 Tin 7 CTST
Chủ đề | Nội dung kiến thức/kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng số câu | Tổng% điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 4. Ứng dụng tin học | Bài 9. Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột | 2 | 2 | 0 | 5 % (0,5 đ) | |||||||
Bài 10. Sử dụng hàm để tính toán | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 17,5 % (1,75 đ) | ||||||
Bài 11. Tạo bài trình chiếu | 1 | 1 | 0 | 2,5 % (0,25 đ) | ||||||||
Bài 12. Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 27,5 % (2,75 đ) | ||||||
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | Bài 13. Thuật toán tìm kiếm | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 27,5 % (2,75 đ) | |||||
Bài 14. Thuật toán sắp xếp | 3 | 1 | 1 | 4 | 1 | 20% (2,0 đ) | ||||||
Tổng | 12 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 16 | 4 | 100% (10,0 điểm) | |
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 40% | 60% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
2. Đề kiểm tra học kì 2 Tin học 7 CTST
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biết được các lợi ích của định dạng đối tượng trên trang chiếu:
Các lợi ích | Đúng | Sai |
a) Hình ảnh không chỉ truyền tải thông tin mà còn gợi cảm xúc của người xem. | ||
b) Nội dung trong mỗi trang chiều cần viết cô đọng, chọn lọc từ ngữ và chỉ nên tập trung vào một ý chính | ||
c) Một bài trình chiếu có càng nhiều hình ảnh minh hoạ thì càng tốt. | ||
d) Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi sao chép từ tệp văn bản sang. | ||
e) Không cần lưu ý đến bản quyền của hình ảnh. | ||
f) Không nên dùng nhiều màu, nhiều phông chữ trên một trang chiếu. |
Câu 2: Chọn phương án ghép sai. Biết cách sử dụng các công cụ định dạng hình ảnh trên trang chiếu để:
A. Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.
B. Thay đổi lớp, cắt hình, quay hình,...
C. Thêm đường viền tạo khung cho hình ảnh.
D. Thay đổi nội dung hình ảnh.
Câu 3: Trong PowerPoint, nhận ra được cách nào sau đây không là cách chèn hình ảnh vào trang chiếu?
A. Select Insert / Pictures.
B. Chọn Insert/Online Pictures.
C. Sử dụng lệnh Copy và Paste.
D. Chọn Design, sau đó chọn mẫu trong Themes.
Câu 4: Em hãy sắp xếp lại các bước thực hiện tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu sao cho đúng.
a) Chọn thẻ Transitions.
b) Xem trước.
c) Chọn âm thanh, thời lượng,... thực hiện hiệu ứng.
d) Chọn trang chiếu.
e) Chọn hiệu ứng
A. d → a → e → c → b.
B. a → d → e → b → c.
C. d → e → a → c → b.
D. d → a → c → b → e.
Câu 5: Em nhận ra được các bước thực hiện tạo hiệu ứng cho đối tượng sắp xếp lại sao cho đúng.
a) Thay đổi thứ tự.
b) Chọn thẻ Animations.
c) Chọn cách xuất hiện.....
d) Chọn hiệu ứng.
e) Xem trước.
f) Chọn đối tượng.
A. f → d → b → a → c → e
B. f → b → d → c → a → e.
C. b → f → d → c → a → e.
D. b → d → f → a → c → e.
Câu 6: Chỉ ra được để tạo được bài trình chiếu hiệu quả em nên làm gì?
A. Sử dụng mẫu bố trí hợp lí, bố cục trang chiếu rõ ràng.
B. Trình bày nội dung đơn giản, ngắn gọn.
C. Sử dụng hiệu ứng động chọn lọc và hợp lí.
D. Tất cả các điều trên.
Câu 7: Nêu được hiệu ứng động là gì?
A. Hiệu ứng động là cách thức và thời điểm xuất hiện của các trang chiếu và các đối tượng trên trang chiếu khi trình chiếu.
B. Hiệu ứng động là giúp cho bài trình chiếu trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
C. Hiệu ứng động thu hút sự chú ý của người xem và tạo hiệu quả tốt tỏng việc truyền đạt thông tin.
D. Hiệu ứng động là được sử dụng một cách chọn lọc giúp tăng hiệu quả cho nội dung và tạo ấn tượng cho người xem.
Câu 8: Diễn tả được hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp
B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
Câu 9: Phân tích được thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [1, 4, 8, 7, 10, 28]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 10: Phân tích được thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 25 trong danh sách [3, 5, 12, 7, 11, 25]?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 11: Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Hiểu được đầu ra của thuật toán là?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.
Câu 12: Nêu được điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm nhị phần không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc
B. Thông báo Tìm thấy và tiến tiếp xem còn phần tử nào khác nữa không.
C. Thông báo Tìm thấy và kết thúc
D. Thông báo "Không tìm thấy và kết thúc
Câu 13: Chọn câu diễn tả đúng hoạt động của thuật toán tìm kiếm nhị phân
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
B. Tiến trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tím hết thì còn tìm tiếp.
D. Tiến trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chứng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tim hết thì còn tìm tiếp.
Câu 14: Phân tích được thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong danh sách [Hoa", "Lan”, ”Ly”, ”Mai”, ”Phong”, ”Vi”]?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15: Phân tích được thuật toán tìm kiếm nhị phân cần thực hiện bao nhiêu bước lặp để thông báo không tìm thấy số 15 trong danh sách [3, 5, 7, 11, 12, 25]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 16: Biết được các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:
A. So sánh.
B. Đổi chỗ.
C. So sánh và đổi chỗ.
D. Đổi chỗ và xoá.
Câu 17: Dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp một dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt các phần tử từ cuối danh sách đến đầu danh sách. Kết thúc vòng lặp thứ nhất, phần tử đầu tiên sẽ có giá trị:
A. Nhỏ nhất trong dãy số.
B. Lớn nhất trong dãy số.
C. Không thay đổi.
D. Bằng giá trị của phần tử liền trước.
=> Đáp án: A. Nhỏ nhất trong dãy số.
Câu 18: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ:
A. Đầu đến cuối
B. Cuối đến đầu
C. Giữa đến đầu
D. Giữa đến cuối
Câu 19: Chỉ ra phương án sai.
Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 20: Cho dãy số: 6, 4, 5, 3. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy tăng dần thì sau bao nhiêu vòng lặp thì thuật toán kết thúc?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 21: Cho dãy số: 15, 1, 31, 9, 78, 42. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy trên tăng dần thì sau bao nhiêu lượt đổi chỗ thì thuật toán kết thúc?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 22: Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18. Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Em hãy chọn phương án mô tả đúng dãy số sắp xếp sau mỗi vòng lặp.
A. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 18, 20 → 10, 15, 18, 20
B. 15, 20, 10, 18 → 10, 20, 15, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
C. 15, 20, 10, 18 → 15, 10, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
D. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20
Câu 23: Hiểu được nếu sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số 8, 22, 7, 19, 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi giá trị trong vòng lặp thứ nhất là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 24: Em hãy dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp dãy số dưới đây theo thứ tự tăng dần, mỗi vòng lặp duyệt tử phần tử cuối về đầu: 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71.
Câu 25: Cho danh sách học sinh sau đây:
Em hãy tạo bảng liệt kê các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm học sinh sinh vào tháng Một.
3. Đáp án đề kiểm tra học kì 2 Tin học 7 CTST
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1a | 1b | 1c | 1d | 1e | 1f | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | Đ | Đ | S | Đ | S | Đ | D | D | A | B | D | A | A | C |
Câu | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 |
Đáp án | B | C | D | B | C | C | C | A | A | C | C | C | B | A |
*Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0.25 điểm
II. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Điểm | ||||||||||||||||||||||||
Câu 24 (2 điểm) | Mô phỏng các bước sắp xếp dãy số 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71 theo thuật toán nổi bọt: 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71 → 5, 83, 8, 12, 65, 71, 72. 5, 83, 8, 12, 65, 71, 72 → 5, 8, 83, 12, 65, 71, 72. 5, 8, 83, 12, 65, 71, 72 → 5, 8, 12, 83, 65, 71, 72. 5, 8, 12, 83, 65, 71, 72 → 5, 8, 12, 65, 83, 71, 72. 5, 8, 12, 65, 83, 71, 72 → 5, 8, 12, 65, 71, 83, 72. 5, 8, 12, 65, 71, 83, 72 → 5, 8, 12, 65, 71, 72, 83. Sau 6 vòng lặp thì dãy số mới được sắp xếp đúng theo yêu cầu. |
0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 | ||||||||||||||||||||||||
Câu 25 (1 điểm) |
| 0.5 0.5 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức có đáp án
Top 2 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối học kì 2 cả 3 bộ sách
Đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 i-Learn Smart World
(4 đề) Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức 2024
Top 5 Đề thi học kì 2 Toán 7 Cánh Diều có đáp án 2024
3 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Cánh Diều 2023-2024 mới nhất (12 đề)
-
50 đề thi IOE lớp 7 có đáp án
-
Tự đánh giá Một số phương tiện giao thông của tương lai
-
Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1 2024 (11 đề)
-
Bộ đề thi Toán lớp 7 giữa học kì 1 2023-2024
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 69, 70
-
Cảm nhận bài thơ Ra vườn nhặt nắng ngắn gọn
-
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
-
Top 3 Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 7
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7 Chân trời sáng tạo
Thông qua bài thơ Con chim chiền chiện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
Thực hành tiếng Việt trang 109 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Cánh Diều tập 2
Nói và nghe: Kể lại một chuyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 CTST trang 50 (9 mẫu)
Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con