Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức file word

Đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức 2023-2024 - Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn tập cuối kì môn Giáo dục công dân lớp 7. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh cùng các thầy cô giáo mẫu đề kiểm tra cuối học kì 1 môn GDCD 7 sách Kết nối tri thức có ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em ôn thi cuối kì tốt hơn. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 sách mới KNTT, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

1. Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 7 Kết nối

TT

Nội dung/chủ đề/bài học

Số câu theo mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu TN

Câu TL

Tổng điểm

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Tự hào về truyền thống quê hương

1câu

1câu

1

2

Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

1câu

1câu

3

Học tập tự giác tích cực

1câu

1câu

4

Giữ chữ tín

3câu

3câu

1câu

6câu

1câu

4

5

Bảo tồn di sản văn hoá

6 câu

1/2câu

1/2câu

3câu

1câu

5

Tổng

12 câu

3 câu

1câu

15

3

10điểm

Tỉ lệ %

40

30

20

10

50

50

Tỉ lệ chung%

70%

30%

100%

2. Bản đặc tả ma trận đề thi cuối kì 1 GDCD 7 KNTT

Xem trong file tải về.

3. Đề kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân 7 KNTT có đáp án

I. TRẮC NGHIỆM : 5 điểm (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm)

Em hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Đâu là lễ hội truyền thống của nước ta?

A. Giỗ tổ Hùng Vương

B. Tổ chức múa, hát

C. Tổ chức liên hoan

D. Thi diễn văn nghệ

Câu 2: Hành vi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Ít khi gọi điện hỏi thăm gia đình dù sống xa nhà.

B. Thấy bác hàng xóm sống một mình và đang bị ốm. Bạn giúp bác mua thuốc.

C. Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì... nhưng khi bạn nhờ không giúp.

D. Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, quay đi coi như không thấy.

Câu 3: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?

A. Thường xuyên đi học muộn.

B. Chủ động lập thời gian biểu.

C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.

D. Lười làm bài tập về nhà.

Câu 4: Giữ chữ tín là

A. Biết giữ lời hứa

B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối

C. Không trọng lời nói của nhau

D. Không tin tưởng nhau

Câu 5: Biểu hiện có chữ tín là?

A. Hứa suông.

B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.

C. Nói một đằng làm một nẻo.

D. Luôn thực hiện đúng theo lời hứa.

Câu 6: Hành vi không giữ chữ tín

A. Luôn đến hẹn đúng giờ

B. Là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ các buổi diễn

C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn

D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người

Câu 7: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy.

B. Lòng trung thành.

C. Giữ chữ tín.

D. Lòng vị tha.

Câu 8: Câu ca dao trên thể hiện điều gì?

"Nói chín thì phải làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê."

A. Giữ chữ tín

B. Tôn trọng người khá

C. Tự trọng

D. Trách nhiệm

Câu 9: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?

A. Giữ chữ tín.

B. Giữ lòng tin.

C. Giữ lời nói.

D. Giữ lời hứa.

Câu 10: Di sản văn hóa là gì?

A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạp mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.

B. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận

C. Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa...

D. Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 11: Đâu là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam?

A. Quần thể danh thắng Tràng An.

B. Nhã nhạc cung đình Huế.

C. Nhạc tế lễ Tông miếu.

D. Chùa Hương.

Câu 12: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt

A. Lịch sử, văn hóa, khoa học.

B. Văn hóa, chính trị, xã hội.

C. Kinh tế, giáo dục, tôn giáo.

D. Kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 13: Có mấy loại di sản văn hóa?

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Câu 14: Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận?

A. 14.

B. 15.

C. 16.

D. 17.

Câu 15: Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì?

A. Di vật, cổ vật

B. Bảo vật quốc gia.

C. Di sản văn hóa.

D. Di sản lịch sử.

II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Ý nghĩa của việc giữ chữ tín? Vì sao chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và người xung quanh?

Câu 2. (3,0 điểm)

Kể tên một số di sản văn hoá có ở địa phương em? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá đó? Nhiều bạn khi đi thăm quan di tích lịch sử văn hoá của địa phương thường khắc tên mình lên đá, lên bức tượng, lên cây để đánh dấu nơi mình đã đến. Em hãy nhận xét về các hành vi đó?

Đáp án chi tiết mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 955
0 Bình luận
Sắp xếp theo