Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 KNTT
Đề thi học kì 1 lớp 7 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
- 1. Ma trận đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- 2. Bản đặc tả ma trận đề thi Hoạt động trải nghiệm 7 KNTT
- 3. Đề kiểm tra môn Hoạt động trải nghiệm 7 KNTT học kì 1 - đề 1
- 4. Đề thi học kì 1 môn HĐTNHN 7 sách Kết nối - đề 2
- 5. Đề thi học kì 1 môn HĐTNHN 7 sách Kết nối - đề 3
- 6. Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tự luận
Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 KNTT được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây bao gồm ma trận đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7, đề thi trắc nghiệm cuối học kì 1 HĐTNHN 7 sách Kết nối và gợi ý đáp án. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 lớp 7 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Ma trận đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Dưới đây là gợi ý ma trận đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 sách Kết nối tri thức có kèm theo bản đặc tả ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 HĐTN 7 KNTT chi tiết sẽ giúp thầy cô có thêm tài liệu tham khảo để xây dựng nội dung đề thi học kì 1 sắp tới.
Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
CHỦ ĐỀ 1: Em với nhà trường | Em với nhà trường | 1 | 2 | 1 | 3 | 1 | |||||||
CHỦ ĐỀ 2: Khám phá bản thân | Khám phá bản thân | 1 | 2 | 1 | 3 | 1 | |||||||
CHỦ ĐỀ 3: Trách nhiệm với bản thân | Trách nhiệm với bản thân | 1 | 1 | 2 | |||||||||
CHỦ ĐỀ 4: Rèn luyện bản thân | Rèn luyện bản thân | 1 | 3 | 1 | 4 | 1 | |||||||
Tổng | 4 |
| 8 |
|
| 2 |
| 12 | 2 |
| |||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 40% | 60% | 40% | ||||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
2. Bản đặc tả ma trận đề thi Hoạt động trải nghiệm 7 KNTT
Xem trong file tải về.
3. Đề kiểm tra môn Hoạt động trải nghiệm 7 KNTT học kì 1 - đề 1
A: PHẦN TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn đáp án đúng nhất: (3 điểm)
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là điểm mạnh trong học tập và cuộc sống?
A. Giao tiếp tiếng Anh chưa tốt.
B. Không tự tin trước đám đông
C. Dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh.
D. Biết cách giải quyết vấn đề.
Câu 2: Đâu là điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống?
A. Có kĩ năng thuyết trình.
B. Có tính kỉ luật cao.
C. Thành thạo công nghệ
D. Ngại giao tiếp.
Câu 3 : Biểu hiện nào sau đây thể hiện chưa biết kiểm soát bản thân?
A. Hít thở đều và tập trung vào hít thở.
B. Suy nghĩ về những điều tích cực.
C. Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.
D. Hay nổi nóng khi bị các bạn trêu chọc.
Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ khi ở gia đình?
A. Lau chùi bàn ghế, mỗi ngày.
B. Bày sách vở bừa bộn trên mặt bàn.
C. Ngủ dậy không gấp chăn màn.
D. Vứt quần áo bừa bãi.
Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ khi ở trường?
A. Vệ sinh lớp học
B. Thùng rác và chổi vứt bừa bãi
C. Uống nước làm đổ ra lớp học..
D. Ăn quà vặt xả rác ra lớp học.
Câu 6: Việc làm nào sau đây chưa thể hiện rèn luyện sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống?
A. Lập kế hoạch cho học tập và các hoạt động khác
B. Chưa hoàn thành bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
C. Liên tục thực hiện các công việc theo kế hoạch.
D. Cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra.
B TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)
Câu 1: Nêu 4 việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sách sẽ của em ở gia đình và 4 việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sách sẽ của em ở trường? ( 2,0 đ)
Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung? ( 1,0 đ)
Câu 3: Trình bày các bước rèn luyện tính kiên trì trong cuộc sống thông qua hình thành, từ bỏ thói quen ? Em hãy chia sẻ kết quả thực hiện của bản thân ? (4,0đ)
Đáp án
TRẮC NGHIỆM ( 3,0điểm).
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | D | D | A | A | B |
TỰ LUẬN ( 7,0điểm).
Câu 1: (2,0đ)
- Nêu 4 việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sách sẽ của em ở gia đình ( 1,0 đ)
+ Gấp chăn màn mỗi khi ngủ dậy.
+ Quét nhà, lau nhà mỗi ngày.
+ Sắp xếp đồ đạc, sách vở ngăn nắp.
+ Vệ sinh cá nhân, thay giặt quần áo thường xuyên.
- Nêu 4 việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sách sẽ của em ở nhà trường( 1,0 đ)
+ Kê bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng.
+ Thường xuyên vệ sinh lớp học sạch sẽ.
+ Dụng cụ lao động để ngăn nắp, gọn gàng.
+ Không viết, vẽ bậy lên bàn ghế.
Câu 2: (2,0 đ) Chúng ta cần phải hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung vì:
- Hợp tác sẽ giúp bổ sung ý kiến cũng như điều chỉnh những điều chưa đúng cho nhau ( 1 đ)
- Hợp tác làm tăng sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công việc, trong học tập. Giúp cho công việc, học tập hay các hoạt động khác đạt năng suất, hiệu quả cao nhất ( 1 đ)
Câu 3: (3,0đ)
- Các bước rèn luyện tính kiên trì trong cuộc sống thông qua hình thành, từ bỏ thói quen ( 3,0đ)
+ Bước 1: Lựa chọn một thói quen tốt em muốn hình thành/ một thói quen chưa tốt bem muốn từ bỏ( 1,0 đ)
+ Bước 2: Dự kiến những khó khăn trong quá trình rèn luyện và đề xuất cách khắc phục ( 1,0 đ)
+ Bước 3: Rèn luyện để hình thành thói quen tốt/ từ bỏ thói quen chưa tốt và chia sẻ kế quả thực hiện ( 1,0đ)
- Chia sẻ kết quả thực hiện của bản thân ( 1,0 đ). Học sinh tự nêu
4. Đề thi học kì 1 môn HĐTNHN 7 sách Kết nối - đề 2
I. Trắc nghiệm: (6.0 điểm)
Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Em đã phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?
A. Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với các bạn. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân.
B. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiền thầy cô.
C. Không chia sẻ với bạn bè.
D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.
Câu 2: Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?
A. Im lặng, không quan tâm đến việc chung.
B. Cùng các bạn trao đổi, chia sẻ khi thực hiện nhiệm vụ chung. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau.
C. Chỉ quan tâm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.
D. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.
Câu 3: Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?
A. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cần làm gì cũng xác định được.
B. Luôn cho mình là đúng.
C. Tích cực tham gia các hoạt động để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.
D. Luôn cho mình là giỏi.
Câu 4: Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em giải tỏa cảm xúc đó bằng cách nào?
A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cần giải tỏa.
B. Giữ kín cảm xúc trong lòng.
C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.
D. Tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân. Hít thở sâu hoặc đi dạo
Câu 5: Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì?
A. Xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân để vượt qua khó khăn.
B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian.
C. Tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).
D. Bỏ qua khó khăn đó. tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).
Câu 6: Khi chứng kiến hành động bạo lực, em cần làm gì?
A. Gọi ngay đến số 111, người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ...)
B. Lặng im.
C. Quay video clip
D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.
Câu 7: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, sạch sẽ em cần làm gì?
A. Để đồ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.
B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa
C. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.
D. Tiện đâu để đồ dùng ở đó.
Câu 8: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?
A. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.
B. Chỉ học khi lên bảng trả lời lấy điểm.
C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.
D. Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài tập đầy đủ.
Câu 9: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?
A. Chỉ tham gia làm việc nhà khi bố mẹ nhắc.
B. Không ngại làm những việc khó. Luôn cố gắng, kiên trì hoàn thành công việc
C. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
D. Việc khó thì bỏ lại.
Câu 10: Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào?
A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.
B. Không tiêu tiền vào những việc không cần thiết. Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân
C. Có tiền đến đâu thì tiêu đến đó.
D. Gặp thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cân nhắc.
Câu 11: Bạn Anh là một học sinh mới chuyển trường đến lớp 7B nên còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Anh em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?
A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
C. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 12: Biện pháp nào không phù hợp để giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong những biện pháp sau?
A. Đi dạo
B. Hít thở sâu
C. Tìm ai đó để gây sự
D. Nghe một bài hát mình yêu thích
II. Tự luận: (4.0 điểm)
Câu 13: (2.0 điểm): Nêu những việc em đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.
Câu 14: (2.0 điểm): Em đã làm thế nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Nêu cảm nhận của em khi rèn luyện được những thói quen tích cực đó.
5. Đề thi học kì 1 môn HĐTNHN 7 sách Kết nối - đề 3
I.Trắc nghiệm: (6.0 điểm)
Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?
A. Tích cực tham gia các hoạt động để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh
B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cần làm gì cũng xác định được.
C. Luôn cho mình là đúng.
D. Luôn cho mình là giỏi.
Câu 2: Em đã phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?
A. Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với các bạn. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân.
B. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiền thầy cô.
C. Không chia sẻ với bạn bè.
D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.
Câu 3: Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em giải tỏa cảm xúc đó bằng cách nào?
A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cần giải tỏa.
B. Tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân. Hít thở sâu hoặc đi dạo
C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.
D. Giữ kín cảm xúc trong lòng.
Câu 4: Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?
A. Im lặng, không quan tâm đến việc chung.
B. Cùng các bạn trao đổi, chia sẻ khi thực hiện nhiệm vụ chung. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau.
C. Chỉ quan tâm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.
D. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.
Câu 5: Khi chứng kiến hành động bạo lực, em cần làm gì?
A. Quay video clip
B. Lặng im.
C. Gọi ngay đến số 111, người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ...)
D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.
Câu 6: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, sạch sẽ em cần làm gì?
A. Tiện đâu để đồ dùng ở đó.
B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa
C. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.
D. Để đồ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.
Câu 7: Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì?
A. Tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).
B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian.
C. Bỏ qua khó khăn đó. tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).
D. Xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân để vượt qua khó khăn
Câu 8: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?
A. Chỉ tham gia làm việc nhà khi bố mẹ nhắc.
B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
C. Việc khó thì bỏ lại.
D. Không ngại làm những việc khó. Luôn cố gắng, kiên trì hoàn thành công việc
Câu 9: Biện pháp nào không phù hợp để giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong những biện pháp sau?
A. Tìm ai đó để gây sự
B. Hít thở sâu
C. Nghe một bài hát mình yêu thích
D. Đi dạo
Câu 10: Bạn Anh là một học sinh mới chuyển trường đến lớp 7B nên còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Anh em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?
A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 11: Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào?
A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.
B. Có tiền đến đâu thì tiêu đến đó.
C. Không tiêu tiền vào những việc không cần thiết. Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân
D. Gặp thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cân nhắc.
Câu 12: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?
A. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.
B. Chỉ học khi lên bảng trả lời lấy điểm.
C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.
D. Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài tập đầy đủ.
II.Tự luận: (4.0 điểm)
Câu 13: (2 điểm): Nêu 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân mà em đã xác định được và biện pháp em đã thực hiện để khắc phục điểm hạn chế đó.
Câu 14: (2 điểm): Em đã làm thế nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Nêu cảm nhận của em khi rèn luyện được những thói quen tích cực đó.
Đáp án
ĐỀ 1
Phần I. Trắc nghiệm: (6.0 đ) : Mỗi câu đúng (0.5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | B | C | D | A | A | D | D | B | B | C | C |
Phần II: (4.0đ) Tự luận
Yêu cầu cần đạt |
Câu 13: HS nêu ít nhất 3 việc đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. HS có thể nêu theo suy nghĩ của mình. (2.0đ) *Ví dụ: - Tham gia các hội thi, hội diễn theo chủ đề. - Tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề. - Tham gia vào khóa học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức …… |
Câu 14: HS kể những việc em đã làm để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của bản thân. (1.0đ) * Ví dụ: - Dọn dẹp nhà cửa hằng ngày. - Rửa dọn bát đĩa sau mỗi bữa ăn. - Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng…. - HS tự cảm nhận |
ĐỀ 2
Phần I: Trắc nghiệm (6.0 đ) : Mỗi câu đúng (0.5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | A | B | B | C | C | D | D | A | B | C | D |
Phần II: Tự luận (4.0đ)
Yêu cầu cần đạt |
Câu 1: HS nêu được ít nhất 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. (2.0đ) |
Câu 2: HS kể được ít nhất 1 cách thức rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của bản thân (1.0đ) * Ví dụ: - Dọn dẹp nhà cửa hằng ngày. - Rửa dọn bát đĩa sau mỗi bữa ăn. - Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng…. - Nêu được cảm nhận của bản thân khi rèn luyện được những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. (1.0đ) - HS tự cảm nhận: |
6. Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tự luận
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM - HƯỚNG NGHIỆP 7
THỜI GIAN: 60 phút
Cấp độ Tên Chủ đề | Nhận biết |
Thông hiểu
| Vận dụng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||
Chủ đề 1: Em với nhà trường | Nêu được các việc làm để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và bạn bè. | |||
Chủ đề 2: Khám phá bản thân | Nêu được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân và nêu được biện pháp thực hiện. | |||
Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân | Vận dịnh được kiến thức đã học giải quyết tình huống. | |||
Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân | Nêu được những việc làm nhằm rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập. | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 2,5 25% | 1 2,5 25% | 1 2,5 25% | 1 2,5 25% |
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 2,5 25% | 1 2,5 25% | 2 50 50% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 7
THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | CHỦ ĐỀ 1: Em với nhà trường | Phát triển mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn | Nhận biết: Biết được tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp. Thông hiểu: Hiểu được sự thay đổi tích cực của bản thân Vận dụng: Những việc làm góp phần phát huy truyền thốn nhà trường | 1 | |||
2 | CHỦ ĐỀ 2: Khám phá bản thân | Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân | Nhận biết: điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân Thông hiểu: chia sẻ về kiểm soát cảm xúc bản thân Vận dụng: Kể những điểm mạnh, điểm yếu của em | 1 | |||
3 | CHỦ ĐỀ 3: Trách nhiệm với bản thân | Vượt qua khó khăn | Nhận biết: Biết được cách kiềm chế bản thân khi gặp chuyện buồn Thông hiểu: Xác định cách thức tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm Vận dụng: Cảm nhận được các tình huống nguy hiểm và có cách giải quyết hợp lí. | 1 | |||
| CHỦ ĐỀ 4: Rèn luyện bản thân | Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ | Nhận biết: - Biết rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ - Biết rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ - Biết kiểm soát việc chi tiêu Vận dụng: - Cảm nhận được việc rèn luyện những thói quen tích cực đó | 1 | |||
Tổng | 1 | 1 | 1 | 1 |
TRƯỜNG .... HUYỆN....
( Đề có 01 trang) | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 7 NĂM HỌC: .... Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Họ và tên: ....................................................SBD:.......................................
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,5 điểm): Em hãy nêu 5 việc làm nhằm rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập?
Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy nêu 5 việc làm nhằm phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và bạn bè?
Câu 3 (2,5 điểm): Nêu 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân mà em đã xác định được và biện pháp em đã thực hiện để khắc phục điểm hạn chế đó?
Câu 4 (2,5 điểm): Tình huống: Hôm chủ nhật, Mai sang nhà bác hàng xóm chơi. Lúc về, trời đã gần tối, Mai phát hiện có một người đàn ông cứ đi sát ngay sau mình rồi tiến lại gần xin số điện thoại. Nếu là Mai, em sẽ làm gì?
.......................................Hết.....................................
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG ....... (Hướng dẫn chấm có 01 trang) | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 7 NĂM HỌC:...... Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu | Đáp án | Điểm | Mức độ | |
Chưa đạt | Đạt | |||
1
| HS nêu 5 việc làm nhằm rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập. Mỗi việc 0.5 đ. | 2,5 | Kể được dưới 3 việc | - Kể được 3-5 việc |
2
| HS nêu được 5 việc làm nhằm phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và bạn bè. Mỗi cách 0,5 đ. | 2,5 | Kể được dưới 3 cách | - Kể được 3-5 cách |
3 | HS nêu được 2 điểm mạnh, 2 điểm hạn chế của bản thân mà em đã xác định được và biện pháp em đã thực hiện để khắc phục điểm hạn chế. Mỗi một việc làm sẽ được 0,5 đ, biện pháp khắc phục 0,5 điểm. | 2,5 | Kể được dưới 3 việc làm | - Kể được 3-5 việc làm |
4
| - Nếu là Mai thì em sẽ hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh (0,5 đ). - Lập tức từ chối yêu cầu xin số điện thoại của người đàn ông đó (1,0 đ). - Chạy thật nhanh về nhà bác hàng xóm để nhờ bác đưa về hoặc chờ bố mẹ đến đón (1,0 đ). | 2,5 | HS chỉ đưa ra được 1 tiêu chí | HS đưa ra được 2 - 3 têu chí. |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Trình bày tóm tắt một văn bản truyện em tự đọc có nội dung gần gũi với những văn bản đã học
Sưu tầm thông tin về một di sản lịch sử nổi tiếng của châu Phi
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức
Tìm hiểu về hoang mạc Xa-ha-ra
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người trong Bài thơ của một người yêu nước mình
Top 12 bài văn biểu cảm về thầy cô siêu hay
Phiếu học tập số 1 ngữ văn 7 KNTT
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 KNTT
15/12/2022 9:17:00 SAGợi ý cho bạn
-
Đề kiểm tra cuối kì 1 Tin học 7 Cánh Diều 2023-2024
-
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Bác Hồ
-
Top 3 bài phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen trong văn bản Người thầy đầu tiên
-
Đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”
-
Tóm tắt văn bản Một ngày của Ích chi an
-
Soạn bài Em bé thông minh lớp 7 trang 56 Chân trời sáng tạo Tập 1
-
Viết văn bản tường trình lớp 7 Kết nối tri thức
-
Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí
-
Soạn Ngữ văn lớp 7 trang 53 Tập 1 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
-
Soạn bài Thủy tiên tháng 1 (ngắn gọn, dễ hiểu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 7
Thực hành tiếng Việt 7 trang 35 tập 2 Chân trời sáng tạo
Có ý kiến cho rằng sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới trẻ hiện nay lớp 7
(Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ý kiến phản đối lớp 7 (có dàn ý)
Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa nghĩa là gì?
(Mới cập nhật) Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Cảm nhận của em về cái tôi của người viết trong văn bản Cốm Vòng và Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát