21+ Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7 (có ma trận, bảng đặc tả, đáp án)

Đề kiểm tra GDCD 7 giữa học kì 2 năm học 2023 - 2024

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 được Hoatieu.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo ôn tập môn giáo dục công dân giữa học kì 2 năm học 2023-2024.

Bộ đề thi bao gồm hơn 20 đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 7 sách mới Kết nối tri thức, cánh diều có ma trận, bảng đặc tả và đáp án chi tiết, được biên soạn theo đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây là tài liệu ôn tập bổ ích cho các em học sinh và là tài liệu tham khảo hay cho các thầy cô giáo. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra GDCD 7 giữa học kì 2 có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 7

Đề kiểm tra GDCD 7 giữa học kì 2

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7

Đề kiểm tra GDCD 7 giữa học kì 2

Nội dung đề thi giữa kì 2 GDCD 7

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Trong các dạng bạo lực học đường thì dạng bạo lực nào khó phát hiện nhất?

A. Bạo lực xã hội.

B. Bạo lực thân thể.

C. Bạo lực tinh thần.

D. Bạo lực trên môi trường mạng.

Câu 2. Quản lí tiền hiệu quả, giúp chúng ta rèn luyện đức tính gì?

A. Trung thực.

B. Kiên trì.

C. Tiết kiệm.

D. Khiêm tốn.

Câu 3. Hành vi dùng lời nói, từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị người khác trong môi trường giáo dục, được xác định là bạo lực gì?

A. Tinh thần.

B. Thân thể.

C. Xã hội.

D. Môi trường mạng.

Câu 4. Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi đề cập đến ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Dự phòng trường hợp khó khăn.

C. Đầu tư cho tương lai.

D. Rèn luyện tính trung thực, kiên trì.

Câu 5. Bạn K liên tục nhắn tin qua zalo, facebook để đe dọa, xúc phạm bạn T. Vậy đây được xác định là dạng bạo lực gì?

A. Trên môi trường mạng.

B. Thân thể.

C. Tinh thần.

D. Xã hội.

Câu 6. Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người………..và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.

A. xử lý

B. đối diện

C. lẫn trốn

D. giải quyết

Câu 7. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm, cô lập,...xảy ra ở đâu?

A. Công viên.

B. Nơi công cộng.

C. Cơ sở giáo dục.

D. Siêu thị.

Câu 8. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là:

A. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên.

B. Chi tiêu hợp lí, tăng nguồn thu.

C. Tiết kiệm thường xuyên, tăng nguồn thu.

D. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên, tăng nguồn thu.

Câu 9. Phương án nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường?

A. Thiếu hụt kĩ năng sống. B. Phát triển tâm lý lứa tuổi.

C. Tính tình nóng nảy. D. Ảnh hưởng trò chơi điện tử bạo lực.

Câu 10. Trong trình tự các bước ứng phó với tâm lí căng thẳng, có mấy bước thực hiện?

A. 2 bước. B. 4 bước. C. 5 bước. D. 6 bước.

Câu 11. Đâu là cách ứng phó phù hợp nhất trước khi xảy ra bạo lực học đường?

A. Giải quyết mâu thuẫn, nhờ người lớn can thiệp.

B. Nhanh chóng rời khỏi vị trí, tìm sự trợ giúp từ người lớn.

C. Nhờ sự trợ giúp từ nhà trường về sức khỏe.

D. Rủ bạn ra về chặng đường đánh nhau.

Câu 12. Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách……………

A. cân đối. B. hợp lí. C. hài hòa. D. toàn diện.

Câu 13. Tên gọi ở bước 3 trong trình tự các bước ứng phó với tâm lý căng thẳng là gì?

A. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng. B. Thực hiện các giải pháp khả thi.

C. Chọn lọc các giải pháp khả thi. D. Đánh giá kết quả đạt được.

Câu 14. Nhận định nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác hại của bạo lực học đường?

A. Gây ra những tổn thương về thân thể, sức khỏe.

B. Ảnh hưởng về mặt tâm lí của nạn nhân.

C. Ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh.

D. Chỉ ảnh hưởng đến danh dự và môi trường xung quanh.

Câu 15. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng nằm ở bước thứ mấy trong trình tự các bước ứng phó với tâm lí căng thẳng?

A. Bước 1. B. Bước 3. C. Bước 4. D. Bước 5.

Câu 16. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh việc làm nào dưới đây?

A. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. B. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

C. Nhờ sự trợ giúp từ người lớn. D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế, tâm lí.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17 (3,0đ):

a) Để ứng phó tích cực khi gặp tâm lí căng thẳng, cần thực hiện theo trình tự nào? (1,5đ)

b) Lý giải nguyên nhân chủ quan và khách quan trong tình huống căng thẳng “Kiểm tra giữa học kì II” mà em gặp phải? Đưa ra cách ứng phó? (1,5đ)

Câu 18 (2,0đ): P và D là bạn chung lớp. D luôn tích cực tham gia phát biểu, chủ động nhận nhiệm vụ giáo viên giao, vì thế P rất khó chịu. Buổi tối, P đã nhắn tin qua zalo cho D với nội dung: “Mày bớt làm màu lại, tao còn thấy tình trạng như sáng nay ở các tiết sau tao sẽ dạy cho mày một bài học, nhớ đấy”. Vào lớp, P còn rủ các bạn không chơi với D. Vì thế, D lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi, không dám phát biểu, tan học luôn đợi P về trước, còn nghĩ liên tục 3 ngày liền vì sợ bị P đánh.

a) Hãy xác định các dạng bạo lực học đường có trong tình huống trên? Chỉ ra cơ sở xác định. (1,0đ)

b) Bạn D trong tình huống trên đã bị tác động như thế nào từ hành vi bạo lực học đường? Nếu là bạn thân của D em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn? (1,0đ)

Câu 19 (1,0đ): Giả sử em được mẹ cho 200.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng 3 người bạn. Vậy em sẽ chi tiêu thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

.........................

Tài liệu Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7 (có ma trận, bảng đặc tả, đáp án) còn rất dài. Mời bạn đọc tải file word đầy đủ để tham khảo trọn bộ đề.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 1.499
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu 21+ Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7 (có ma trận, bảng đặc tả, đáp án)