Bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm 2023 có đáp án

Tải về

Đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm 2023-2024 là đề thi mới được các thầy cô giáo biên soạn bám sát với nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới. Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm dưới đây bao gồm ma trận đề thi chi tiết cùng với các câu hỏi trắc nghiệm môn Hoạt động trải nghiệm có đáp án sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập cuối học kì 1 bổ ích cho các em học sinh.

1. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - đề 1

Phần I: Trắc nghiệm (3,0 đ)

Khoanh tròn vào những phương án trả lời em lựa chọn (Chọn phương án trả lời đúng nhất).

Câu 1. Em đã phát triển mối quan hệ hoà đổng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?

A. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bàn thân.

B. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiẽn thầy cô.

C. Chia sẻ tâm sự với bố mẹ và người thân trong gia đình.

D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.

Câu 2. Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?

A. Chọn những việc phù hợp với sở thích, sức khoẻ của bản thân.

B. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau.

C. Chỉ quan tầm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.

D. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.

Câu 3. Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?

A. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cẩn làm gì cũng xác định được.

C. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.

D. Kết họp tự đánh giá bản thân dựa trên kết quả giao tiếp,... với nhận xét, đánh giá của mọi người.

Câu 4. Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào?

A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cẩn giải toả.

B. Đi xem phim hay chơi điện tử.

C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.

D. Hít thở sâu hoặc đi dạo.

Câu 5. Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì?

A. Nhờ bố mẹ tìm cách khắc phục nguyên nhân đó.

B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian.

C. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân đề vượt qua khó khăn.

D. Bỏ qua khó khăn đó, tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).

Câu 6. Nhà Hằng và nhà Nga cách nhau gần 1 km, lại phải đi qua một cánh đổng. Hằng rủ Nga sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối để giúp Hằng học môn Tiếng Anh. Theo em, Nga nên giải quyết vấn đề này thế nào?

A.Vui vẻ nhận lời sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối.

B. Nói với Hằng là nên chuyển việc học nhóm vào ban ngày để tránh rơi vào tình huống nguy hiểm khi đi một mình qua cánh đồng vào buổi tối.

C. Từ chối thẳng với Hằng.

D. Cân nhắc xem có nên đồng ý với Hằng không.

Câu 7. Trên đường đi học về, Hưng bị mấy người lạ mặt chặn đường, đòi đưa chiếc xe đạp Hưng đang đi cho họ. Trong trường hợp này, Hưng nên xử lí thế nào đề tự bảo vệ?

A. Đưa xe cho họ để thoát khỏi nguy hiểm.

B. Giữ chặt xe, không cho họ cướp xe của mình,

C.Tìm cách chống cự lại những người đó.

D. Đưa xe cho họ, sau đó gọi cho số cứu trợ khẩn cấp (112, 113) hoặc báo cho công an.

Câu 8. Khi chứng kiến hành động bạo lực hoặc xâm hại cơ thể, em cần làm gì?

A. Gọi ngay đến số 115.

B. Báo ngay sự việc với người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ,...).

C. Không nên xen vào chuyện người khác..

D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.

Câu 9. Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, em cần làm gì?

A. Nhờ người giúp việc sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.

B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

C. Để đổ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.

D.Thường xuyên tự giác lau dọn, sắp xếp đồ dùng trong nhà, lớp học sao cho ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Câu 10. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?

A. Đi học chuyên cần, tập trung vào việc học tập trên lớp và ở nhà.

B. Chỉ cần làm bài tập đầy đủ, trình bày sạch, đẹp .

C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.

D. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.

Câu 11. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?

A. Thường xuyên tham gia tập thể dục giữa giờ.

B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.

C. Làm những công việc hơi nặng nhọc, vất vả một chút.

D. Luôn cố gắng, kiên trì để hoàn thành mọi công việc đã nhận.

Câu 12. Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào?

A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.

B. Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân.

C. Không cần tiết kiệm vì bố mẹ có thu nhập cao.

D. Gặp những thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cần nhắc.

Phần II. Tự luận (7,0 đ)

Câu 1. Giới thiệu 3 nét nổi bật, tự hào của trường mình và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hổ Chí Minh. Nêu những việc em đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.

Câu 2. Nêu 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân mà em đã xác định được và biện pháp em đã thực hiện để khắc phục điểm hạn chế đó.

Câu 3. Trình bày cách thức em đã thực hiện để vượt qua một khó khăn cụ thể trong học tập hoặc trong cuộc sống. Nêu cảm xúc của em khi vượt qua được khó khăn đó.

2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - đề 1

Phần I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

B

C

D

C

B

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

B

D

A

D

B

Phần II. Tự luận

Yêu cầu cần đạt

Đánh giá

Đạt

Chưa đạt

Câu 1: 1,5 đ

- Nêu được 3 nét nổi bật, tự hào của trường và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiến phong Hổ Chí Minh (0,75 đ)

- Nêu được ít nhất 3 việc đã làm để góp phấn phát huy truyền thống nhà trường (0,75 đ)

Câu 2: 3 đ

- Nêu được ít nhất 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. (1,5 đ)

- Nêu được ít nhất 3 biện pháp để khắc phục điểm hạn chế của bản thân.(1,5 đ)

Câu 3: 2,5 đ

- Kể được cách thức đã thực hiện để vượt qua 1 khó khăn cụ thể của bản thân.(2,0 đ)

- Nêu được cảm xúc của bản thân khi vượt qua được khó khăn.(0,5 đ)

3. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - đề 2

Hãy khoanh vào đáp án đúng ( mỗi câu đứng được 0,5 điểm)

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không phải là một điểm mạnh?

A. Dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh.

B. Có năng khiếu hội họa

C. Thành thạo công nghệ thông tin

D. Có khả năng thuyết trình tốt, thu hút.

Câu 2: Đâu là biểu hiện về điểm yếu mà chúng ta cần phải khắc phục ?

A. Luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực.

B. Hát hay.

C. Luôn biết cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

D. Hay lo lắng thái quá.

Câu 3: Điểm mạnh của bạn Quỳnh là học tốt môn Tiếng Anh, bạn Quỳnh nên làm gì để tiếp tục rèn luyện và phát huy điểm mạnh của bản thân ?

A. Không cần học thêm gì vì bạn Quỳnh đã tốt rồi.

B. Chỉ cần làm bài tập và học trên lớp là đủ.

C. Học thêm từ vựng và tích cực giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài.

D. Học môn toán trong giờ tiếng Anh vì Quỳnh đã học tốt môn tiếng Anh rồi.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là một điểm mạnh ?

A. Đi học trễ và làm việc theo sở thích cá nhân.

B. Không tự tin trước đám đông

C. Học tập chuyên cần, chăm chỉ.

D. Ngại giao tiếp.

Câu 5: Hoàng vừa mới đi học lại sau thời gian nghỉ hè kéo dài. Thời gian đầu năm học Hoàng thường xuyên dậy trễ và dẫn tới quên sách vở, đi trễ. Là bạn của Hoàng theo em Hoàng nên thực hiện hành động nào sau đây là khắc phục điểm hạn chế đó của bản thân?

A. Lập thời gian biểu, đi ngủ sớm.

B. Thức khuya chơi game tới 23 giờ đêm.

C. Để hết sách vở ở trường để tiết kiệm thời gian chuẩn bị sách vở.

D. Tiếp tục đi trễ vì một hai lần đi trễ cũng không sao.

Câu 6: Khi nghe bạn thân nói không đúng về mình, em sẽ làm gì để kiềm chế cảm xúc của bản thân mà vẫn giữ được tình bạn đẹp?

A. Tức giận, cự cãi với bạn.

B. Hít thở đều, bình tĩnh nói chuyện và giải thích về điều bạn đang hiểu lầm mình.

C. Im lặng và không chơi cùng bạn nữa.

D. Giữ những siu nghĩ tiêu cực trong lòng và không chơi với bạn nữa.

Câu 7: Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào?

A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cẩn giải toả.

B. Đập phá đồ đạc xung quanh.

C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.

D. Hít thở sâu hoặc đi dạo.

Câu 8: Khi bị em trai phá hư bức tranh mà mình yêu thích nhất, em nên làm gì để kiềm chế cảm xúc của bản thân?

A. Đánh em trai để thỏa mãn sự tức giận.

B. La mắng em vì đã làm hư bức tranh của mình.

C. Hít thở đều, suy nghĩ tích cực về những điều mình yêu thích ở em trai, nhẹ nhàng chỉ bảo em về hành vi không đúng của mình.

D. Im lặng, giữ cảm xúc tức giận về việc làm hư bức tranh của em trai.

Câu 9: Đâu không phải là việc làm giúp kiểm soát cảm xúc của bản thân?

A. Hít thở đều và tập trung vào hơi thở.

B. Giữ những suy nghĩa và cảm xúc tiêu cực trong người.

C. Nghe nhạc nhẹ, đọc sách để giải toả tâm trạng.

D. Suy nghĩ về những điều tích cực.

Câu 10: Hành vi nào sau đây không thể hiện thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ?

A. Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng.

B. Giữ bàn học luôn gọn gàng.

C. Để sách vở đúng nơi quy định.

D. Để sách vở mỗi nơi một cuốn, quần áo vứt lung tung trong phòng.

Câu 11: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về lợi ích của sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ?

A. Cần cù bù thông minh.

B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

C. Thua keo này bày keo khác.

D. Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm.

Câu 12: Đâu là việc làm rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ khi ở trường?

A. Để rác đầy hộc bàn vì có bạn trực nhật quét dọn.

B. Vứt rác lung tung trên sân trường.

C. Trốn trực lớp.

D. Gấp chăn mền, quét dọn phòng mỗi khi hết giờ bán trú.

Câu 13: Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ sẽ có ý nghĩa như thế nào tới học tập và cuộc sống của chúng ta?

A. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết.

B. Giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp giúp học tập, làm việc tại nhà hiệu quả hơn.

C. Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái…

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 14: Đâu không phải là biện pháp thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ khi ở trường ?

A. Xếp sách vở gọn gàng.

B. Vứt rác lung tung ở sân trường.

C. Kê bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng.

D. Luôn giữ môi trường lớp học, sân trường sạch sẽ...

Câu 15: Việc ăn uống đầy đủ, đúng bữa sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới học tập và cuộc sống?

A. Mất tập trung trong giờ học do mệt mỏi.

B. Sức khỏe giảm sút, cơ thể mệt mỏi.

C. Luôn uể oải mệt mỏi không có sức sống.

D. Có một sức khỏe tốt từ đó học tập sẽ hiệu quả và tràn đầy năng lượng tích cực cho cuộc sống.

Câu 16: Việc luôn giữ những suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng như thế nào tới học tập và cuộc sống?

A. Cuộc sống luôn vui vẻ, hạnh phúc.

B. Cuộc sống của trở nên mệt mỏi, và ảnh hưởng tới kết quả học tập.

C. Nhìn thấy mọi thứ thật đơn giản, yêu đời, yêu cuộc sống.

D. Kết quả học tập tốt vì luôn thấy hạnh phúc.

Câu 17: Biểu hiện của sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ là:

A. Vứt cặp sách lung tung mỗi khi đi học về.

B. Bày sách vở bừa bộ trên bàn.

C. Quy định vị trí của mỗi đồ dùng trong phòng.

D. Vứt quần áo lung tung mỗi khi thay.

Câu 18: Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ sẽ giúp bản thân:

A. Tự tin hơn và được mọi người yêu quý.

B. Mất thời gian nhiều để dọn dẹp.

C. Thiếu tự tin, ngại đám đông.

D. Gây mất thiện cảm với mọi người xung quanh.

Câu 19: Mỗi ngày bạn Vân luôn thức dậy sớm để vệ sinh cá nhân sau đó dọn dẹp quét dọn lại phòng ngủ trước khi tới lớp. Vân luôn quy định sẵn vị trí các đồ dùng trong phòng và bàn học luôn được bạn sắp xếp rất gọn gàng ngắn nắp. Việc làm của Vân thể hiên đức tính nào dưới đây?

A. Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

B. Thích thể hiện bản thân.

C. Tiết kiệm, khiêm tốn.

D. Dũng cảm, trung thực.

Câu 20: Nêu tên của chủ đề 1 mà em đã học?

A. Rèn luyện thân thể

B. Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ

C. Rèn luyện thói quen.

D. Qùa tặng cuộc sống.

4. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - đề 2

Câu 1 C

Câu 2 D

Câu 3 C

Câu 4 C

Câu 5 A

Câu 6 B

Câu 7 D

Câu 8 C

Câu 9 B

Câu 10 D

Câu 11 D

Câu 12 D

Câu 13 D

Câu 14 B

Câu 15 D

Câu 16 B

Câu 17 C

Câu 18 A

Câu 19A

Câu 20 C

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 9.581
Bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm 2023 có đáp án
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm