Sưu tầm thông tin về một di sản lịch sử nổi tiếng của châu Phi

Sưu tầm thông tin về một di sản lịch sử nổi tiếng của châu Phi. Châu Phi hiện có nhiều di sản thiên nhiên thế giới nổi tiếng mà chúng ta có thể đã biết đến hoặc chưa. Vậy hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

>> Viết đoạn văn giới thiệu một di sản thiên nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi

1. Memphis và Quần thể kim tự tháp từ Giza – Ai Cập

Memphis là thủ đô của Ai Cập từ khi thành lập cho đến khoảng năm 2200 trước Công nguyên. Phế tích của Memphis cách Cairo 19 km về phía nam, bên bờ tây của sông Nil.

Memphis và Quần thể kim tự tháp từ Giza – Ai Cập
Memphis và Quần thể kim tự tháp từ Giza – Ai Cập

Thành phố này được thành lập khoảng năm 3100 trước Công nguyên bởi ông vua huyền thoại Menes, người thống nhất hai vương quốc của Ai Cập và khai sinh Ai Cập; với khoảng 30.000 dân, đây là khu định cư lớn nhất thế giới từ khi thành lập đến năm 2250 trước Công nguyên và từ 1557 đến 1400 trước Công nguyên.

Các địa điểm cổ đại tại vùng Memphis gồm các địa điểm tại Giza, cùng với các địa điểm tại Saqqara, Dahshur, Abu Ruwaysh, và Abusir, được tuyên bố chung là một Địa điểm di sản Thế giới năm 1979

2. Thung lũng M’zab, Algeria

Thung lũng M’zab, Algeria
Thung lũng M’zab, Algeria

Thung lũng M’zab nằm ở phía Bắc sa mạc Sahara, nơi có nhiều ngôi nhà cổ xưa được xây dựng như những giếng trời với lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thung lũng M'zab có 5 ngôi làng tạo thành một quần thể đồng nhất với hoang mạc Sahara. Trải qua hàng nghìn năm những ngôi làng vẫn giữ nguyên được kiến trúc và lối sống của người dân nơi. Thung lũng M’zab thuộc tỉnh Ghardaïa ở miền Đông Algeria. M'zab được tổ chức Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1982.

3. Khu phế tích Loropéni, Burkina Faso

Khu phế tích Loropéni là một thị trấn nằm ở phía tây của Burkina Faso. Nơi đây bao gồm các phế tích đá trước khi người châu Âu đặt chân tới đây mà người ta hiện biết rất ít về chúng. Khu phế tích này trải dài trên diện tích 11.130m2 với những bức tường đá tuyệt đẹp. Hệ thống các bức tường đá tổ ong cao đến 6m và một pháo đài đồ sộ, bao quanh khu nhà bỏ hoang với quy mô rộng lớn.

Khu phế tích Loropéni, Burkina Faso
Khu phế tích Loropéni, Burkina Faso

Theo phỏng đoán của các nhà khoa học thì khu định cư cổ xưa được xây dựng trong giai đoạn thống trị của các vương quốc vùng hạ Sahara. Nơi đây có thể đã được xây bởi các dân cư thuộc sắc tộc Lohron hoặc Koulango và đã phát triển thành một trung tâm thương mại quan trọng trong tuyến đường buôn bán vàng xuyên sa mạc Sahara. Đây là địa danh đầu tiên của Burkina Faso được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 2009.

4. Nhà thờ tạc đá ở Lalibela, Ethiopia

Nhà thờ tạc đá Lalibela nằm ở thành phố Lalibela, Ethiopia. Các nhà thờ này được xây dựng vào thời kỳ trị vì của Lalibela vào thế kỷ 12 và 13. Được tạc trong đá, nhà thờ này bao gồm 12 giáo đường, chia thành 4 nhóm. Các nhà thờ này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1978.

Nhà thờ tạc đá ở Lalibela, Ethiopia
Nhà thờ tạc đá ở Lalibela, Ethiopia

Công trình nhà thờ nơi đây xây dựng vô cùng độc đáo với cách xây dựng với đá khác nhau. Nhà thờ Biete Medhane Alem, được xem là nhà thờ nguyên khối lớn nhất trên thế giới. Nhà thờ Bete Giyorgis được bảo tồn hầu như nguyên vẹn nhất, đây là nhờ thờ xây dựng cuối cùng và được gìn giữ. Các công trình được xây dựng rất công phu nhưng chỉ sử dụng những vật dụng đơn giản. Các nhà thờ còn được kết nối với nhau bằng những đường hầm như mê cung.

5. Tu viện Thánh Catarina

Tu viện Thánh Catarina
Tu viện Thánh Catarina

Santa Katarina là một tu viện nằm tại một hẻm ở chân núi Sinai, thuộc thành phố Saint Catherine, phía nam bán đảo Sinai, Đông bắc Ai Cập. Đây là một tu viện linh thiêng và lâu đời của ba tôn giáo lớn là Công giáo, Hồi giáo và Do thái giáo. Tu viện được đặt theo tên của Thánh Catarina thành Alexandria.

Tu viện được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine, với các biểu tượng của đạo Công giáo. Địa điểm xây dựng tu viện lại ở một nơi khắc nghiệt và có truyền thống định cư ngay từ sớm khoảng năm 3000 TCN. Vì lẽ đó thì nó đã trở thành địa điểm linh thiêng về tôn giáo yêu thích của những người đi hành hương.

Tu viện nổi tiếng với bộ sưu tập các bản thảo lớn thứ hai thế giới. Bao gồm các bản thảo được ghi chép bằng tiếng Hy Lạp, Ả Rập, Armenia, Coptic, Do Thái, Georgia và các văn bản Aramaic. Đặc biệt nhất là bản thảo viết tay Codex Sinaiticus có từ thế kỷ thứ 4 được tìm thấy ở đây. Đó là bản thảo lâu đời nhất của Kinh thành, hay là bản sao Achtiname điều lệ của nhà tiên tri Muhammad.

6. Quần thể di sản lịch sử nào lớn nhất Châu Phi

Quần thể di sản lịch sử nào lớn nhất châu Phi?

A. Giấy Pa-pi-rút.

B. Chữ viết tượng hình.

C. Phép tính diện tích các hình.

D. Kim tự tháp (Ai Cập)

=> Đáp án: D

Nền văn minh sông Nin hay nền văn minh Ai Cập đã để lại cho thế giới nhiều si sản lịch sử có giá trị lớn cả về văn hóa, lịch sử, khoa học... Trong đó, quần thể di sản lịch sử lớn nhất châu Phi là các kim tự tháp Ai Cập. Trong đó, khu quần thể kim tự tháp Giza nằm ở ngoại ô Cairo là khu quần thể lớn nhất, gồm 3 kim tự tháp cao chót vót (Khufu, Khafre và Menkaure) và 3 kim tự tháp nhỏ hơn, cộng với bức tượng nhân sư khổng lồ là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

7. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 2 đến 3 dòng giới thiệu về một di sản lịch sử của Châu Phi

Thành cổ Saladin - Cairo (Ai Cập)

Khi nhắc đến Ai Cập (Châu Phi), mọi người thường nhắc đến các quần thể kim tự tháp, tượng nhân sư - một trong bảy kì quan của thế giới hiện đại, biểu trưng của nền văn hóa vĩ đại của người Ai Cập cổ xưa. Tuy nhiên, Ai Cập không chỉ có kim tự tháp, nơi đây còn có thành cổ Saladin (tên gọi khác là thành cổ Cairo) là một biểu tượng lịch sử nổi tiếng tại thủ đô Cairo, Ai Cập.

Thành cổ Saladin được xây dựng vào thế kỷ XII, không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng của sự mạnh mẽ và uy nghiêm của vương quốc Ai Cập. Là nơi sinh sống của những người cai trị Ai Cập trong gần 700 năm, thành cổ Saladin ngày nay là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Cairo.

Thành cổ Cairo

Cung điện hoàng gia Abomey - Bénin

Bénin là một quốc gia ở Tây Phi mà có lẽ ít người biết đến. Bénin ngày nay có tên đầy đủ là "Cộng hòa Benin", nằm ở phần đông nam của Tây Phi, nam giáp vịnh Guinea. Tại đây, có một quần thể văn hóa lịch sử nổi tiếng là quần thể kiến trúc cung điện hoàng gia Abomey, nơi mỗi vị vua của vương quốc Abomey trong quá khư xây cho mình một cung điện khi lên ngôi.

Trải qua các triều đại, các quần thể kiến trúc cung điện này đã được xây dựng bổ sung thêm các khu vực ở và phục vụ, với tổng cộng gần 200 công trình. Các tòa nhà thuộc cung điện hoàng gia Abomey được xây dựng với cấu trúc khá đơn giản, chỉ có một tầng với các căn phòng nằm liền kề nhau, được trang trí phù điêu và tranh tường sinh động và mang đậm nét văn hóa châu Phi.

Ngày nay, chỉ còn các cung điện Glé-Glé và Guezo ở nơi đây còn nguyên vẹn và được sử dụng làm nhà bảo tàng. Vào năm 1985, cung điện hoàng gia Abomey đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO.

8. Em hãy chứng minh châu Phi có nhiều di sản lịch sử

Với các nền văn minh lớn của người Ai Cập, nền văn minh của các bộ lạc thổ dân, nơi phát minh ra phép tính, giấy, vải lụa... có thể khẳng định châu Phi là lục địa có nhiều di sản lịch sử nhất thế giới, là cái nôi của loài người. Trong đó, có nhiều di sản lịch sử được thế giới công nhận, ngày nay trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng như:

- Hệ thống quần thể Kim tự tháp Ai Cập, với quần thể kim tự tháp Giza lớn nhất.

- Thung lũng M’zab nằm ở phía Bắc sa mạc Sahara, nơi có nhiều ngôi nhà cổ xưa.

- Nhà thờ tạc đá Lalibela nằm ở thành phố Lalibela, Ethiopia được xây dựng vào thời kỳ trị vì của Lalibela vào thế kỷ 12 và 13.

- Cung điện hoàng gia Abomey ở Bénin.

- Tu viện Thánh Catarina được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 với các biểu tượng của đạo Công giáo...

Tuy là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, có địa điểm là di sản lịch sử được thế giới công nhận, tuy nhiên, các quốc gia ở châu Phi hiện nay đang gặp vấn đề lớn trong việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các công trình này, do:

- Ở nhiều quốc gia tại châu Phi vẫn còn tình trạng nội chiến, bạo loạn, tình hình an ninh chính trị không ổn định. Đây là nguyên nhân chính khiến công tác chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo di sản không được quan tâm, các công trình bị hư hại nặng nề, nhiều cổ vật tại các di tích bị mất trộm và trôi nổi trên thị trường chợ đen...

- Cũng do thiếu sự trùng tu tôn tạo và quảng bá nên hoạt động khai thác phục vụ cho du lịch, nghiên cứu văn hóa các di sản lịch sử ở một số quốc gia không được quan tâm.

- Nguyên nhân khách quan khác đến từ ảnh hưởng của môi trường, thiên tai bào mòn dần các công trình.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Sưu tầm thông tin về một di sản lịch sử nổi tiếng của châu Phi. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
47 18.961
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm