Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là nội dung văn bản số 2 các em học sinh sẽ được học trong bài 4 Nghị luận văn học sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều tập 1. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn văn 7 trang 87 Cánh Diều tập 1 sẽ là gợi ý giúp các em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và chuẩn bị trước các câu hỏi cuối bài.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Soạn văn 7 trang 87 Cánh diều - Tập 1

Tác giả tác phẩm

1. Tác giả:

- Nhà nghiên cứu: Đinh Trọng Lạc (1928- 2000) quê ở Hà Nội.

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ: Bài viết được in trong sách “Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5”

b. Thể loại: Nghị luận văn học

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Bố cục bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Bố cục: 4 phần

- Phần 1: từ đầu...tuổi thơ (Vẻ đẹp khổ thơ thứ nhất)

- Phần 2: tiếp ...vui sướng (Vẻ đẹp khổ thơ thứ hai)

- Phần 3: tiếp...của bà (Vẻ đẹp của sáu dòng thơ đặc biệt trong bài)

- Phần 4: Còn lại (Vẻ đẹp khổ cuối.)

Nội dung văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Bàn về những đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa”.Bám sát mạch cảm xúc bài thơ “Tiếng gà trưa”. Cảm xúc được bắt nguồn từ âm thanh tiếng gà khơi nguồn nỗi nhớ về tuổi thơ, kí ức về người bà; cảm xúc được tiếp nối bằng kỉ niệm và cảm xúc biết ơn, yêu kính bà; cuối cùng lắng đọng ở mục đích chiến đấu cao đẹp của người chiến sĩ ở khổ thơ cuối.

Soạn văn 7 trang 87 Cánh diều - Tập 1

Chuẩn bị

Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa"và tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Gợi ý

Đọc thêm: Tiếng gà trưa - Âm vang từ miền ký ức

Đọc hiểu Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Yếu tố nghệ thuật nào của khổ thơ được tác giả chú ý?

Gợi ý

Yếu tố nghệ thuật nào của khổ thơ được tác giả chú ý là dòng thơ thứ tư với việc lặp âm và dấu chấm lửng mô phỏng tiếng gà một cách chân thực

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Gợi ý

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác

Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Gợi ý

Điểm đặc biệt của nhịp thơ là: tuy sáu dòng đều có năm tiếng nhưng mỗi dòng lại có cách ngắt nhịp khác nhau

Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là "hay nhất, cảm động nhất"?

Gợi ý

Khổ thơ được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất vì nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên đường hành quân

Trả lời câu hỏi trang 90 SGK Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Gợi ý

Văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” đưa ra lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa. Nhan đề văn bản đã khái quát lại nội dung chính đó

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã phân tích những chi tiết, hình ảnh gì?

Gợi ý

Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích tuần tự từ khổ thơ đầu cho tới khổ thơ cuối. Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để cho thấy vẻ đẹp của bài thơ

Câu 3 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Gợi ý

- Ý kiến 1: Điểm độc đáo của đoạn thơ: sáu dòng thơ làm thành một câu đơn với cách ngắt nhịp khác nhau ở mỗi dòng.

- Lí lẽ, bằng chứng 1: Kết cấu và cách ngắt nhịp như vậy đã tạo nên nhịp điệu chậm rãi, tính chất suy tưởng cho bài thơ

- Ý kiến 2: Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng:

“Này con gà mái mơ”

“Này con gà mái vàng”

- Lí lẽ, bằng chứng 2: Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.

Câu 4 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Trong văn bản trên, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Gợi ý

Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Có thể lấy ví dụ như trong phần 1, tác giả đã tập trung phân tích yếu tố hình thức, biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và sự lặp lại của từ nghe ở đầu các dòng thơ để cho thấy vẻ đẹp, nét tinh tế của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 5 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào?

Gợi ý

Giúp người đọc hiểu được sự độc đáo nghệ thuật (ngôn từ, biện pháp tu từ, nhịp điệu) và nét đặc sắc nội dung (tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước) của bài thơ “Tiếng gà trưa”. Từ đó, văn bản khơi gợi và bồi dưỡng cho người người đọc tình yêu đối với tác phẩm văn chương và tình cảm gia đình cao quý.

Câu 6 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2?

Gợi ý

Văn bản giúp em cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa, nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ trong bài để làm rõ giá trị, sự tinh tế của một tác phẩm văn học.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
41 12.458
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm