Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 lớp 7

Sau khi đã được học các văn bản Mẹ (Đỗ Trung Lai) và Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên các em học sinh sẽ đến với nội dung bài Thực hành tiếng Việt trang 48, 49 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều. Sau đây là gợi ý soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 48 sách Cánh Diều tập 1, mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 sách Cánh diều trang 48 49

Câu 1. Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự tương phản (trái ngược) về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì?

Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập nhau về nghĩa:

- “Còng” với “thẳng”

- “Xanh rờn” với “bạc trắng”

- “Cao” với “thấp”

- “Giời” với “đất”

→ Các cặp từ đối góp phần làm nổi bật sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ và hàng cau quen thuộc. Qua đó, càng thấy rõ hơn tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ theo năm tháng

Câu 2. Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

(Đỗ Trung Lai)

Biện pháp tu từ so sánh “Khô gầy như mẹ” với hình ảnh người mẹ già gầy mòn đã mang đến tác dụng:

- Miêu tả: gợi lên hình ảnh người mẹ già héo hắt, gầy guộc như miếng cau khô.

- Biểu cảm: thể hiện tình cảm xót thương của người con khi thấy mẹ ngày một già đi. Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ dùng động từ “nâng” thể hiện sự trân trọng và động từ “cầm” diễn tả sự dồn nén cảm xúc xót xa khi thấy hình ảnh gầy mòn của người mẹ thân yêu

Câu 3. Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Câu hỏi “Sao mẹ ta già?" là một câu hỏi tu từ không cần lời đáp của tác giả bởi đâu có ai chống lại được quy luật của thời gian. Đây là câu thơ thể hiện tình cảm xót thương người mẹ của tác giả đã hi sinh vất vả nhọc nhằn cả một đời dành cho con và mẹ mỗi ngày một già đi cũng là lúc con sắp không được ở bên mẹ nữa.

Câu 4. Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?

Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ:

- Người thuê viết nay đâu?

- Hồn ở đâu bây giờ?

Tác dụng: câu hỏi thứ nhất tác giả muốn thể hiện sự tiếc nuối cho một thời kì huy hoàng, vàng son của mình. Đến câu hỏi tu từ thứ hai, như để tự hỏi bản thân, thể hiện sự xót xa cho những gì đã qua đi, nay chỉ còn là vang bóng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 2.434
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Đoàn Mạnh
    Đoàn Mạnh

    siu😳

    Thích Phản hồi 10/10/23
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm