(Ngắn gọn) Soạn Bài mở đầu Ngữ văn 7 Cánh Diều

Bài mở đầu lớp 7 Cánh Diều là nội dung bài học đầu tiên các em sẽ được học trong chương trình Ngữ văn 7 sách Cánh Diều. Thông qua bài Mở đầu Ngữ văn 7 Cánh Diều sẽ giúp các em nắm được những nội dung chính của sách ngữ văn 7 Cánh Diều, cấu trúc của sách và những bài học trong sách Ngữ văn 7 cũng như cách sử dụng cách Ngữ văn 7 Cánh Diều.

Sau đây là gợi ý soạn Văn 7 Cánh Diều bài mở đầu hay và ngắn gọn, mời các em cùng tham khảo.

Soạn Bài mở đầu lớp 7 Cánh Diều

Nội dung kiến thức trong SGK Ngữ văn 7 Cánh Diều

1. Học đọc

1.1. Đọc hiểu văn bản truyện

- Truyện ngắn và tiểu thuyết.

- Truyện khoa học viễn tưởng.

- Truyện ngụ ngôn.

1.2. Đọc hiểu văn bản thơ.

Thơ bốn chữ, năm chữ.

1.3. Đọc hiểu văn bản kí

- Tùy bút.

- Tản văn

1.4. Đọc hiểu văn bản nghị luận.

- Nghị luận văn học.

- Nghị luận xã hội.

1.5. Đọc hiểu văn bản thông tin.

1.6. Thực hành tiếng Việt.

- Từ vựng.

- Ngữ pháp.

- Hoạt động giao tiếp.

- Sự phát triển của ngôn ngữ.

2. Học viết

Các kiểu văn bản sau:

- Tự sự.

- Biểu cảm.

- Nghị luận.

- Thuyết minh.

- Nhật dụng.

3. Học nói và nghe.

- Nói.

- Nghe.

- Nói nghe tương tác.

Soạn Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 1 trang 5

I. HỌC ĐỌC

Câu hỏi trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 1 Cánh Diều

- Sách Ngữ Văn 7 hướng dẫn em đọc những thể loại thuộc văn bản văn học là: truyện, kí, thơ, nghị luận, thông tin.

- Những thể loại chưa được học ở lớp 6: tiểu thuyết và truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngụ ngôn, thơ bốn chữ và thơ năm chữ, tùy bút, tản văn.

- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:

+ Văn bản truyện: truyện cổ tích

+ Văn bản thơ: thơ lục bát

+ Văn bản kí: kí, ngôi kể, loại từ

+ Văn bản nghị luận: nghị luận văn học

+ Văn bản thông tin: khái niệm, đặc điểm

Câu hỏi trang 8 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 1 Cánh Diều

a) - Văn bản nghị luận: gồm các bài phân tích tác phẩm văn học và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học

- Văn bản thông tin: giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp các em khám phá những nét đẹp văn hóa ở một số vùng trên đất nước ta, vừa hướng dẫn các em cách đọc loại văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ.

b) Điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ Văn 7 và Ngữ Văn 6 là đều nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

c) Điểm khác biệt giữa văn nghị luận hoặc văn bản thông tin trong sách Ngữ Văn 7 so với hai loại văn bản ấy ở sách Ngữ văn 6 là

+ Văn nghị luận trong sách lớp 6 là văn nghị luận xã hội

+ Văn bản thông tin trong sách lớp 6 là những văn bản cung cấp thông tin về các sự kiện lớn.

Câu hỏi trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 1 Cánh Diều

a. Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ Văn 7 là

Nội dung

Yêu cầu

Từ vựng

Thành ngữ và tục ngữ, Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt; Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Ngữ pháp

Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu; Công dụng của dấu chấm lửng.

Hoạt động giao tiếp

Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm-nói tránh; Liên kết và mạch lạc của văn bản; Kiểu văn bản và thể loại.

Sự phát triển của ngôn ngữ

Ngôn ngữ các vùng miền; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

b. Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 có những loại cơ bản là:

- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

- Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt

II. HỌC VIẾT

Câu hỏi trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 1 Cánh Diều

Đọc phần Học viết và trả lời các câu hỏi sau:

a, Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết những kiểu văn bản nào? Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là gì?

b, Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản nào tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7?

Trả lời:

a)

Kiểu văn bản

Nội dung cụ thể

Tự sự

Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

Biểu cảm

- Bước đầu biết làm bài thơ 4 chữ, 5 chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ.

- Biểu cảm về con người hoặc sự việc.

Nghị luận

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội), phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học).

Thuyết minh

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

Nhật dụng

Viết bản tường trình.

b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.

III. HỌC NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 1 Cánh Diều

Đọc phần Học nói và nghe và trả lời các câu hỏi sau:

a, Các nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe là gì?

b, So với các yêu cầu cụ thể về kĩ năng nói và nghe, em còn những hạn chế nào?

Trả lời:

a) Sách Ngữ văn 7 rèn luyện kĩ năng nói và nghe với các nội dung:

Kĩ năng

Nội dung cụ thể

Nói

- Trình bày ý kiến về một vấn đề về đời sống.

- Kể lại một truyện ngụ ngôn.

- Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.

Nghe

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

Nói nghe tương tác

- Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

- Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.

b) So với các yêu cầu cụ thể về kĩ năng nói và nghe, em cảm thấy mình còn hạn chế về mặt kiến thức. Để trình bày về một vấn đề nào đó, trước hết ta cần phải hiểu rõ về nó thì mới có thể diễn đạt lại cho người nghe hiểu cũng như nói lên những ý kiến cá nhân của mình. Ngoài ra, việc tóm tắt lại nội dung trình bày của người khác chưa được cô đọng, vẫn còn lan man... (học sinh có thể tự phát triển trả lời câu hỏi theo các nhược điểm cần khắc phục của bản thân).

Câu hỏi trang 12 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 cánh Diều

Đọc phần Cấu trúc của sách “Ngữ văn 7” và trả lời các câu hỏi:

a, Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 7 có những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp và ở nhà là gì?

b, Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi học?

Trả lời:

a)

Các phần của bài học

Nhiệm vụ của học sinh

Yêu cầu cần đạt

- Đọc trước khi học để có định hướng đúng.

- Đọc sau khi học để tự đánh giá.

Kiến thức ngữ văn

- Đọc trước khi học để có kiến thức làm căn cứ thực hành

- Vận dụng trong quá trình thực hành.

Đọc

- Đọc hiểu văn bản

+Tên văn bản.

+Chuẩn bị

+ Đọc hiểu.

- Thực hành tiếng Việt.

- Thực hành đọc hiểu.

- Đọc hiểu thông tin về thể loại, bối cảnh, tác giả, tác phẩm…

- Đọc trực tiếp tác phẩm, các câu gợi ý ở bên phải, chú thích ở chân trang.

- Trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- Làm bài tập thực hành tiếng Việt.

Viết

- Định hướng.

- Thực hành.

- Đọc định hướng viết.

- Làm các bài tập thực hành viết.

Nói và nghe.

- Định hướng.

- Thực hành.

- Đọc định hướng nói và nghe.

- Làm các bài tập thực hành nói và nghe.

Tự đánh giá

Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua phần đọc và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận về 1 văn học tương tự văn bản đã học.

Hướng dẫn tự học

- Đọc mở rộng theo gợi ý.

- Thu thập tư liệu liên quan đến bài học.

b) Theo em, cần biết cấu trúc sách trước khi học để nắm rõ mình đang học những kiến thức, gồm những phần gì, nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi phần. Từ đó, em sẽ chủ động chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp thực hành một cách tốt hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
84 16.842
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm