Tìm hiểu tác giả Vũ Đình Liên

Vũ Đình Liên là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Bài thơ Ông đồ được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông cũng như trong thời kì thơ mới. Tác phẩm Ông đồ đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 1 của bộ sách Cánh Diều. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số thông tin giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Sơ đồ tư duy tác giả Vũ Đình Liên

Sơ đồ tư duy tác giả Vũ Đình Liên

2. Tác giả Vũ Đình Liên

Vũ Đình Liên (12 tháng 11 năm 1913- 18 tháng 1 năm 1996), là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Bài thơ Ông Đồ của ông được một nhà phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới

Vũ Đình Liên sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Ông đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: Trường tư thục Thăng Long, Trường Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằngcử nhân, về sau vào làm công chức ở Nha Thương chính (còn gọi là sở Đoan) Hà Nội.

Năm 1936, ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa

Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia giảng dạy nhiều năm và từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam

- Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.

3. Tác phẩm Ông đồ

1. Xuất xứ

"Ông đồ" ra đời năm 1936.

2. Thể thơ

"Ông đồ" được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ). Thể thơ ngũ ngôn gieo vẫn chân ở tiếng cuối câu; vần cách, vần kiền, bằng trắc xen kẽ hoặc nối tiếp.

3. Đề tài

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Chủ đề

Niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

5. Bố cục

Bài thơ được chia thành ba phần:

Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời hoàng kim

Phần 2 (Hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ thời tàn

Phần 3 (Khổ cuối): Tâm tư của tác giả

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 4.358
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kiet do huu
    Kiet do huu

    Bài hay quá

    Thích Phản hồi 20:22 10/10