(Siêu ngắn) Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 62 tập 2

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 62 tập 2 được Hoatieu chia sẻ đến các em học sinh trong bài viết này là nội dung bài học thực hành tiếng Việt lớp 7 về từ Hán Việt trang 62 tập 2 sách Cánh Diều. Thông qua bài học này các em sẽ vận dụng được những hiểu biết về từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe. Sau đây là gợi ý soạn Văn 7 tập 2 Cánh Diều trang 62 sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi trang 62, 63 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều. Mời các em cùng tham khảo.

Tìm hiểu về từ Hán Việt

Từ Hán Việt:

- Là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt.

- Sử dụng từ Hán Việt có tác dụng tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính, trang nhã, tránh được cảm giác thô tục, ghê sợ.

- Ví dụ: Văn minh, Đại dương.

- Đặt câu:

+ Cách đối xử với động vật như thế nào được coi là kém văn minh, lạc hậu.

+ Giữa đại dương mênh mông, chiếc thuyền với họ chính là nhà.

Trả lời câu hỏi trang 62, 63 SGK ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Câu 1 trang 62 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Cánh Diều

Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

a. Tre ấy trong thanh cao, giản dị…như người (Thép Mới)

b. Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hóa lâu đời, người dân cày…dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (Thép Mới)

c. Tre là cánh tay của người nông dân (Thép Mới)

d. Tre là thẳng thắn, bất khuất (Thép Mới)

Trả lời:

a. Tre ấy trong thanh cao, giản dị…như người (Thép Mới)

→ Thanh: trong sạch, cao: vươn lên, thanh cao: trong sạch vượt trộigian

→ Giản dị: Đơn giản, dễ dàng

b. Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hóa lâu đời, người dân cày…dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (Thép Mới)

→ Văn hóa: Phát triển, đẹp đẽ hơn

c. Tre là cánh tay của người nông dân (Thép Mới)

→ Nông: ruông, dân: người làm, nông dân: người làm ruộng.

d. Tre là thẳng thắn, bất khuất (Thép Mới)

→ Bất: không, khuất: khuất phục, bất khuất: không chịu khuất phục

Câu 2 trang 62 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Cánh Diều

Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ Hán Việt sau:

a. giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/ khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.

b. lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ/ diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.

c. thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên từ/ thiên cư, thiên đô.

d. trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/ chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.

Trả lời:

a. giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/ khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.

- Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “giác”

+ Từ “giác” trong “tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác” nghĩa là góc

+ Từ “giác” trong “vị giác, thính giác, thị giác” nghĩa là sự cảm nhận luâtr

b. lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ/ diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.

- Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “lệ”

+ Từ “lệ” trong “luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ” chỉ quy định, phép tắc

+ Từ “lệ” trong “diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.” chỉ sự đẹp đẽ.

c. thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử/ thiên cư, thiên đô.

- Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “thiên ”

+ Từ “thiên” trong “thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ” chỉ ngàn

+ Từ “thiên” trong “thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử” chỉ trời

+ Từ “thiên” trong “thiên cư, thiên đô” là dời đi, dịch chuyển

d. trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/ chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.

- Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “trường”

+ Từ “trường” trong “trường ca, trường độ, trường kì, trường thành” chỉ sự dài, rộng lớn

+ Từ “trường” trong “chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.” chỉ địa điểm, nơi diễn ra hoạt động sự việc.

Câu 3 trang 62 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Cánh Diều

Câu 3 trang 62 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Cánh Diều

Câu 4 trang 63 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Cánh Diều

Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam, trong đó sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.

Trả lời:

Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 1.608
0 Bình luận
Sắp xếp theo