Phân tích bài thơ Những cánh buồm lớp 7 siêu hay

Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay về tình cha con được in vào năm 1964 trong tập thơ Những cánh buồm. Những cánh buồm được viết theo thể thơ tự do thể hiện ước mơ của người cha và người con khi đứng trước biển cả mênh mông. Sau đây là một số bài văn mẫu phân tích bài thơ Những cánh buồm, cảm nhận bài thơ Những cánh buồm hay và chi tiết đã được Hoatieu tổng hợp xin chia sẻ đến bạn đọc.

Những cánh buồm là một bài thơ được viết theo thể thơ tự do của tác giả Hoàng Trung Thông. Bằng việc kết hợp giữa yếu tố tự sự, phép tu từ ẩn dụ, hình ảnh biểu tượng... tác giả đã cho người đọc thấy cuộc trò chuyện gần gũi, thân mật của hai cha con; tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha dành cho con và khao khát được khám phá những điều chưa biết của người con.

Những cánh buồm tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Hoàng Trung Thông (1925 - 1993)

- Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

- Thơ của ông giản dị, cô đọng, chứa đựng cảm xúc trong sáng.

- Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc.

2. Tác phẩm

- Thể thơ: thơ tự do

- Xuất xứ: Bài thơ Những cánh buồm rút ra từ tập thơ cùng tên (1964).

- Phương thức biểu đạt: kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự.

- Bố cục ( 3 phần)

+ P1: Từ đầu …lòng vui phơi phới.

-> Miêu tả hình ảnh của người cha và người con đi dạo trên bãi cát

+ P2: Tiếp theo đến…để con đi

-> Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con

+ P3: Còn lại

-> Cảm nhận của người cha.

1. Dàn ý phân tích bài thơ Những cánh buồm

Dàn ý phân tích bài thơ Những cánh buồm

2. Phân tích Những cánh buồm học sinh giỏi

Phân tích Những cánh buồm

Nhà thơ Nguyễn Duy đã từng dẻ cao tinh thần tiếp bước nhau của các thế hệ một cách tài tình trong bài thơ Tre Việt Nam qua câu thơ:

Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Trải qua biết bao những nếp gấp của cuộc đời, con người dễ dàng bị chìm đắm trong cõi nhân gian nhưng những mơ ước sống một thời vẫn mãi đeo đuổi, bay bổng vượt thời gian đến với các thế hệ sau một cách tuyệt vời.

Hương vị” của tinh thần tốt đẹp ấy vần lan tỏa, hòa quyện trong không gian đọng lại trên trang thơ những vần thơ nhẹ lâng lâng bay bổng, mơ ước, đến với người đọc những cảm xúc dạt dào, những suy tư, hoài bão xa xăm trong bài thơ Những cánh buồm căng đầy ước mơ xa bay của nhà thơ Hoàng Trung Thông:

Hai cha con bước đi trên cát
...
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)

Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thấm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió chứ không phải trong các con thuyền đồ sộ.

Bài thơ mở đầu trong một “khí thế” như câu chuyện cổ tích của nhiên chan hòa màu sắc rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch.

Hình ảnh hai cha con tiếp bước song song nhau trên bãi cát làm chan chứa một hồi âm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dượng thật kì diệu. Không gian khoáng đãng rực rỡ, long lanh màu màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người. Bóng dáng hai cha con như nổi bật hẳn bơi sự nhỏ bé của con người, khung cảnh thiên nhiên bao la sóng nước. Người cha bỗng trở nên già dặn, tuổi đời như trải dài trong ước mơ vô tận của biển khơi trong bóng lênh khênh, trong tầm mắt của tác giả. Con như thế gói gọn trong tiếng gọi của biển, bé bỏng nhưng tràn đầy một tương lai mới đang chờ đợi. Hình ảnh đối thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha - con, nhưng họ cùng hướng về ước muốn nhất định, cùng tồn tại song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai. Khung cảnh đại dương mãi chói chang, huyền diệu:

Sau trận mưa rả tích
Đất càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng.

Đọc câu thơ ta cảm nhận được trước mắt ta cảnh vật bỗng tươi đẹp hơn. Bãi cát trải dài mịn màng như được một bàn tay thần kì nào đó đêm qua vuốt ve. Nước biển trong một màu biếc khơi gợi trong ta một cảm xúc dạt dào như muốn chạy ùa vào lòng biển. Khung cảnh tươi đẹp ấy chỉ có được sau một trận mưa đêm dai dẳng liên tục. Biển đẹp vàng càng trong sáng bao nhiêu thì trận mưa đêm qua càng kéo dài, da diết bấy nhiêu. Cũng như hai cha con trong bài thơ, bóng người cha có dài và gầy đi thì sự chài nịch mới có được ở người con. Đó là quy luật của tạo hóa. Những điều gì mà trước đó con người làm chưa tốt, chưa xong như sự rả rích của trận mưa thì ngày sau mới có được vẻ đẹp vừa mịn vừa trong mà con người nhận thực được là thế hệ dìu dắt nhau đi như thể truyền cho nhau những mơ ước của mình. Người cha chỉ dẫn cho con bước đi trong một thế giới tràn ngập màu hồng của một chân trời tương lai đang mở rộng. Ánh mai hồng như những sợi tơ nắng đang nhẹ nhàng chiếu sáng mở đầu cho một ngày mới. Phải chăng trong tầm mắt nhà thơ, người con đang được thừa hưởng những gì cao quý, đẹp nhất của người cha và trong lòng chợt lóe lên những tia mơ ước đầu tiên về một tương lai sáng, một màu hồng hạnh phúc Một tâm trạng náo nức thúc giục cậu bé thốt ra một câu hỏi thơ ngây:

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

Đọc khò thơ tiếp theo, ta hình dung được tâm hồn người đi trước chợt dạt dào niềm cảm xúc, tướng như say trong niềm vui khi cảm nhận được bước chân đang nhịp chắc nịch trên bờ của tuổi trẻ, một cánh cửa rộng mở, một chân trời mới của thế hệ sau mình. Chính người cha đã dệt cả vẻ đẹp tiềm ẩn của biển vào lòng con mình khi dìu dát cậu bé bước đi trên nền của biển mà chỉ cần một chút nữa thôi con mình sẽ ùa ra hiến được. Người con nao nức lắc tay cha, một phản xạ thật nhanh trước những gì cha đã gợi cho mình. Tiếng Cha ơi! thốt lên sao trìu mến lạ lùng, cậu bé hồn nhiên hói cha khi thấy trước mắt mình bao la sóng nước mà nhà cửa, cây cối, con người sao không thấy đâu cả? Câu hỏi tu từ như dội vào lòng người đọc bởi diệp từ không thấy. Thật hạnh phúc khi cả hai cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức muốn tìm hiểu về biển. Chính cái không thấy ấy sẽ tạo cho đứa con một mơ ước mình sẽ đi tìm tại sao biến chỉ toàn một màu sắc, nước bao la.

Với một thái độ trìu mến, người cha tâm sự:
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà vẫn là đất nước của ta
Những nơi đó cha chưa hề đi đến.

Người cha không hề tỏ ra một sự ngạc nhiên nào trước câu hỏi của con mà còn khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ của con. Con sẽ giải đáp được thắc mắc của mình khi chính con đã trở thành một thủy thủ, gắn bó với đại dương. Lúc đó biển sẽ đáp lời con. Thế nhưng cha vẫn chưa từng đi đến mặc dù cha biết biên ở tận một nơi xa xăm nào đó sẽ có cây, cửa, nhà, chứng tỏ ở người cha cùng đã từng ấp ủ ước mơ như người con và có lần tìm hiểu về điều đó nhưng vẫn chưa tận mát giải đáp được câu hỏi của mình. Khổ thơ hoàn toàn là lời tâm sự của người cha đối với con. Mồi một con người, ai cũng từng trải qua tuổi thơ ngáy ngô với những ước mơ vô tận nhưng chưa hẳn đà có khả năng thực hiện được. Tiếp tục theo những cánh buồm của hai cha con.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mái cuối chân trời.

Vần với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Họ đã bước đi rất láu, như hòa nhập trong lòng biển, trong nhịp bước song song trên cát từ buổi bình minh của ngày mới đến lúc nắng đã lên cao. Hình ảnh nắng chảy trên vai là hình ảnh vừa thực vừa trừu tượng. Hai cha con như say sưa đến nỗi nắng đá tỏa rạng và như tung tàng đùa giỡn bên họ càng tô đậm thêm hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con. vẻ mặt trầm ngâm của người cha làm câu thơ như dừng hẳn lại pha lẫn ánh mắt tiếc nuối trước mơ ước xa xăm mà mình vẫn chưa đạt được. Ngay từ thời gian đầu bước đi trên cát, người con đâ tiếp nhận một vẻ đẹp kì bí của biển, trong lòng chợt lóe lên những mong muốn được bay bổng giữa biển khơi. Bước những bước xa và dài hơn ánh mai do giờ đây đã là những ánh nắng chững chạc thực sự. Cậu bé giờ đây như lớn hơn khi thốt lên:

Cha mượn cho con buồm trăng nhé

Để con đi…

Lời tin thầm vang lên từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn trẻ thơ. Chính vì biển quá bao la mà cậu bé muốn khám phá trên một cánh buồm “trăng” đầy ước mơ tuổi thơ. Con đã “trở” cánh buồm, phải chăng cậu bé đã các định cho mình một tương lai nhất định, một mục tiêu mà mình sẽ theo đuổi trong đời. Ở người cha, tự tưởng, mơ ước của ông còn bó hẹp trong khuôn khổ đất nước của ta nhưng vẫn chưa đạt đến. Riêng đứa con, chỉ với ba từ “để con đi” thì hoàn toàn không gò bó trong một khoảng trời nào. Người con muốn đi khắp nơi, muốn “xông pha” trên biển cả. lời nói của trẻ thơ quá đỗi hồn nhiên nhưng ấp ủ một hoài bảo đáng yêu, đáng ca ngợi. Thế đấy! Nhà thư Hoàng Trung Thông quá tinh tè khi so sánh hai thế hệ già - trẻ. Cùng là một mục đích, niềm say mê cuộc sống, nhưng người đời sau vẫn nổi bật hơn với mong muốn vượt xa hơn trong tương lai. Lời nói của con như làm bừng tỉnh tâm hồn người cha, khơi gợi trong ông những hối ức xa xôi:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiêng của lòng cha từ một thời sâu thẩm?
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Ôi! Câu thơ tha thiết quá! Tâm sự của người cha như trải dài trong suốt khổ thơ gợi cho ta một niềm xúc động thực sự. Biết đâu từ thuở xa xưa nào đó, hình người cha đã từng ngây thơ gửi hồn mình trong ước mơ được gắn bó, sống với biển? Cha đã nuôi ước mơ của mình từ những lời ru ngọt ngào muôn thuở của biển khơi, đã từng bước đi trong lòng ưu ái của thiên nhiên nơi đại dương; đã một thời thắc mắc về sự thiếu vắng cuộc sống đông vui của con người trên mặt. biển bao la... Người cha như thể đứng lặng người trước ước mơ của con. Con ơi! Có lẽ nào cha đã gập lại mình trong tiếng ước mơ con. Ngày xưa từ trong một khoáng thâm thảm của hồn mình, cha đã từng mơ ước như con, nhưng cha chỉ mong được đi trên những nơi mà vẩn là đất nước của ta mà thôi. Ngày nay cùng với mơ ước đó nhưng con mong muốn được vượt xa hơn, theo cánh buồm căng phông tiếng sóng của lòng mình lao đi đến nơi tận cùng của biển khơi vô tận...

Nhà thơ Hoàng Trung Thông đâ sống thực sự với những ước mơ con người mới thể hiện được một cách tinh tế và đặc sắc một khát vọng sống như “cháy bóng” trong mỗi thế hệ con người. Bài thơ vừa trầm lắng vừa bay bổng trong nhịp thơ tự do như giàn trải ào ạt những xúc cảm dạt dào của tác giả. Cán ĩ buồm là một phương tiện chắp cánh cho con người bay xa trong chân trời rộng mở bao la như biển cả. Tuy nhiên, ta đừng nên hiểu bài thơ theo một khuôn khô chật hẹp là Hoàng Trung Thông chỉ ca ngợi những ước mơ khám phá biển khơi thôi, mà bất cứ một hoài bão nào của con người đều đáng trân trọng một khi đó là những suy tướng có ích xây dựng cuộc đời, xã hội ngày một tươi đẹp hơn khiến cho cuộc sống trở nên mịn màng hơn để xã hội luôn tưng bừng nếp sống vui tươi trong sáng. Tuổi thơ thường khát khao một hoài bão lớn nhưng không nhất thiết là hướng về biển khơi. Có thể đó là những nhà máy, công trường... nhưng tất cả đều xa vời, rộng lớn như biển ca và ước mơ dó sè dược nuôi dưỡng, dưa dấy theo sức căng của từng cánh buồm. Muốn vậy, mỏi con người cần lao vào khám phá, hãy cố gắng thực hiện mơ ước của mình như người con trong bài thơ dáng yêu trong ngừ Dế con đi... mặc dù cậu bé vẫn còn đang bỡ ngỡ trước bậc thang của ước mơ, hãy còn bước đi trên bãi cát nhưng đã mong muốn được bay theo cánh buồm đến tận khơi xa.

Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người…

3. Phân tích Những cánh buồm ngắn gọn

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm viết về tình cảm gia đình, nhiều hơn cả chính là những tác phẩm viết về tình mẫu tử. Tình phụ tử cũng là tình cảm thiêng liêng không kém tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi người, nhưng dường như có ít tác phẩm viết về nó hơn. Nổi bật trong những tác phẩm viết về tình phụ tử chính là bài thơ Những cánh buồm của tác giả Hoàng Trung Thông được in trong tập thơ cùng tên, xuất bản năm 1964. Bài thơ là cuộc trò chuyện khi dạo chơi trên biển của hai cha con, cuộc trò chuyện tâm tình nhưng lại vô cùng ấm áp và mang tới nhiều thông điệp ý nghĩa.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi hai cha con đi dạo:

"Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong

Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

Nghe con bước, lòng vui phơi phới."

Cha dẫn con đi chơi ở một nơi thật đẹp làm sao! Đó là bờ biển với bãi cát rộng lớn và ánh mặt trời chiếu lung linh biển xanh. Cảnh tượng đó thật lộng lẫy và trong trẻo. Hình ảnh hai cha con bắt đầu được nhà thơ Hoàng Trung Thông khắc hoạ ở những câu thơ tiếp theo. Được ánh mặt trời chiếu vào, người cha cao lớn nay có một chiếc bóng "dài lênh khênh", còn người con nhỏ bé lại có chiếc bóng "tròn chắc nịch". Hai chiếc bóng đối lập với nhau tạo nên bức tranh cha con thật đáng yêu và ấm áp. Chiếc bóng không chỉ thể hiện độ tuổi bên ngoài của hai cha con mà còn thể hiện cả độ tuổi tâm hồn, người cha là một người trưởng thành, với suy nghĩ chín chắn còn người con vẫn còn nhỏ bé với suy nghĩ thơ ngây, trong sáng. Khung cảnh dạo chơi của hai cha con trở nên thoáng đãng và yên bình hơn nhờ trận mưa đêm hôm trước, mưa đã khiến cho cát mịn, biển đã xanh nay lại trong hơn. Ánh nắng sau cơn mưa có một màu hồng nhẹ dễ chịu và mộng mơ. Dắt con đi, nghe tiếng con bước, người cha hạnh phúc trong lòng, niềm vui "phơi phới". Đây là niềm hạnh phúc của bậc cha mẹ khi thấy con mình lớn khôn, khoẻ mạnh chơi đùa. Tình yêu của cha dành cho con đã ngập tràn trong không gian thiên nhiên tươi đẹp.

Người con vẫn là một đứa trẻ ngây thơ và trong sáng với những câu hỏi rất ngộ nghĩnh và dễ thương:

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Với câu hỏi ngây thơ tưởng chừng dễ trả lời của trẻ con thật ra lại là những câu hỏi khó trả lời nhất. Nhưng người cha vẫn cố gắng giải thích cho con hiểu, để tâm hồn thơ ngây của con được bảo vệ và phát triển:

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Xung quanh trẻ em luôn là mười vạn câu hỏi vì sao. Người cha đã trả lời câu hỏi của con cách trung thực và gợi mở cho con kĩ năng tự tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.

Cha lại dắt tay đứa con nhỏ đang tò mò về thế giới đi tiếp bên bờ biển:

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”

Ánh nắng giờ đây đã "chảy đầy vai" hai cha con. Đây là một hình ảnh miêu tả vô cùng thú vị của nhà thơ Hoàng Trung Thông, ánh nắng lại có thể chảy ra như chất lỏng, lan xuống khắp vai người nó chiếu vào. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã được Hoàng Trung thông sử dụng thật điêu luyện. Sau câu hỏi của con, người cha "trầm ngâm" hướng ánh mắt ra đến cuối chân trời. Người cha đang suy nghĩ điều gì? Có lẽ là suy nghĩ về đứa con thơ nay đã biết hỏi những câu hỏi phong phú và ý nghĩa, cha thấy con đang lớn lên từng ngày, rồi một ngày kia, con cũng sẽ như cánh buồm đi đến những nơi xa để lập nghiệp và nhìn ngắm thế giới này. Con lại chỉ vào cánh buồm và bảo cha mượn cánh buồm trắng như lời cha kể giúp con, để con đi. Lời nói vô tư, hồn nhiên của con đã thể hiện sự ham học hỏi, khát khao được khám phá thế giới rộng lớn. Câu nói của con làm cho cha nhớ về quá khứ:

"Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con."

Khi cha còn bé cũng như con, cũng ước ao được đi khắp muôn nơi, tận mắt nhìn ngắm mọi vật với đôi mắt hiếu kỳ. Nhưng giờ cha đã có tuổi, cuộc sống bộn bề, gánh trên vai nhiều trách nhiệm, thế giới thì quá rộng lớn, cha không có thời gian để khám phá hết mọi thứ chưa từng biết như hồi bé nữa. Nghe câu nói của con cùng với tiếng sóng vỗ êm dịu như đang "thì thầm", người cha như tìm được chính mình ở nơi "xa thẳm" quá khứ. Hai câu thơ cuối bài thơ thật ý nghĩa, nhờ tiếng ước mơ của con, người cha đã được gặp lại chính mình khi bằng tuổi con. Đây cũng chính là sự kỳ vọng, gửi gắm của người cha tới con, mong con sẽ phát triển, hoàn thành ước mơ của con cũng chính là ước mơ của mình.

Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông mang lại cảm giác thật nhẹ nhàng và yên bình cho người đọc. Qua đó, thể hiện tình cha con sâu sắc và ước mơ muốn khám phá thế giới của trẻ thơ. Những ước mơ ngây ngô đó sẽ góp phần làm nên một thế giới tươi đẹp cho trẻ thơ, chủ nhân tương lai của đất nước.

4. Cảm nhận về bài thơ Những cánh buồm

Thơ đích thực nói lên thật xúc động niềm vui, nỗi đau của con người. Thơ hay diễn tả được ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của đồng loại. Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay.

Cánh buồm là một biểu tượng. Bài thơ vừa ca ngợi tình cha - con, vừa nói lên ước mơ và hạnh phúc của thiếu nhi, người chủ tương lai của đất nước. Sau trận mưa đêm rả rích, cảnh bình minh trên biển rất đẹp, ấm áp, tráng lệ, tinh khôi:

“Anh mặt trời rực rỡ biển xanh
(...) Cát càng mịn, biển càng trong”.

Hai cha con dạo chơi trên bãi biển vào “một sớm mai hồng”. Cảnh biển bình minh sau cơn mưa đêm rả rích mang hàm nghĩa đất nước ta trong khung cảnh hòa bình:

“Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.

Một hình ảnh thể hiện tình cha con thân thiết. Hạnh phúc đơn sơ, bình dị mà sâu nặng nghĩa tình. Tình cảm gia đình chan hòa trong tình đất nước. Phải nhiều máu đổ xương rơi mới có cảnh yêu thương ấy. Con lần đầu tiên đến với biển. Ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước cảnh biển rộng mênh mông. Con “chỉ thấy...” và “không thấy...”:

“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Người cha sung sướng “lòng vui phơi phới” khi nghe con bước. Cha âu yếm “mỉm cười xoa đầu con nhỏ”. Hai cuộc đời nối tiếp. Hai thế hệ cha và con. Con sẽ đi tiếp hành trình của cha. Con đường cách mạng của cha anh sẽ được các thế hệ trẻ đi tiếp. Phía trước là chân trời Tổ quốc bao la:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Những nơi đó cha chưa hề đi đến

Hình ảnh “cánh buồm” trong đoạn thơ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng và sức mạnh của thời đại mà Đảng và Bác Hồ sẽ nâng cánh ước mơ cho thế hệ trẻ Việt Nam đi tới mọi chân trời. Hoàng Trung Thông đã sử dụng hình thức đối thoại tâm tình để nói lên mơ ước tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Các điệp từ: “sẽ có... có... có”, và từ “vẫn là” đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào ước mơ sẽ trở thành hiện thực.

“Cánh buồm xa”, “buồm trắng” ở đoạn cuối tượng trưng cho khát vọng lên đường của con, của thế hệ trẻ để hiến dâng và phục vụ, để lao động và sáng tạo xây dựng Tổ quốc phồn vinh:

“Con lại trỏ cánh buồm xa, nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”

Câu cuối bài thơ: “Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận - Cha gặp lại mình trong ước mơ con” đã thể hiện một cách cảm động niềm hạnh phúc lớn lao của cha anh, những người mở đường sung sướng, tự hào về cháu con, về thế hệ trẻ Việt Nam sẽ biến ước mơ đẹp thành hiện thực. Cha và mẹ, thầy giáo và cô giáo cùng với nhân dân vĩ đại sẽ làm hết mình để nâng cánh ước mơ tuổi thơ.

Ngoài tình cảm cha - con, bài thơ “Những cánh buồm” đã nói lên thật hay, thật gợi cảm ước mơ và khát Vọng lên đường của tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại mới.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 22.197
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm