Soạn Văn 7 Cánh Diều bài Bạch tuộc hay nhất

Giuyn-véc-nơ là một tiểu thuyết gia, nhà soạn kich và nhà thơ người Pháp. Văn bản Bạch tuộc là đoạn trích từ tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu soạn bài Bạch tuộc lớp 7 trang 60 để các em có thêm những gợi ý chuẩn bị bài Bạch tuộc cũng như tìm hiểu về tác giả Giuyn-véc-nơ trả lời câu hỏi trang 64 SGK văn 7 tập 1 Cánh Diều.

1. Soạn bài Bạch tuộc tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

- Giuyn Véc-nơ (1828- 1905), Pháp.

- Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "cha đẻ" của thể loại này.

- Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển.

- Văn bản thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng.

- Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của nhân vật Tôi).

Bố cục văn bản Bạch tuộc:

2 phần

+ P1: Từ đầu… đèn trên trần bật sáng

- Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ.

+ P2: Còn lại:

- Cuộc chiến của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.

2. Tóm tắt văn bản Bạch tuộc

Tham khảo

Tóm tắt văn bản Bạch tuộc lớp 7

3. Đọc hiểu văn bản Bạch tuộc

Câu 1. Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.

Từ nhan đề Bạch tuộc, em dự đoán nội dung chính của văn bản viết về loài bạch tuộc sống dưới biển.

Câu 2. Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng gì?

Lời kể của nhân vật “tôi” trong đoạn trên đang kể lại sự kiện từng diễn ra tại quần đảo Lu-cai.

Tác dụng:

Làm tăng tính khách quan, chân thật cho câu chuyện vì nhân vật “tôi” là một trong những người từng được chứng kiến sự kiện diễn ra tại quần đảo Lu-cai.

Bộc lộ được cảm xúc trong lời kể, làm tăng sự thuyết phục.

Câu 3. Hình dung con bạch tuộc qua miêu tả của nhân vật tôi.

Bằng trí tưởng tượng phong phú, miêu tả rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng, tác giả giúp độc giả hình dung được bạch tuộc là một loài vật đáng sợ - một con vật rất to lớn, như một con quái vật dưới biển sâu:

+ Dài chừng tám mét.

+ Nó bơi lùi rất nhanh.

+ Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy.

+ Tám chân từ đầu mọc ra, dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong.

+ Có hai trăm rưỡi cái giác ở trong vòi.

+ Hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại.

+ Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.

+ Thân hình thoi.

+ Nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.

+ Màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ.

+ Vòi bạch tuộc có khả năng mọc lại.

Câu 4. Chuyện gì xảy ra với con tàu?

Con tàu No-ti-lớt bỗng dừng lại, toàn thân rung lên. Nó đứng yên không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa.

Câu 5. Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”?

- “giáp chiến” có thể hiểu là đánh nhau ở khoảng cách gần.

Câu 6. Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?

Cuộc giáp chiến kết thúc khi lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ lại chiến trường mà lặn xuống biển sâu.

Câu 7. Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?

Mắt Nê- mô ứa lệ vì: một con bạch tuộc đã dùng vòi quấn chặt lấy một thủy thủ. Sau khi chỉ còn một chiếc vòi quấn chặt lấy thủy thủ ấy, nó đã lặn xuống biển sâu. Người thủy thủ đã vĩnh viễn ra đi. Đó là biểu hiện tình yêu thương với người đồng đội xấu số.

4. Trả lời câu hỏi bài Bạch tuộc trang 64

Câu 1. Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào?

Xem gợi ý trả lời

Câu 2. Nêu ra một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

+ Bạch tuộc có đuôi và đuôi có thể mọc lại.

+ Khối thịt của bạch tuộc nặng chừng hai mươi,hai lăm tấn.

+ Mực đen của bạch tuộc không gây hại cho con người.

Câu 3. Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?

Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học:

Từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài tảo khổng lồ.

Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu, tàu chạy bằng chân vịt, sức chiến đấu của con tàu, súng bắn…

Câu 4. Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản như thế nào?

Đoàn thủy thủ dũng cảm, kiên cường chống lại lũ quái vật biển sâu. Trong cuộc chiến đó, ta không chỉ thấy được sự anh dũng mà còn thấy được tinh thần đoàn kết, tình yêu thương.

Những người thủy thủ không ngại nguy hiểm để cứu đồng đội của mình, và họ rất đau đớn trước sự hi sinh của một người đồng hương.

Câu 5. Nhân vật nào trong văn bản Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4-5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này?

Xem gợi ý trả lời.

Câu 6. Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?

- Văn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ. Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tinh yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ.

- Bài học: Khi gặp khó khăn hay hiểm nguy, hãy dũng cảm đói mặt với nó, hãy “ chiến đấu” với những thử thách đến cùng. Chiến thắng sẽ thuộc về những người kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ.

Hãy biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn; không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà bỏ mặc người khác.

Đoàn kết sẽ taọ nên sức mạnh để vượt qua, chiến thắng được khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 2.103
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm