Qua bài thơ Ông đồ em hiểu gì về tục xin chữ mỗi dịp Tết đến xuân về

Em hiểu gì về tục xin chữ mỗi dịp Tết đến qua bài Ông đồ

Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục xin chữ mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào. Đây là nội dung câu hỏi số 6 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số gợi ý giúp các em trả lời câu hỏi trên và hoàn thành tốt phần soạn bài Ông đồ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 bộ Cánh Diều nhé.

Câu hỏi 6 trang 48 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều

Gợi ý 1:

Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam.

Tục xin chữ - cho chữ cũng bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang. Đây là nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc và bình an.

Gợi ý 2:

- Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về là một nét đẹp văn hóa của nhân dân ta. Xin chữ đầu năm cũng là một cách để người ta thể hiện sự coi trọng đạo học. Khi ông đồ cho chữ là thực hiện bằng bút lông, mực đen và viết trên giấy đỏ - một loại giấy mỏng trong. Viết chữ trên giấy đỏ để mong muốn một năm may mắn và nhiều tài lộc. Thư pháp có nhiều kiểu chơi, từ những bức liễn nhỏ xíu dùng để treo cây mai đến những bức thư pháp cỡ lớn treo tường, bên cạnh những bức thư pháp viết lên giấy mành, giấy mỹ thuật, viết trên trúc thì còn có cả những sản phẩm thư pháp viết trên gỗ, viết trên bình gốm bát tràng.

- Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh ông đồ ngồi cạnh giấy đỏ và mực đọng, bút nghiên gác.

Hình ảnh vẽ ông đồ

Hình ảnh vẽ ông đồ

Hình ảnh vẽ ông đồ

Hình ảnh vẽ ông đồ

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.988
0 Bình luận
Sắp xếp theo