Soạn bài Chất làm gỉ lớp 7 Cánh Diều siêu ngắn
Soạn bài Chất làm gỉ ngắn nhất
- Soạn bài Chất làm gỉ tác giả tác phẩm
- Tóm tắt Chất làm gỉ
- Soạn bài Chất làm gỉ Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
- Chuẩn bị trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
- Đọc hiểu văn bản Chất làm gỉ
- Câu 1 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
- Câu 2 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
- Câu 3 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
- Câu 4 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
- Câu 5 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
- Câu 6 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Soạn bài Chất làm gỉ lớp 7 Cánh Diều - Văn bản Chất làm gỉ là một tác phẩm truyện khoa học viễn tưởng của nhà văn nổi tiếng người Mỹ Ray Bradbury Douglas đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn lớp 7 tập 1 bộ sách Cánh Diều bài Truyện khoa học viễn tưởng. Sau đây là mẫu soạn bài Chất làm gỉ sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi trang 69 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 Cánh Diều.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Soạn bài Chất làm gỉ tác giả tác phẩm
1. Tác giả
* Tiểu sử:
- Rây Bret-bơ-ry(Ray Bradbury Douglas) (22/8/1920- 5/6/2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng và bí ẩn người Mĩ.
- Là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ XX và XXI của nước Mĩ.
- Ông đã được giải thưởng Franh-klin (Franklin) và O Hen-ry (O Henry)
2. Tác phẩm
* Các tác phẩm chính:
Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như Xứ Tháng Mười(The Martian Chronicles -1950) và Người minh họa (The Illustrated Man, 1951). Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.
3. Bố cục
Chia văn bản làm 2 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Tạm biệt đại tá”: Cuộc trò chuyện về chất làm gỉ của đại tá và trung sĩ trẻ tuổi.
- Đoạn 2: Còn lại: Chất làm gỉ của viên trung sĩ phát huy tác dụng
Tóm tắt Chất làm gỉ
Soạn bài Chất làm gỉ Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Chuẩn bị trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Đọc trước truyện ngắn Chất làm gỉ, tìm hiểu thêm các tư liệu về truyện khoa học viễn tưởng và thông tin tác giả Rây Brét-bơ-ry.
Gợi ý
1. Truyện khoa học viễn tưởng
- Truyện khoa học viễn tưởng là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học, thường khám phá hoặc dự đoán những hệ quả, hậu quả tiềm tàng của những đổi mới trong khoa học, xã hội và công nghệ.
2. Tác giả
Ray Bradbury Douglas (22 tháng 8 năm 1920 — 5 tháng 6 năm 2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng, và bí ẩn người Mỹ. Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như The Martian Chronicles (1950) và Người minh họa (The Illustrated Man, 1951), Ray Bradbury là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20 và 21 của nước Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.
Em đã thấy gỉ sắt bao giờ chưa? Hãy tìm hiểu và miêu tả hiện tượng sắt bị gỉ sẽ thế nào?
Em đã thấy gỉ sắt rất nhiều lần rồi.
Gỉ sét (hay rỉ sét) là sắt bị oxy hóa. Gỉ sét được hình thành do sắt kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt sắt thép bị rỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Nếu có đủ thời gian, oxy và nước, bất kỳ khối sắt nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân hủy.
Đọc hiểu văn bản Chất làm gỉ
Câu 1 trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Đại tá muốn làm gì với viên trung sĩ?
Gợi ý
Đại tá muốn thuyên chuyển viên trung sĩ đi nơi khác, có thể là sang bên kia đại dương và phục vụ trong một quân đoàn nào đó thật xa.
Câu 2 trang 66, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Viên trung sĩ muốn gì?
Gợi ý
Viên trung sĩ muốn sống không có chiến tranh. Anh muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm, những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố có lấp đầy nhựa đường.
Câu 3 trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Đại tá có tin vào ý tưởng của viên trung sĩ không?
Gợi ý
Đại tá không tin vào ý tưởng của viên trung sĩ
Câu 4 trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Tại sao đại tá lại khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu?
Gợi ý
Đại tá khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu vì đại tá nghĩ rằng viên trung sĩ bị hoang tưởng và có vấn đề về thần kinh.
Câu 5 trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Viên trung sĩ đã nêu các dự định gì của mình
Gợi ý
Viên trung sĩ muốn biến những cỗ đại bác thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột bom trở nên vô hại và xe tăng đổ rụi, nằm im trong các hố đầy nhựa đường để chiến tranh kết thúc.
Câu 6 trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Đến lúc này, đại tá có tin những điều viên trung sĩ nói không?
Gợi ý
Đến lúc này, đại tá vẫn chưa tin viên trung sĩ
Câu 7 trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Nội dung phần (2) kể về chuyện gì?
Gợi ý
Phần 2 kể về việc viên đại tá cho rằng những ý nghĩ của trung sĩ là điên rồ và gọi cho bác sĩ để chữa trị cho anh ta. Nhưng sau đó, tất cả những điều mà trung sĩ nói lại trở thành hiện thực khi súng và các thiết bị điện tử bị hóa thành bột mịn khiến đại tá tức điên lên.
Câu 8 trang 68, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Vì sao người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá?
Gợi ý
Người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá bởi những khẩu súng cảu họ đã bị viên trung sĩ biến thành thành bụi gỉ sắt màu vàng.
Câu 9 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Kết thúc truyện có gì đặc sắc? Liệu đại tá có làm gì được viên trung sĩ không?
Gợi ý
Kết thúc truyện đặc sắc ở chỗ, đại tá đã không dùng đến vũ khí bằng sắt, thép mà dùng vũ khí bằng gỗ để tóm viên trung sĩ. Đại tá có thể làm gì được viên trung sĩ vì đại tá có sức khỏe và vũ khí gỗ chắc nịch. Đại tá cũng có thể không làm gì được viên trung sĩ vì anh ta đã có sự chuẩn bị từ trước.
Câu 1 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Truyện kể về việc gì? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
Gợi ý
Truyện kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách làm gỉ tất cả các loại súng máy, xe tăng. Viên đại tá đã cho rằng những ý tưởng đó là điên rồ và gọi điện cho bác sĩ nhưng sau đó lại tức điên lên vì những điều trung sĩ nói đều trở thành hiện thực.
Truyện có các nhân vật: đại tá, trung sĩ, bác sĩ và quân lính. Trong đó đại tá và trung sĩ là hai nhân vật chính
Câu 2 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? Ý tưởng về "chất làm gỉ" của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Đoạn văn nào trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy?
Gợi ý
- Em hiểu “chất làm gỉ” là chất khiến các loại súng máy, vũ khí chiến tranh bị hóa thành bột hoặc vô hiệu hóa, không thể thực hiện chức năng chiến đấu, giết chóc
- Đoạn văn nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng chất làm gỉ thể hiện rõ nhất ở đoạn viên trung sĩ giải thích cho ông đại tá ý tưởng khoa học của mình: “Phát minh này dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳn biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá huỷ sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lí và luyện kim... Trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó, hơi nước sẽ tự làm công việc của nó.”.
Câu 3 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của "chất làm gỉ' được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn nào?
Gợi ý
Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở lời đối thoại nói về ước mơ của viên trung sĩ qua đoạn văn: “Các thiết bị của tôi nhỏ đến nỗi có thể nhét vừa trong bao diêm. Tầm hoạt động của nó là chín trăm dặm. Tôi có thể điều chỉnh nó cho bất cứ loại thép nào và trong vài ngày đi khắp châu Mỹ. Những quốc gia khác không thể sử dụng thiết bị này, vì tôi sẽ huỷ diệt ngay cứ phương tiện kĩ thuật nào chống lại chúng ta. Sau đó, tôi sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, tôi sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm hoạ chiến tranh.”
Câu 4 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Ý tưởng dùng "chất làm gỉ" để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?
Gợi ý
Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa xóa bỏ vũ khí để chấm dứt chiến tranh.
Câu 5 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Hãy nêu nhận xét của em về tính cách nhân vật đại tá trong truyện
Gợi ý
Là cấp trên của trung sĩ trẻ, có quyền lực chỉ huy đơn vị.
- Mong muốn tầm thường, vì lợi ích của cuộc chiến tranh
- Ông gạt phăng tất cả những dự định, ước mơ của trung sĩ và khăng khăng yêu cầu cấp dưới phải làm theo mệnh lệnh.
=>Viên đại tá là người có tính cách nóng nảy, bị kích động, không biết lắng nghe và tin tưởng cấp dưới, chuyên quyền độc đoán, bảo thủ.
Câu 6 trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Người viết gửi gắm ước mơ gì qua câu chuyện? Điều đó còn có ý nghĩa với xã hội hiện nay không? Vì sao?
Gợi ý
Truyện thể hiện ước mơ xóa bỏ vũ khí, chấm dứt chiến tranh của người viết. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội hiện nay. Khi các nước phát triển đang chạy đua vũ trang, phát minh ra các loại vũ khí vô cùng tân tiến thì nguy cơ bùng phát chiến tranh lại càng cao. Chính vì thế tác phẩm này đã thể hiện một ước mơ về một chất có thể giúp xóa bỏ các loại vũ khí chết chóc, hướng đến mục đích vì hòa bình của thế giới.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nhân vật nào trong đoạn trích Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất?
Tóm tắt văn bản Bạch tuộc lớp 7
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
Tìm hiểu tác giả Vũ Đình Liên
Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa
Đoạn trích bạch tuộc kể về sự kiện gì? Tình huống nào được mô tả hấp dẫn nhất?
Tìm hiểu tác giả Đỗ Trung Lai
- Soạn Bài mở đầu Ngữ văn 7 Cánh Diều
- Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng ngắn nhất
- Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 7 trang 21
- Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ trang 31
- Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích
- Dựa vào văn bản ở mục “Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 7 trang 36
- Soạn bài Tự đánh giá Bố của Xi Mông siêu ngắn
- Soạn Văn 7 bài Mẹ - Đỗ Trung Lai trang 44 siêu hay
- Soạn bài Ông đồ lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 lớp 7
- Soạn bài Tiếng gà trưa lớp 7 Cánh Diều ngắn
- Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất (3 mẫu)
- Vì sao chúng ta luôn nghĩ về người thân mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?
- Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa?
- Viết đoạn văn ngắn biểu cảm từ 5-7 câu về kỉ niệm tuổi thơ mà em ấn tượng trong bài thơ Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ Cánh Diều
- Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ (hay, ngắn gọn)
- Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề trang 54 lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá Một mình trong mưa trang 56 siêu ngắn
- Soạn bài Bạch tuộc lớp 7 ngắn nhất
- Soạn bài Chất làm gỉ lớp 7 Cánh Diều siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 69, 70
- Thực hành đọc hiểu Nhật trình Sol 6 lớp 7 Cánh Diều
- Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7
- Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề lớp 7 Cánh Diều trang 77
- Soạn bài Một trăm dặm dưới mặt đất lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng Phương Nam ngắn nhất
- Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất
- Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng lớp 7
- Nói và nghe thảo luận nhóm về một vấn đề trang 96 - Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 1
- Soạn bài Ca Huế lớp 7 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Hội thi thổi cơm lớp 7 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt trang 109 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
- Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang lớp 7 Cánh Diều
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi Cánh Diều
- Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng lớp 7 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội lớp 7 Cánh Diều
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn lớp 7 Cánh Diều tập 2
- Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Cánh Diều tập 2
- Tự đánh giá trang 17 Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 2
- Soạn bài Những cánh buồm lớp 7
- Soạn bài Mây và sóng lớp 7 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 25 Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Mẹ và quả
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lớp 7 Cánh Diều
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề lớp 7 trang 31 Cánh Diều
- Tự đánh giá Rồi ngày mai con đi
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Cánh Diều
- Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 42 Cánh Diều tập 2
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất
- Viết bài văn trả lời cho câu hỏi thế nào là lối sống giản dị lớp 7
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Cánh Diều
- Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
- Tự đánh giá Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Viết đoạn văn suy nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt trong bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ
- Soạn bài Cây tre Việt Nam lớp 7 tập 2 Cánh Diều
- Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 62 tập 2
- Thực hành đọc hiểu Trưa tha hương
- Soạn Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7 Cánh Diều tập 2
- Tự đánh giá Tiếng chim hót trong thành phố
- Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ
- Soạn bài Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 82 tập 2 Cánh Diều
- Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
- Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
- Viết bản tường trình lớp 7 Cánh Diều
- Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói lớp 7 Cánh Diều
- Tự đánh giá Một số phương tiện giao thông của tương lai
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 7 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 Cánh Diều
Soạn bài Đẽo cày giữa đường lớp 7 Cánh Diều
Cậu bé Côn phê phán điều gì và coi trọng giá trị nào ở nhân vật vua Thục?
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi thế nào là lối sống giản dị lớp 7
Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai siêu hay
Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài trang 86