Soạn bài Những cánh buồm lớp 7 ngắn nhất

Soạn văn 7 bài Những cánh buồm - Những cánh buồm là một trong những bài thơ hay về tình cha con của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Bài thơ là bức tranh đẹp về cảnh thiên nhiên đất nước hòa chung với những ước mơ của con trẻ và cũng là ước mơ thời thơ ấu của cha. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn Văn 7 Cánh Diều tập 2 trang 21 giúp các bạn trả lời các câu hỏi khi học văn bản Những cánh buồm.

Soạn bài Những cánh buồm lớp 7 Cánh Diều

Soạn bài Những cánh buồm lớp 7 tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

- Hoàng Trung Thông (1925 - 1993)

- Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

- Thơ của ông giản dị, cô đọng, chứa đựng cảm xúc trong sáng.

- Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc.

2. Tác phẩm

- Thể thơ: thơ tự do

- Xuất xứ: Bài thơ Những cánh buồm rút ra từ tập thơ cùng tên (1964).

- Phương thức biểu đạt: kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự.

- Bố cục (3 phần)

+ P1: Từ đầu …lòng vui phơi phới.

🡪 Miêu tả hình ảnh của người cha và người con đi dạo trên bãi cát

+ P2: Tiếp theo đến…để con đi

🡪 Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con

+ P3: Còn lại

🡪 Cảm nhận của người cha.

Soạn bài Những cánh buồm lớp 7 Cánh Diều

Nội dung bài thơ Những cánh buồm

Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

Đọc hiểu văn bản Những cánh buồm lớp 7

1. Lưu ý các từ ngữ chỉ không gian, thời gian ở hai khổ thơ đầu.

- Bối cảnh bài thơ: hai cha con cùng nhau dạo bờ biển.

2. Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng?

Các từ láy có trong bài:

Lênh khênh: Cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, dễ đổ, dễ ngã

Rả rích: Từ gợi tả những âm thanh không to, không cao, lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài như không dứt

Phơi phới: Trạng thái mở rộng, tung bay trước gió

Trầm ngâm: Có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì

Thầm thì: Nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy

3. Người cha có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?

- Cử chỉ và tâm sự của người cha:

+ Người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ của con- cũng chính là ước mơ thuở nhỏ của cha.

+ Cha tâm sự với con, đó là nơi cha chưa hề đến=> Lời nói chân thật với người con.

4. Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?

Dấu chấm lửng trong khổ thơ có tác dụng: thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng đồng thời làm giãn nhịp điệu câu thơ, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung mới.

5. Em hiểu ý dòng thơ cuối bài là gì?

Người cha tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu => Sự tiếp nối của thế hệ trẻ thực hiện ước mơ của thế hệ đi trước.

Câu 1 trang 23 SGK văn 7 tập 2 Cánh Diều

Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, các hiệp vần,...

Trả lời

- Số tiếng: 5 đến 7 tiếng.

- Số dòng: mỗi khổ thơ không cố định.

- Cách hiệp vần: tự do, không theo niêm luật quy tắc thông thường

Câu 2 trang 23 SGK văn 7 tập 2 Cánh Diều

Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển?

Trả lời

- Hai cha con trò chuyện về phía chân trời có những gì

- Miêu tả:

Sau trận mưa đêm rả rích, bầu trời và bãi biển sạch bóng. Có hai cha con dạo chơi dưới ánh mặt trời hồng rực rỡ ban mai. Bóng họ trải dài trên cát. Người cha cao gầy bóng lênh khênh, còn người con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch.

Câu 3 trang 23 SGK văn 7 tập 2 Cánh Diều

Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

Trả lời

Hình ảnh cánh buồm được nhắc lại 2 lần chứa đựng nhiều ý nghĩa: biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được mở rộng hiểu biết của người con.

Câu 4 trang 23 SGK văn 7 tập 2 Cánh Diều

Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

Trả lời

- Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ: được khám phá thế giới, đi đến chân trời mới.

=> Đó là ước mơ đẹp, thể hiện tinh thần học hỏi và muốn khám phá thế giới bằng khả năng của bản thân.

Câu 5 trang 23 SGK văn 7 tập 2 Cánh Diều

Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

Trả lời:

- Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến ước mơ của mình ngày đó: cũng là ước mơ được khám phá thế giới, đi đến chân trời mới.

- Diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của người cha trước lời đề nghị của người con: Khi con đề nghị mượn buồm trắng để con đi….lòng tôi nghẹn ngào, mênh mang, mọi thứ xung quanh cứ nhòe đi, thay vào đó là hình ảnh tôi trên chiếc buồm trắng lênh đênh ngoài biển khơi.

Câu 6 trang 23 SGK văn 7 tập 2 Cánh Diều

Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ thứ 1: Hình ảnh giàu sức gợi, vừa đối lập vừa thể hiện sự khác biệt thế hệ.

+ Thiên nhiên: mặt trời rực rỡ, biển xanh => khoáng đạt, rực rỡ, long lanh, tràn đầy sức sống

+ Hai cha con: bóng cha lênh khênh, bóng con chắc nịch => Sự đối lập vừa thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ, đồng thời thấy được sự tiếp nối bởi cha có gầy và già đi “lênh khênh” thì con mới ngày càng lớn khôn “chắc nịch”

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 3.931
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Cúc Võ
    Cúc Võ

    Rất tốt

    Amazing good jod

    Thích Phản hồi 14/02/23
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm