Soạn Văn bài Tiếng gà trưa lớp 7 Cánh Diều ngắn

Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ hay của tác giả Xuân Quỳnh kể về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả gắn với hình ảnh tiếng gà và người bà trìu mến. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Tiếng gà trưa trang 49-51 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1 giúp các em có thêm gợi ý trả lời câu hỏi bài Tiếng gà trưa lớp 7 Cánh Diều.

Soạn bài Tiếng gà trưa lớp 7 Cánh Diều

1. Bố cục bài Tiếng gà trưa lớp 7 Cánh Diều

Chia làm 3 phần:

- Phần 1 (khổ 1): Tiếng gà trưa trên đường hành quân

- Phần 2 (4 khổ thơ tiếp theo): Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu

- Phần 3 (1 khổ còn lại): Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

2. Chuẩn bị bài Tiếng gà trưa

Tác giả Xuân Quỳnh

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến.

Chủ đề chính trong những bài thơ của Xuân Quỳnh thường hướng nhiều về nội tâm như: Kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân nhưng không quá rời xa với đời sống.

Một số những tác phẩm chính của nhà thơ Xuân Quỳnh:

  • Tơ tằm – Chồi biếc (tuyển tập 18 bài thơ) thơ được in chung phần Chồi Biếc, NXB văn học, 1963.
  • Hoa dọc chiến hào, 28 bài – 1968;
  • Gió Lào, cát trắng – 1974;
  • Tập thơ Lời ru trên mặt đất, 34 bài – 1978;
  • Cây trong phố – Chờ trăng, in chung phần Chờ trăng, 1981;
  • Sân ga chiều em đi – 1984;
  • Tự hát – 1984;
  • Hoa cỏ may, 18 bài thơ – năm 1989;
  • Thơ Xuân Quỳnh – 1992, 1994;
  • Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ 1994;
  • Không bao giờ là cuối, 21 bài thơ – 2001.

Chia sẻ kỉ niệm của mình với người thân mà em nhớ nhất

Kỉ niệm em cảm thấy nhớ nhất là những lần được đi xem tivi với bố. Những năm 90 đất nước ta còn nghèo, chính vì vậy được xem tivi là một niềm vui đối với trẻ em. Cứ mỗi buổi tối thứ 7 bố lại dẫn em đi xem nhờ tivi của một bác hàng xóm, mọi người ngồi tập trung đông đúc trước sân và cùng nhau theo dõi các chương trình tivi đến tối muộn. Lần nào bố cũng phải cõng em về vì em luôn ngủ gật.

3. Đọc hiểu bài Tiếng gà trưa

Câu 1. Đọc lướt bài thơ, chỉ ra dòng nào không đủ năm tiếng. Số dòng trong mỗi khổ có giống nhau không?

- Các dòng thơ không phải năm chữ: dòng “Tiếng gà trưa” ở đầu mỗi khổ 2, 3 và 5.

- Trong mỗi khổ, số dòng dài ngắn khác nhau. Chẳng hạn khổ 1 có 7 dòng, khổ 2 có 6 dòng, khổ 3 lại có 4 dòng

Câu 2. Xác định vần và nhịp của bài thơ

- Cách gieo vần trong bài thơ rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu.

- Các dòng thơ chủ yếu ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, có dòng thơ ngắt nhịp 1/4.

Câu 3. Chú ý những hình ảnh và kỉ niệm được gợi lại từ tiếng gà trưa

Những hình ảnh và kỉ niệm gợi lại tiếng gà trưa là “tiếng gà nhảy ổ”, “xóm nhỏ”, “nắng trưa”.

Câu 4. Chú ý các từ diễn tả cảm xúc của người cháu

Từ diễn tả cảm xúc của người cháu: “chắt chiu”, “lo”, “mong”, “mang”, “hạnh phúc”, “yêu”, “vì”, “trứng hồng tuổi thơ”.

Câu 5. Chú ý những dòng thơ có cấu trúc giống nhau trong khổ thơ cuối

Dòng thơ có cấu trúc giống nhau:

- “Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc”

Trả lời câu hỏi bài Tiếng gà trưa lớp 7 Cánh Diều trang 51

Câu 1. Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai?

Gợi ý trả lời

Câu 2. Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?

- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần ở đầu của 3 khổ thơ 2,3 và 5.

- Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.

- Em ấn tượng nhất với hình ảnh người bà lo lắng chăm nuôi đàn gà, đùm bọc chắt chiu để dành dụm tiền mua quần áo mới cho người cháu, xây lên những ước mơ tươi đẹp tuổi thần tiên. Hình ảnh đó thể hiện được tình cảm bà cháu thân thuộc, bà hết lòng tần tảo hy sinh để cháu có cuộc sống ấm no hạnh phúc

Câu 3. Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

- Người bà hiện lên qua hình ảnh, chi tiết: “Tay bà khum soi trứng”, “chắt chiu”, “bà lo”, “bán gà”, “bà ơi”, “quần áo mới”.

- Người bà là người giàu tình thương dành cho cháu, một người giàu đức hi sinh. Cuộc sống tuy khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn dành dụm, chắt chiu từng chút để đảm bảo cho cháu có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Người cháu hiểu, biết ơn sự hy sinh, yêu thương của bà. Từ đó, người cháu ngày càng yêu quý, trân trọng những kỉ niệm đã qua cùng với bà của mình.

Câu 4. Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?

Gợi ý trả lời.

Đánh giá bài viết
2 440
0 Bình luận
Sắp xếp theo