Phân tích đặc điểm nhân vật 5 ông thầy bói
Phân tích nhân vật 5 ông thầy bói trong Thầy bói xem voi
Viết bài văn phân tích nhân vật năm ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi. Đây là một trong những dạng đề thường gặp khi các em học bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật lớp 7 Cánh Diều. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật 5 ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi cùng với bài văn phân tích phân tích đặc điểm nhân vật 5 ông thầy bói lớp 7 ngắn gọn, mời các em cùng tham khảo.
1. Dàn ý phân tích nhân vật 5 ông thầy bói
I. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn
- Giới thiệu về nhân vật năm ông thầy bói trong truyện “Thầy bói xem voi”
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh xem voi của các thầy bói
- Hoàn cảnh: nhân buổi ế hàng, ngồi tán gẫu với nhau
- Đặc điểm:
+ Đều bị mù
+ Chưa biết gì về hình thù con voi
- Cách xem voi:
+ Dùng tay để sờ
+ Mỗi thầy chỉ được sờ một bộ phận của con voi
2. Các thầy bói phán về con voi
- Phán về hình thù con voi:
+ Thầy sờ voi: sun sun như con đỉa
+ Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn
+ Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc
+ Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình
+ Thầy sờ đuôi: tùn tũn như cái chổi xể cùn
→ Đúng được từng bộ phận nhưng không đúng được tổng thể
Nhận xét về thái độ của các thầy khi phán:
+ Chủ quan, bảo thủ, phiến diện
+ Phủ nhận hoàn toàn quan điểm của người khác, khẳng định quan điểm của mình, luôn cho mình là đúng
→ Sai lầm về phương pháp nhận thức
3. Kết quả của việc xem voi
- Không ai chịu ai, ai cũng cho là mình đúng
- Xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu
→ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: → Cách mở đầu ngắn gọn, hấp dẫn, phóng đại tạo tiếng cười, tô đậm sai lầm, lí sự của các thầy bói
Bài học:
+Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “Thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
III. Kết bài:
Bài học cho bản thân: phải xem xét sự vật, sự việc một cách toàn diện, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác…
2. Phân tích nhân vật 5 ông thầy bói trong Thầy bói xem voi
Nhân dân vẫn lấy tiếng cười để mua vui giải trí, để chế giễu những thói hư tật xấu quanh ta. Truyện Thầy bói xem voi là một truyện cười mang tính ngụ ngôn sâu sắc.
Truyện nói về một cuộc hội ngộ của năm ông thầy bói nhân buổi chợ ế hàng. Họ tranh luận về con voi mà họ xem bằng "tay"; tất cả đều mù nên mỗi "thầy" nhận diện con voi một cách khác nhau.
Thầy bói sờ vòi voi thì bảo "sun sun như con đỉa". Thầy bói sờ ngà lại phán con voi "chần chẫn như cái đòn càn". Lão thầy bói sờ tai voi lại khẳng định nó "bè bè như cái quạt thóc". Lão thầy bói thứ tư sờ chân voi, lại cãi là voi "sừng sững như cái cột nhà". Thầy bói thứ năm sờ đuôi lại nói con voi "tun tủn như cái chổi sể cùn".
Cả năm ông thầy bói đều thuộc thế giới mù, nên thầy nào cũng dùng cách ví von so sánh tả con voi thật hóm hỉnh, buồn cười. Năm thầy bói đều có nhận xét đúng nhưng chỉ đúng một bộ phận của con voi. Vì mù quen nói mò, nhưng thầy bói nào cũng tin là mình tuyệt đối đúng, đắp tai trước chân lý, trước sự thật.
Cuộc cãi vã của năm ông thầy bói trở nên ồn ào. Cuộc đấu khẩu thành cuộc xô xát. Màn hài kịch trở thành màn bi - hài kịch. Năm lão thầy bói đã "đánh nhau toác đầu, chảy máu'' làm cho thiên hạ được một bữa ôm bụng mà cười!
Từ câu chuyện cười thầy bói xem voi mà nhân dân ta có câu tục ngữ: Thầy bói nói mò. Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mù mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan.
Truyện Thầy bói xem voi còn mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Nhân dân nêu lên bài học về cách nhìn và cách đánh giá sự vật, hiện tượng, không được chủ quan, phiến diện, phải có quan điểm toàn diện. Trong học tập và cuộc sống hàng ngày, bài học ấy rất cần thiết đối với mỗi người.
3. Phân tích nhân vật 5 ông thầy bói lớp 7
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu truyện ngụ ngôn chứa đựng những bài học sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm cho thế hệ về sau. Nếu như câu truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" đã cho ta bài học không nên kiêu ngạo, huênh hoang tự đắc mà phải luôn học hỏi và rèn luyện bản thân. Thì ở truyện "Thầy bói xem voi" lại nhắc nhở chúng ta về cách nhìn nhận các hiện tượng sự vật cần phải có cái nhìn toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện, một chiều.
Câu chuyện xoay quanh năm ông làm nghề thầy bói và tất cả đều bị mù. Vào một buổi ế hàng không có ai xem bói nên các ông được rảnh rỗi, góp tiền với nhau để cùng đi xem hình thù của con voi như thế nào. Thật nực cười khi các ông thầy bói bị mù nhưng vẫn muốn đi xem voi, các ông chỉ có thể xem voi bằng xúc giác của mình, nghĩa là dùng tay sờ vào con voi để hình dung ra hình thù của nó như thế nào.
Năm ông cùng sờ vào con voi nhưng vì con voi có kích thước lớn, lớn hơn rất nhiều so với người các ông nên mỗi ông chỉ sờ được một bộ phận của nó. Năm người sờ năm chỗ khác nhau nên đã đưa ra 5 kết luận khác nhau về hình dạng của con voi. Ông thứ nhất sờ vào vòi của con voi nên đã phán rằng con voi sun sun như con đỉa; ông thứ hai sờ vào ngà lại cảm thấy con voi chần chẫn như cái đòn càn; tới ông thứ ba sờ vào tai của con voi lại phán rằng con voi nó phải bè bè như cái quạt thóc; khi sờ vào chân của con voi ông thứ tư cãi lại cho rằng con voi phải như cái cột đình; cuối cùng ông thứ năm sờ vào đuôi đã nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình rằng con voi tun tủn như cái chổi sể cùn.
Có thể thấy, mỗi ông đều có một ý kiến khác nhau và nhất định bảo vệ ý kiến của mình, cho rằng hình thù của con voi mà mình sờ thấy là đúng. Không ai chịu nhường ai vì họ đều tận tay sờ con voi, chính vì thế mà một cuộc hỗn chiến đã xảy ra, khiến cho các ông toác đầu chảy máu. Những người chứng kiến tại đó đã có một trận cười ra nước mắt. Tiếng cười ấy vừa thực buồn cười lại vừa mang tính chất mỉa mai, phê phán, chế giễu những ông thầy bói "nói dựa", chỉ sờ được một bộ phận của con voi nhưng đã phán về tổng thể về nó. Trước tiên truyện khuyên nhân dân không nên tin vào bói toán, mê tín. Rồi nêu ra bài học sâu sắc trong cách nhìn nhận sự vật sự việc trong cuộc sống. Khi xem xét bất cứ điều gì chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể, bao quát và toàn diện để đánh giá một cách khách quan về đối tượng, sự việc đó. Không nên chỉ nhìn từ một chiều, phiến diện, dẫn đến những nhận thức sai lầm, thiếu đúng đắn. Câu truyện có lời lể ngắn gọn với những hình ảnh so sánh đặc sắc, gần gũi và phù hợp với đối tượng.
Truyện "Thầy bói xem voi" đã mang lại những tiếng cười bổ ích cho người đọc, đồng thời rút ra bài học về cách nhìn nhận, xem xét các đối tượng, sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
- Soạn Bài mở đầu Ngữ văn 7 Cánh Diều
- Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng ngắn nhất
- Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 7 trang 21
- Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ trang 31
- Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích
- Dựa vào văn bản ở mục “Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 7 trang 36
- Soạn bài Tự đánh giá Bố của Xi Mông siêu ngắn
- Soạn Văn 7 bài Mẹ - Đỗ Trung Lai trang 44 siêu hay
- Soạn bài Ông đồ lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 lớp 7
- Soạn bài Tiếng gà trưa lớp 7 Cánh Diều ngắn
- Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất (3 mẫu)
- Vì sao chúng ta luôn nghĩ về người thân mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?
- Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa?
- Viết đoạn văn ngắn biểu cảm từ 5-7 câu về kỉ niệm tuổi thơ mà em ấn tượng trong bài thơ Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ Cánh Diều
- Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ (hay, ngắn gọn)
- Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề trang 54 lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá Một mình trong mưa trang 56 siêu ngắn
- Soạn bài Bạch tuộc lớp 7 ngắn nhất
- Soạn bài Chất làm gỉ lớp 7 Cánh Diều siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 69, 70
- Thực hành đọc hiểu Nhật trình Sol 6 lớp 7 Cánh Diều
- Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7
- Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề lớp 7 Cánh Diều trang 77
- Soạn bài Một trăm dặm dưới mặt đất lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng Phương Nam ngắn nhất
- Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất
- Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng lớp 7
- Nói và nghe thảo luận nhóm về một vấn đề trang 96 - Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 1
- Soạn bài Ca Huế lớp 7 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Hội thi thổi cơm lớp 7 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt trang 109 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
- Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang lớp 7 Cánh Diều
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi Cánh Diều
- Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng lớp 7 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội lớp 7 Cánh Diều
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn lớp 7 Cánh Diều tập 2
- Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Cánh Diều tập 2
- Tự đánh giá trang 17 Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 2
- Soạn bài Những cánh buồm lớp 7
- Soạn bài Mây và sóng lớp 7 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 25 Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Mẹ và quả
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lớp 7 Cánh Diều
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề lớp 7 trang 31 Cánh Diều
- Tự đánh giá Rồi ngày mai con đi
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Cánh Diều
- Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 42 Cánh Diều tập 2
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất
- Viết bài văn trả lời cho câu hỏi thế nào là lối sống giản dị lớp 7
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Cánh Diều
- Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
- Tự đánh giá Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Viết đoạn văn suy nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt trong bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ
- Soạn bài Cây tre Việt Nam lớp 7 tập 2 Cánh Diều
- Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 62 tập 2
- Thực hành đọc hiểu Trưa tha hương
- Soạn Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7 Cánh Diều tập 2
- Tự đánh giá Tiếng chim hót trong thành phố
- Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ
- Soạn bài Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 82 tập 2 Cánh Diều
- Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
- Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
- Viết bản tường trình lớp 7 Cánh Diều
- Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói lớp 7 Cánh Diều
- Tự đánh giá Một số phương tiện giao thông của tương lai
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 7 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 Cánh Diều
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 7 Cánh Diều
Tự đánh giá Rồi ngày mai con đi
Viết bài văn biểu cảm về nhân vật thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích Bạch tuộc
(Ngắn gọn) Soạn Bài mở đầu Ngữ văn 7 Cánh Diều
Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông Đồ ở các khổ thơ
Thực hành tiếng Việt 7 trang 82 tập 2 Cánh Diều