Tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. Đây là nội dung phần thực hành trang 87 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều bài Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài. Sau đây là một số mẫu tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa, mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa 5-6 dòng

Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Mẫu 1

Nội dung văn bản thuộc bản quyền Hoatieu.vn. Các bên sao chép vui lòng ghi nguồn.

Từ xa xưa, các phương tiện vận chuyển của người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc đa phần là đi bộ. Một số dân tộc người sinh sống gần các con sông lớn thì có thể sử dụng thuyền vận chuyển và lưu thông hàng hóa. Đối với người Sán Dìu, người Mông, Hà Nhì, Dao có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển như xe quệt trâu, hoặc cưỡi ngựa để di chuyển và vận chuyển hàng hóa. Đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, người Gia Rai, Ê đê, Mnông chủ yếu dùng sức voi hoặc sức ngựa để đi lại hoặc vận chuyển. Một số buôn làng gần các khu vực sông suối lớn có thể sử dụng thuyền độc mộc làm phương tiện đi lại.

Mẫu 2

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

Mẫu 3

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc. Di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển. Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.

Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa 10-12 dòng

Mẫu 1

Nội dung văn bản thuộc bản quyền Hoatieu.vn. Các bên sao chép vui lòng ghi nguồn.

Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 Cánh Diều đã giúp các em học sinh có thêm nhiều thông tin hiểu biết về cách di chuyển cũng như vận chuyển hàng hóa của những người dân tộc thiểu số xưa kia.

Đối với các dân tộc miền núi phía Bắc, việc di chuyển chủ yếu bằng hình thức đi bộ. Một số dân tộc sống quanh các con sông lớn như sông Đà, sông mã, sông Lam, người dân đã biết đóng thuyền để di chuyển và vận chuyển. Ngoài việc dùng thuyền, một số dân tộc miền núi khác còn sử dụng bè để làm phương tiện đi lại giao thương. Người Sán Dìu, người Mông, Hà Nhì, Dao đã biết dùng sức trâu, sức ngựa để sử dụng làm phương tiện đi lại và vận chuyển. Đặc biệt, người Mông ở vùng cao thuộc dãy Phan xi păng sử dụng ngựa để thồ hàng như một phương tiện vận chuyển duy nhất giữa các bản làng.

Đối với người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, ngoài việc dùng ngựa làm phương tiền di chuyển thì voi cũng là một trong số các phương tiện di chuyển và vận chuyển hàng hóa phổ biến. Các buôn làng sinh sống gần các sông, suối lớn có thể sử dụng thêm thuyền độc mộc để làm phương tiện đi lại. Việc dùng thuyền vận chuyển, đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phố biến với đàn ông. Có thể thấy, qua văn bản trên chúng ta đã phần nào hình dung rõ hơn về phương tiện đi lại của những người dân tộc thiểu số từ xa xưa.

Mẫu 2

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vậy, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H'mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

Mẫu 3

Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Đề cập đến phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc. Trong khoảng thế kỉ X – XVIII người miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển. Thuyền của họ được đóng bằng các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước (như gỗ dầu, gỗ sao). Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Ngoài dùng thuyền, cư dân miền núi phía Bắc còn dùng bè, măng. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển nhất là những người dân tộc Gia -rai, Ê-đê, Mnông. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc (thường sử dụng các loại gỗ dầu, sáo). Việc dùng thuyền vận chuyển, đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phố biến với đàn ông. Có thể thấy các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 858
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm