Tìm hiểu về tác giả Thép mới

Thép Mới là một trong số bút danh của nhà báo Hà Văn Lộc, một nhà văn, nhà báo nổi tiếng tại Việt Nam. Thép Mới có nhiều tác phẩm tùy bút nổi tiếng như Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa, Ý nghĩ người phóng viên kháng chiến, Trách nhiệm, Như anh em một nhà, Hiên ngang Cu Ba... Một trong số các tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 là tác phẩm Cây tre Việt Nam. Trong bài viết này mời các bạn cùng tìm hiểu về tác giả Thép Mới và tác phẩm Cây tre Việt Nam.

1. Tác giả Thép Mới

Tìm hiểu tác giả Thép Mới
Nhà báo Thép Mới (ngoài cùng bên phải) và các nhà văn đến hiện trường sau khi Bệnh viện Bạch Mai bị ném bom B52 tháng 12/1972

Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra ở thành phố Nam Định

- Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.

- Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương v Chiến tranh Việt Nam.

- Ông còn có bút danh khác là Phượng Kim, Hồng Châu.

- Ông mất 28 tháng 8 năm 1991 tại TP. Hồ Chí Minh.

2. Tác phẩm của Thép Mới

  • Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, của Karl Marx và Friedrich Engels (1946, cùng dịch với Lê Văn Lương hiệu đính)
  • Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (Bút ký, 1947)
  • Ý nghĩ người phóng viên kháng chiến (Bút ký, 1948)
  • Trách nhiệm (bút ký, 1951)
  • Thời gian ủng hộ chúng ta, tùy bút của Ilya Ehrenburg (dịch, 1954)
  • Hữu nghị (bút ký, 1955)
  • Thép đã tôi thế đấy, tiểu thuyết của Nikolai Ostrovsky (dịch, 1955)
  • Như anh em một nhà (bút ký, 1957)
  • Hiên ngang Cu Ba (bút ký, 1962)
  • Điện Biên Phủ, Một danh từ Việt Nam (bút ký, 1964)
  • Trường Sơn hùng tráng (bút ký, 1967)
  • Ngữ văn 6 hiện lưu hành ở trường THCS tại Việt Nam.
  • Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin (thuyết minh phim, 1980)
  • Đường về Tổ quốc (thuyết minh phim, 1980).
  • Thời dựng Đảng (bút ký, 1984)
  • Từ Điện Biên Phủ đến 30 tháng 4 (bút ký, 1985)
  • Năng động Hồ Chí Minh (bút ký, 1990)
  • Cây tre Việt Nam
  • Trung thu độc lập

3. Tác phẩm Cây tre Việt Nam

1. Thể loại: Thể kí có tính chất tùy bút

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Sáng tác năm 1955.

- Là lời bình cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.

3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt:

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

5. Bố cục:

Gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “chí khí như người”: Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”:Sự gắn bó của tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống con người Việt Nam.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Cây tre là tượng trưng cho tâm hồn và khí chất con người Việt Nam.

6. Giá trị nội dung:

+ Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

7. Giá trị nghệ thuật:

+ Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc.

+ Phép tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ…

+ Lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 881
0 Bình luận
Sắp xếp theo