Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài trang 86

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài là nội dung các em sẽ được học trong bài học trang 86 sách giáo khoa Ngữ văn Cánh Diều tập 2. Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài là các em sẽ chuyển nội dung gốc thành những đoạn tóm tắt có nội dung khác nhau. Sau đây là các bước tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài, dàn ý tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài giúp các em làm bài tập tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 87 SGK.

1. Dàn ý tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

Soạn Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

1. Mở đầu

Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

2. Nội dung chính

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc:

+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính

+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã,... sử dụng thuyền vận chuyển

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển

+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,... thường dùng sức ngựa để vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên:

+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa,... vào việc vận chuyển

+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc

3. Kết thúc

Phần cuối văn bản là tên các tài liệu tham khảo

2. Nêu các bước tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

Bước 1. Trước khi tóm tắt

- Đọc kĩ văn bản gốc

- Xác định nội dung chính cần tóm tắt

+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản

+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn

+ Tìm các từ ngữ quan trọng

+ Xác định ý chính của văn bản

+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi

+ Xác định các phần trong văn bản

- Tìm ý chính của từng phần

- Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc

+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc

Bước 2. Viết văn bản tóm tắt

- Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí

- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt

- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

Bước 3. Chỉnh sửa

Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em.

3. Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa 5 - 6 dòng

Nội dung văn bản thuộc bản quyền Hoatieu.vn. Các bên sao chép vui lòng ghi nguồn.

Từ xa xưa, các phương tiện vận chuyển của người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc đa phần là đi bộ. Một số dân tộc người sinh sống gần các con sông lớn thì có thể sử dụng thuyền vận chuyển và lưu thông hàng hóa. Đối với người Sán Dìu, người Mông, Hà Nhì, Dao có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển như xe quệt trâu, hoặc cưỡi ngựa để di chuyển và vận chuyển hàng hóa. Đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, người Gia Rai, Ê đê, Mnông chủ yếu dùng sức voi hoặc sức ngựa để đi lại hoặc vận chuyển. Một số buôn làng gần các khu vực sông suối lớn có thể sử dụng thuyền độc mộc làm phương tiện đi lại.

4. Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa 10-12 dòng

 Nội dung văn bản thuộc bản quyền Hoatieu.vn. Các bên sao chép vui lòng ghi nguồn. 

Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 Cánh Diều đã giúp các em học sinh có thêm nhiều thông tin hiểu biết về cách di chuyển cũng như vận chuyển hàng hóa của những người dân tộc thiểu số xưa kia.

Đối với các dân tộc miền núi phía Bắc, việc di chuyển chủ yếu bằng hình thức đi bộ. Một số dân tộc sống quanh các con sông lớn như sông Đà, sông mã, sông Lam, người dân đã biết đóng thuyền để di chuyển và vận chuyển. Ngoài việc dùng thuyền, một số dân tộc miền núi khác còn sử dụng bè để làm phương tiện đi lại giao thương. Người Sán Dìu, người Mông, Hà Nhì, Dao đã biết dùng sức trâu, sức ngựa để sử dụng làm phương tiện đi lại và vận chuyển. Đặc biệt, người Mông ở vùng cao thuộc dãy Phan xi păng sử dụng ngựa để thồ hàng như một phương tiện vận chuyển duy nhất giữa các bản làng.

Đối với người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, ngoài việc dùng ngựa làm phương tiền di chuyển thì voi cũng là một trong số các phương tiện di chuyển và vận chuyển hàng hóa phổ biến. Các buôn làng sinh sống gần các sông, suối lớn có thể sử dụng thêm thuyền độc mộc để làm phương tiện đi lại. Việc dùng thuyền vận chuyển, đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phố biến với đàn ông. Có thể thấy, qua văn bản trên chúng ta đã phần nào hình dung rõ hơn về phương tiện đi lại của những người dân tộc thiểu số từ xa xưa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.614
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm