Nói và nghe trao đổi về một vấn đề lớp 7 trang 31 Cánh Diều

Nói và nghe - Trao đổi về một vấn đề là nội dung bài học trang 31 SGK ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều. Trong bài học này các em sẽ tập trung vào phần thực hành trao đổi các vấn đề đặt ra ở phần Đọc hiểu văn bản. Sau đây là gợi ý soạn bài Nói và nghe - Trao đổi về một vấn đề trang 31, 32 SGK văn 7 tập 2 Cánh Diều sẽ là những tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh nghiên cứu trước khi học bài.

Định hướng trang 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Soạn bài Nói và nghe - Trao đổi về một vấn đề trang 31

a) Các em đã học mục đích, nội dung và cách thức trao đổi về một vấn đề ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một. Bài này tập trung vào thực hành trao đổi gắn với các vấn đề đặt ra trong phần Đọc hiểu văn bản.

b) Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ)

- Xác định các ý kiến khác nhau về vấn đề cần trao đổi

- Chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ ý kiến của mình

- Khi trao đổi, cần tôn trọng các ý kiến khác biệt

Thực hành trang 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Chọn một trong hai đề sau để thực hành:

(1) Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?

(2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?

Phương pháp giải:

- Xem lại nội dung hai bài thơ.

- Tìm ý và lập dàn ý bài nói.

+ Mở đầu: Nêu vấn đề cần trao đổi (có hai ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông)

+ Thân bài: Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của em

Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến

Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến

Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra ý kiến khác

Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu

+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu

- Chuẩn bị dụng cụ (tranh ảnh minh họa, bút,...) để trình bày/trao đổi.

Đề 1 trang 31 SGK văn 7 tập 2 Cánh Diều

Kính thưa thầy/ cô và các bạn, em tên là….lớp….trường…

Trong những tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu văn bản "Những cánh buồm" của Hoàng Trung Thông. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Vậy theo các bạn ý kiến nào đúng? Các bạn hãy lắng nghe ý kiến của mình và cùng trao đổi nhé!

Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Nếu chúng ta đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì ý kiến nào cũng đúng. Nhưng chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác.

Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần xem xét tới ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Chúng ta cần khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Như vậy, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Trên đây là bài trình bày của em về hai ý kiến nói về hình ảnh cánh buồm trong thơ Hoàng Trung Thông, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.

Đề 2 trang 31 SGK văn 7 tập 2 Cánh Diều

Đang cập nhật....

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
86 36.344
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Hải Yến Hà
    Hải Yến Hà

    Có đề 2 kh ạ ?

    Thích Phản hồi 02/03/23
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm