Đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”
Đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca
Dựa vào văn bản ở mục "Định hướng", em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca". Đây là nội dung đề thực hành số 2 trong phần soạn Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử trang 32-36 Ngữ Văn 7 tập 1 sách Cánh Diều. Sau đây là dàn ý và bài văn mẫu đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Định hướng
- Văn bản Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác Tiến quân ca kể lại sự việc bài hát Tiến quân ca ra đời như thế nào, do tác giả Ngọc An tổng hợp lại.
- Sự việc Tiến quân ca ra đời liên quan đến nhạc sĩ Văn Cao và liên quan đến sự kiện lịch sử là đất nước sắp bước sang một thời kì mới, thời kì kháng chiến chống Nhật năm 1945.
- Những câu văn kết hợp yếu tố tự sự với yếu tố miêu tả là:
+ “Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen.”
+ Nhưng với tất cả lòng nhiệt huyết của chàng trai trẻ yêu nước, trên căn gác nhỏ… Văn Cao thấy mình như đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia.
+ Bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn.
+ Bài Tiến quân ca đã nổ ra như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi
+ Ở cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay băng vàng…Anh là người đã buông cờ đỏ sao trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát.
2. Dàn ý đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca
Mở bài
- Nêu lí do kể chuyện.
- Ví dụ: Ngày nay, bài hát Tiến quân ca đã quá quen thuộc và gần gũi với tất cả mọi người dân Việt Nam vì đó là Quốc ca. Những bài hát đó đã ra đời như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Tôi xin kể lại câu chuyện về sự kiện lịch sử ấy.
Thân bài
Dựa vào câu chuyện Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác Tiến quân ca, lần lượt kể lại quá trình sáng tác bài hát đó theo một trình tự nhất định.
+ Tôi trước khi sáng tác bài hát Tiến quân ca ...
+ Tôi khi viết bài hát Tiến quân ca ...
+ Tôi sau khi bài hát Tiến quân ca ra đời, được công bố, chào đón,...
• Bài hát được hát lần đầu trong ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hoà nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn. Những kỉ niệm của buổi hôm đó …
• Lần thứ hai, trong cuộc mít tinh vào ngày 19-8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca. Những kỉ niệm của lần thứ hai ...
Kết bài
Phát biểu suy nghĩ của người kể lại câu chuyện.
+ Bài hát Tiến quân ca đã ra đời như thế. Sau đó, bài hát được chọn làm Quốc ca Việt Nam cho đến ngày nay.
+ Bài hát là niềm tự hào không phải của riêng tôi mà là của cả dân tộc.
3. Đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca
Các cháu học sinh thân mến. Cứ mỗi thứ Hai hàng tuần đứng dưới lá cờ trong buổi lẽ chào cờ ngày thứ 2, những giai điệu hào hùng của bài hát Tiến quân ca lại vang lên như nhắc nhở về những chiến công oanh liệt của ông cha ta trong thời kì đấu tranh cho nền độc lập tổ quốc. Vậy các cháu có muốn bác kể cho các cháu nghe về lịch sử ra đời của bài hát Tiến quân ca không nào?
Có thể nói bài hát Tiến quân ca ra đời trong thời khắc rất đặc biệt của lịch sử khi đất nước sắp bước sang một thời kì mới. Và đó cũng là thời khắc thật đặc biệt với bác khi đã tìm ra lí tưởng sống cho riêng mình.
Mùa đông năm 1944, lúc bác tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. Cuộc sống chìm trong buồn chán và thất vọng. Giữa lúc bác muốn từ bỏ tất cả hội họa, thơ ca, âm nhạc thì gặp đồng chí Vũ Quý ở sân ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội ) Vũ Quý là người từng quen biết và đã động viên bác viết những bài ca yêu nước như “Đống Đa”, “Thăng Long hành khúc ca”….Trong một tiệm cơm gần đấy, ông ấy đề nghị bác thoát ly hoạt động cách mạng và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho quân đội Việt Minh. Bác rất ngạc nhiên về điều đó vì nghĩ rằng mình sẽ được giao một khẩu súng chứ không nghĩ là mình sẽ quay lại viết bài hát. Nhưng đây là nhiệm vụ cách mạng. Bác nhận lời. Và trong hoàng hôn rét mướt, ảm đạm ấy, bác đã đi về phía Hồ Gươm. Những người chết đói nằm la liệt. Những người sống thoi thóp bới tìm trong rác rưởi những thứ có thể ăn được. Thời điểm lịch sử đau xé lòng. Trở về căn gác xép ở phố Nguyễn Thượng Hiền và đêm hôm rét mướt đó, nét nhạc đầu tiên của bài “Tiến quân ca” xuất hiện: “Đoàn quân Việt Nam đi…” Bài hát đang làm dở thì bác nghe tin mẹ và em đã từ Hải Phòng về quê Nam Định và phải chịu đói, đứa cháu gái ba tuổi con người anh trai bị lạc dọc đường. Bao nhiêu uất nghẹn của người dân nô lệ dưới hai tròng Pháp- Nhật như trút vào bài hát đang viết dở. “Tiến lên! Cùng thét lên!...Chí trai là đây nơi ước nguyền.”
Tên bài hát và lời ca của nó là sự tiếp tục từ ca khúc “Thăng Long hành khúc ca” trước đó: “Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng” và bài “Đống Đa”: “ Tiến quân hành khúc ca thét vang rừng núi xa”… và bác đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành “Tiến quân ca”. Bài hát viết xong, gặp lại đồng chí Vũ Quý và hát cho ông nghe. Nghe xong, ông ấy rất hài lòng và giao cho bác tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên “Tiến quân ca” được in trên trang văn nghệ của báo Độc lập tháng 11- 1944 bằng bản in đá do bác viết lúc trước. Nguyễn Đình Thi nghe bác hát bài hát này đã vô cùng xúc động và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó, Nguyễn Đình Thi viết bài “Diệt phát xít”, bác viết thêm bài “Chiến sĩ Việt Nam”. Cả hai bài hát đều được phổ biến rộng rãi trong công chúng.
Ngày 17- 8- 1945, dù rất ốm bác vẫn cố gắng đến dự cuộc mít tinh của công chức Hà Nội ở quảng trường Nhà Hát Lớn. Khi ngọn cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn Nhà Hát xuống, bài “Tiến quân ca” đã nổ như một trái bom. Nước mắt bác trào ra…”
Đã có lần nhà nước và quốc hội mở cuộc vận động sáng tác một bài quốc ca mới để thay bài “Tiến quân ca”. Nhưng hàng nghìn bài hát dự thi đã không có bài hát nào thay thế được bài hát lịch sử ấy. “Tiến quân ca” đã gắn bó với lịch sử cách mạng Việt Nam, đã gắn bó máu thịt với người dân Việt Nam đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Bởi đấy là bài hát mang một nước mãi mãi vững bền cùng nước non Việt Nam ta. Sau khi bài “Tiến quân ca” được in trên con tem bưu chính Việt Nam trong bộ tem quốc kỳ, quốc hiệu, quốc ca mười bốn năm, bác cùng vợ vào thành phố Hồ Chí Minh và được xí nghiệp in tem bưu điện mời thăm. Tại đây, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra: Xí nghiệp đã trân trọng mời bác làm người công dân số 1 của xí nghiệp và trao bậc lương cao nhất của công nhân cho đến trọn đời. Đó thật sự là một điều vô cùng vinh dự đối với bác.
Bài hát ra đời trong hoàn cảnh đó và nó đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp làm nghệ thuật của mình. Bác vô cùng tự hào về điều đó và mong các cháu- thế hệ măng non của tổ quốc hiểu được nhiều sự kiện có giá trị của lịch sử dân tộc, hun đúc các cháu xây dựng những ước mơ, không ngừng góp sức mình vào sự nghiệp chung của một Việt Nam hùng mạnh.
4. Viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca ngắn nhất
Ngày nay, bài hát Tiến quân ca đã quá quen thuộc và gần gũi với tất cả người dân Việt Nam vì đó là Quốc ca. Nhưng bài hát đó đã ra đời như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Tôi xin kể lại câu chuyện về sự kiện lịch sử ấy.
Trước khi sáng tác bài hát Tiến quân ca, đã có lúc tôi tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. Tôi thực sự đã rất buồn chán và thất vọng. Bạn bè tôi đều cho rằng tôi là người tài hoa, hiểu biết cả hội họa, thơ ca và âm nhạc. Nhưng sự thất vọng khiến tôi muốn từ bỏ tất cả. Thật may lúc đó tôi đã gặp lại người anh Ph. D. Nhờ Ph. D mà tôi được gặp lại anh Vũ Qúy, một người anh từ lâu đã luôn dõi theo con đường nghệ thuật của tôi. Sau buổi nói chuyện với anh Vũ Qúy, tôi đã tìm thấy một con đường đi mới, tìm được lí tưởng sống, đó là con đường cách mạng.
Tôi đã rất háo hức muốn được nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Nhưng nhiệm vụ mà tôi nhận được là sáng tác nghệ thuật. Khi ấy khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát cổ vũ tinh thần cho quân đội cách mạng. Trước đây, tôi đã sáng tác nhiều bài hát thể hiện lòng yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng,... nhưng tôi chưa từng viết một bài ca cách mạng.
Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta trong khóa quân chính đầu tiên ấy để biết họ hát như thế nào. Vậy là, bằng tất cả lòng nhiệt huyết yêu nước, trên căn gác nhỏ ở phố Nguyễn Thượng Hiền, tôi đã cảm tưởng như mình sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Ở căn gác nhỏ của sự tưởng tượng ấy, tôi đã viết nên giai điệu và ca từ của Tiến quân ca.
Anh Ph. D - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, anh Vũ Qúy - người đầu tiên được biết đến bài hát và Nguyễn Đình Thi - người đầu tiên xướng âm ca khúc, đã vô cùng xúc động. Họ như được tiếp thêm lòng tin và ý chí.
Tôi cũng không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn sau, lần đầu tiên, vào ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội, bài hát của tôi đã được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quang trường Nhà hát Lớn. Bài Tiến quân ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi. Ở cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít tinh. Tôi đã đứng lẫn vào đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe giọng hát quen thuộc của bạn tôi, anh Ph. D, qua loa phóng thanh. Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên, và cũng là một lần duy nhất.
Lần thứ hai bài hát của tôi được vang lên là trong cuộc mít tinh vào ngày 19-8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca. Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng.
Bài hát Tiến quân ca đã ra đời như thế. Sau đó, bài hát được chọn làm Quốc ca Việt Nam cho đến ngày nay. Bài hát là niềm tự hào không phải của riêng tôi mà là của cả dân tộc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Ý nghĩa nhan đề Buổi học cuối cùng siêu hay
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích lớp 7
Đặt 1 - 2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng
Đoạn văn về nhân vật, chi tiết hoặc hình ảnh yêu thích nhất trong Buổi học cuối cùng
Viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn Bài mở đầu Ngữ văn 7 Cánh Diều
- Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng ngắn nhất
- Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 7 trang 21
- Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ trang 31
- Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích
- Dựa vào văn bản ở mục “Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 7 trang 36
- Soạn bài Tự đánh giá Bố của Xi Mông siêu ngắn
- Soạn Văn 7 bài Mẹ - Đỗ Trung Lai trang 44 siêu hay
- Soạn bài Ông đồ lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 lớp 7
- Soạn bài Tiếng gà trưa lớp 7 Cánh Diều ngắn
- Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất (3 mẫu)
- Vì sao chúng ta luôn nghĩ về người thân mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?
- Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa?
- Viết đoạn văn ngắn biểu cảm từ 5-7 câu về kỉ niệm tuổi thơ mà em ấn tượng trong bài thơ Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ Cánh Diều
- Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ (hay, ngắn gọn)
- Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề trang 54 lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá Một mình trong mưa trang 56 siêu ngắn
- Soạn bài Bạch tuộc lớp 7 ngắn nhất
- Soạn bài Chất làm gỉ lớp 7 Cánh Diều siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 69, 70
- Thực hành đọc hiểu Nhật trình Sol 6 lớp 7 Cánh Diều
- Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7
- Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề lớp 7 Cánh Diều trang 77
- Soạn bài Một trăm dặm dưới mặt đất lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng Phương Nam ngắn nhất
- Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất
- Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng lớp 7
- Nói và nghe thảo luận nhóm về một vấn đề trang 96 - Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 1
- Soạn bài Ca Huế lớp 7 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Hội thi thổi cơm lớp 7 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt trang 109 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
- Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang lớp 7 Cánh Diều
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi Cánh Diều
- Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng lớp 7 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội lớp 7 Cánh Diều
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn lớp 7 Cánh Diều tập 2
- Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Cánh Diều tập 2
- Tự đánh giá trang 17 Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 2
- Soạn bài Những cánh buồm lớp 7
- Soạn bài Mây và sóng lớp 7 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 25 Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Mẹ và quả
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lớp 7 Cánh Diều
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề lớp 7 trang 31 Cánh Diều
- Tự đánh giá Rồi ngày mai con đi
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Cánh Diều
- Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 42 Cánh Diều tập 2
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất
- Viết bài văn trả lời cho câu hỏi thế nào là lối sống giản dị lớp 7
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Cánh Diều
- Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
- Tự đánh giá Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Viết đoạn văn suy nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt trong bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ
- Soạn bài Cây tre Việt Nam lớp 7 tập 2 Cánh Diều
- Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 62 tập 2
- Thực hành đọc hiểu Trưa tha hương
- Soạn Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7 Cánh Diều tập 2
- Tự đánh giá Tiếng chim hót trong thành phố
- Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ
- Soạn bài Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 82 tập 2 Cánh Diều
- Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
- Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
- Viết bản tường trình lớp 7 Cánh Diều
- Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói lớp 7 Cánh Diều
- Tự đánh giá Một số phương tiện giao thông của tương lai
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 lớp 7 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 7 Cánh Diều
Bài viết hay Lớp 7
Top 6 bài đóng vai En-ri-cô viết thư trả lời bố hay chọn lọc
Top 6 Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học lớp 7 KNTT
Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo 2023-2024 (7 đề)
Soạn Văn 7 tập 1 trang 53 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tin học lớp 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức
Soạn văn 7 trang 92 SGK Kết nối tri thức tập 1