22 đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức cả năm

Bộ đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức cả năm được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là tổng hợp đề thi học kì 1, học kì 2, đề kiểm tra giữa kì 1, giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết 22 đề kiểm tra môn Khoa học tự nhiên lớp 7 sách KNTT cả năm có ma trận đề thi và gợi ý đáp án, mời các em cùng tham khảo.

Lưu ý: Xem đầy đủ 22 đề trắc nghiệm KHTN 7 KNTT trong file tải về.

1. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)

Câu 1 (NB): Sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên là kỹ năng

A. liên kết.

B. đo.

C. dự báo.

D. quan sát.

Câu 2 (NB): Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là

A. hoạt động nghiên cứu của con người về các hiện tượng biến đổi khí hâu

B. phương pháp tìm bằng chứng để giải thích , chứng minh một hiện tượng hay đặc điểm của sự vật

C. tìm hiểu về mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên, từ đó đua ra các giải pháp bảo vệ môi trường

D. tìm hiểu về các sự vật , hiện tượng trong tự nhiên, từ đó cải tạo môi trường sống nhằm phục vụ lợi ích của con người.

Câu 3 (NB): Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Quan sát, đặt câu hỏi.

B. Viết, trình bày báo cáo.

C. Xây dựng giả thuyết.

D. Thu thập ý kiến cá nhân của ít nhất 3 chuyên gia khoa học.

Câu 4 (NB): Trước đây, người ta thường sử dụng những tấm gương soi bằng đồng vì đồng là kim loại

A. có tính dẻo.

B. có khả năng dẫn điện tốt.

C. có khả năng phản xạ ánh sáng.

D. có tỉ khối lớn.

Câu 5 (TH): Cho các bước đo sau:

I. Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và sử lí số liệu đo. II. Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. III. Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. IV. Ước lượng ( khối lượng, chiều dài...của vật) để lựa chọn dụng cụ / thiết bị đo phù hợp.

Sắp xếp các bước đo theo trình tự đúng.

A. I -> III -> IV -> II.

C. IV -> I -> II -> III.

B. I -> II -> III -> IV.

D. III ->IV ->II ->I.

Câu 6 (TH): Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng?

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu.

C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.

D. Dự báo là kĩ năng thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 7 (NB): Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của

A. khối lượng nguyên tử.

B. điện tích hạt nhân nguyên tử.

C. số proton.

D. Số nơtron.

Câu 8 (NB): Tên gọi của nhóm IA là

A. Nhóm khí hiếm

B. Nhóm kim loại kiềm

C. Nhóm kim loại kiềm thổ

D. Nhóm halogen

Câu 9 (NB): Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu chu kỳ?

A. 5.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 10 (NB): Hạt mang điện âm trong nguyên tử là

A. electron.

B. proton.

C. neutron.

D. neutron và electron.

Câu 11 (NB): Hạt nhân được cấu tạo bởi:

A. Notron và electron.

B. Proton va electron.

C. Proton và notron.

D. Electron.

Câu 12 (NB): Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng

A. số neutron trong hạt nhân.

B. số proton trong hạt nhân.

C. số electron trong hạt nhân.

D. số proton và số neutron trong hạt nhân.

Câu 13 (TH): Chọn đáp án sai: A. Số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học. B. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. C. 1 đvC=1/12 khối lượng nguyên tử C. D. Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất. Câu 14 (TH): Trong các nguyên tố hóa học sau, nguyên tố kim loại là

A. O.

B. Al.

C. Cl.

D. N.

Câu 15 (NB): Đơn chất là chất tạo nên từ A. một chất. B. một nguyên tố hoá học. C. một nguyên tử. D. một phân tử.

Câu 16 (NB): Hợp chất là chất tạo nên từ

A. hai nguyên tử trở lên.

B. một nguyên tố hoá học.

C. hai nguyên tố hóa học trở lên.

D. một phân tử.

Câu 17 (NB): Để tạo thành phân tử của một hợp chất tối thiểu cần có bao nhiêu loại nguyên tố?

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2. Câu 18 (NB): Cho mô hình phân tử của nước như sau

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong 1 phân tử nước có:

A. 1H2, 1O

B. 1H, 1O

C. 2H, 1O

D. 2H, 20

Câu 19 (NB): Tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố Ca, C, O trong công thức CaCO3 là

A. 1: 1: 1.

B. 1: 1: 2.

C. 1: 1: 3.

D. 2: 1: 3.

Câu 20 (TH): Trong công thức phân tử chlorine, sau khi tạo liên kết thì nguyên tử chlorine có số electron lớp ngoài cùng là

A. 1 electron.

B. 2 electron.

C. 7 electron.

D. 8 electron.

II. TỰ LUẬN (6 điểm).

Câu 21 (1 điểm) NB: Hãy cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố sau:

Natri (Na) Nhôm (Al)

Lưu huỳnh (S) Oxygen (O) Nitrogen (N)

Câu 22 (2 điểm) TH: Viết ký hiệu hóa học của các nguyên tố sau

a. Nguyên tử là gì? Trình bày cấu tạo của nguyên tử?

b. Hãy cho biết tên, kí hiệu, điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử? Thế nào là nguyên tử cùng loại?

Câu 23 (2điểm).VD: Lập công thức hoá học và tính khối lượng phân tử của hợp chất được tạo thành bởi:

a. K và Cl.

b. Ba và SO4

Biết khối lượng nguyên tử của K = 39; Cl=35,5 ; Ba =137; S = 32; O=16.

Câu 24 (1 điểm).VDC: Hợp chất X có thành phần % theo khối lượng 28%Fe, 24%S còn lại là oxi. Xác định công thức phân tử của hợp chất X. Biết khối lượng mol của X là 400 amu.

ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 1 KHTN7

I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

B

D

C

C

B

B

B

B

A

C

B

B

D

B

C

D

C

C

D

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Nội dung

Thang điểm

Câu 21

(1 điểm).

Hãy cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố sau:

Natri (Na)

Nhôm (Al)

Lưu huỳnh (S)

Oxygen (O)

Nitrogen (N)

0,2

0.2

0,2

0,2

0,2

Câu 22

(2 điểm).

a. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Nguyên tử gồm nhạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

b. Proton (p, +), Nơtron (n, 0), electron (e, -)

Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số P trong hạt nhân

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 23

(2 điểm).

a. Công thức hoá học KCI. Khối lượng phân tử:

M = 39 + 35,5 = 74,5 (amu).

b. Công thức hoá học BaSO4. Khối lượng phân tử:

M = 137 + 32 + 4- 16 = 233 (amu).

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 24

(1 điểm).

Ta có mFe = 400 x 28/100 = 112g => nFe = 2 mol;

mS = 400 x 24/100 = 96g => nS = 3 mol;

%O = 48%. mO = 400 x 48/100 = 192g => nO = 12 mol;

Vậy công thức của A là Fe2S3O12 hay là Fe2(SO4)3

0,25

2. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

A. Trắc nghiệm ( 4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Để học tốt môn KHTN chúng ta cần thực hiện và rèn luyện các kĩ năng nào?

A. Quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo

B. Phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình

C. Lắng nghe, phân loại, liên kết, viết báo cáo, thuyết trình

D. Quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình

Câu 2: Cho các đo bước sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.

(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là

A. (1) —>(2) —> (3) —> (4).

B. (1) _> (3) ^(2) —> (4).

C. (3)-> (2)-> (4) —> (1).

D. (2) —> (1) —> (4) —> (3).

Câu 3: Kí hiệu Mg, K, Ba lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào?

A. Mangan, Kali, Bari.

B. Magie, Kali, Beri.

C. Magie, Kali, Bari.

D. Mangan, Kali, Beri.

Câu 4: Nguyên tố hóa học là gì?

A. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt Proton trong hạt nhân.

B. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt electron trong hạt nhân.

C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt ntron trong hạt nhân.

D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số khối trong hạt nhân.

Câu 5: Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng dần của nguyên tử khối.

B. Theo chiều tăng dần của phân tử khối.

C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

D. Theo chiều tăng số lớp electron trong nguyên tử.

.....................

Xem thêm trong file tải về.

3. Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁC QUAN: ( 4,0 ĐIỂM)

Câu 1: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về

A. các đường sức điện.

B. các đường sức từ.

C. cường độ điện trường.

D. cảm ứng từ.

Câu 2: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. Có độ mau thưa tùy ý.

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 3: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau. Tên các từ cực của nam châm là:

Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối

A. A là cực Bắc, B là cực Nam.

B. A là cực Nam, B là cực Bắc.

C. A và B là cực Bắc.

D. A và B là cực Nam.

Câu 4: Mặt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.

B. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

C. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.

D. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.

Câu 5: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hoá của sinh vật.

B. sự biến đổi các chất.

C. sự trao đổi năng lượng.

D. sự sống của sinh vật.

Câu 6: Sản phẩm của quang hợp là

A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.

B. Oxygen và glucose

C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.

D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 7: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

A. Ban đêm. B. Buổi sáng.

C. Cả ngày và đêm. D. Ban ngày.

Câu 8: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?

A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.

B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.

C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 9: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của thực vật là:

A. Ánh sáng, nhiệt độ, vô sinh và hữu sinh .

B. Động vật, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.

C. Ánh sáng, diệp lục, độ ẩm và không khí.

D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.

Câu 10: Thiếu loại vitamin này sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc khô, có thể dẫn tới mù lòa

A. Vitamin A.

B. Vitamin B.

C. Vitamin C.

D. Vitamin D.

Câu 11: Quang hợp là

A. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ.

B. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và oxygen.

C. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất oxygen.

D. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và oxygen.

Câu 12: Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thực vật là

A. Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon đioxide và nhiệt độ.

B. Ánh sáng, nước, nồng độ khí oxygen và nhiệt độ.

C. Ánh sáng, nước, khí carbon đioxide và nhiệt độ.

D. Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon đioxide và độ pH.

Câu 13: Nước có vai trò

A. là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là môi trường bên trong cơ thể sinh vật, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

B. là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để sinh vật hô hấp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

C. là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần điều hòa thân nhiệt.

D. là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

Câu 14: Thoát hơi nước ở lá có vai trò

A. góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí O2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí CO2 ra môi trường.

B. góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí O2 đi vào bên trong lá

C. góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra môi trường.

D. góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí giải phóng khí CO2 ra môi trường.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.

C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.

D. Quang hợp là quá trình sinh lí xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

Câu 16: Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?

A. Không bào.

B. Lục lạp.

C. Ti thể.

D. Nhân tế bào.

PHẦN II: TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)

Câu 17 (0,5 điểm): Có thể phát hiện ra sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?

Câu 18 (0,5 điểm): Người ta nói “Trái đất là một nam châm khổng lồ” Vì sao?

Câu 19 (0,5 điểm): Có một số quả đấm cửa lam bằng đồng và một số quả lam bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng?

Câu 20 (0,5 điểm): Phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

Câu 21 (2,0 điểm): Giải thích hiện tượng lá cây héo khi bị tách ra khỏi thân cây? Giải thích được ý nghĩa của việc để cây xanh trong phòng khách.

Câu 22 (0,5 điểm): Năng lượng dùng cho các hoạt động sống của sinh vật được tạo ra như thế nào? Quá trình đó diễn ra ở đâu trong cơ thể sinh vật?

Câu 23 (1,5 điểm): Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào? Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể?

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

D

B

B

D

B

C

C

D

A

C

C

D

C

A

B

PHẦN II: TỰ LUẬN ( 6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17

( 0,5 điểm)

- Ta có thể phát hiện ra sự tồn tại của từ trường bằng cách dùng kim nam châm.

- Đưa kim nam châm vào vùng không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc - Nam thì nơi đó có từ trường.

Câu 18

( 0,5 điểm)

- Vì Trái đất hút mọi vật về phía nó

Câu 19

(0,5 điểm)

- Đưa các quả đấm cửa lại gần thanh nam châm. Nếu quả đấm cửa bị thanh nam châm hút thì nó được làm bằng sắt mạ đồng, nếu không bị thanh nam châm hút thì nó là quả đấm làm bằng đồng.

Câu 20

(0,5 điểm)

- Khái niệm trao đổi chất: Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

- Khái niệm chuyển hóa năng lượng: Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Câu 21

(2,0 điểm)

- Khi lá cây bị tách ra khỏi thân cây thì lá cây sẽ không được cung cấp nước thường xuyên song song với nó là quá trình thoát hơi nước ở lá nên sau một thời gian lá cây sẽ bị héo.

- Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách:

+ Cây xanh quang hợp tạo ra oxygen giúp con người hô hấp tốt hơn.

+ Một số cây xanh có khả năng lọc sạch không khí bằng cách hấp thụ khí độc phát ra từ nội thất trong nhà như amoniac, benzene,… hoặc hấp thu các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử → tạo ra không gian thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe của những người trong gia đình.

+ Giúp làm đẹp không gian phòng khách → giúp con người cảm thấy thư giãn.

Câu 22

(0,5 điểm)

- Năng lượng dùng cho các hoạt động sống của sinh vật được tạo ra nhờ quá trình hô hấp tế bào.

- Trong tế bào nhân thực, quá trình đó diễn ra ở bên trong tế bào tại ti thể.

Câu 23

(1,5 điểm)

-Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào : Khí oxygen phân giải các phân tử chất hữu cơ ( chủ yếu là glucose) thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời cũng tạo ra năng lượng ATP

- Quá trình hô hấp ở tế bào có vai : cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể, từ đó oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể ngoài ra còn loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

4. Đề thi cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Câu phát biểu nào chưa chính xác khi nói về Cực Bắc của nam châm vĩnh cửu là

A. cực luôn hướng về phía Bắc địa lý.

B. cực được kí hiệu bằng chữ S.

C. cực được kí hiệu bằng chữ N.

D. nơi hút được nhiều mạt sắt.

Câu 2. Khi nào hai cực của thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc đặt gần nhau.

B. Khi hai cực Nam đặt gần nhau.

C. Khi đặt hai cực cùng tên gần nhau.

D. Khi đặt hai cực khác tên gần nhau.

Câu 3. Điều nào sau đây là sai khi nói về đường sức từ?

A. Tại bất kì điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó

B. Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau

C. Chiều của đường sức từ hướng từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm thử đặt trên đường sức đó.

D. Bên ngoài thanh nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào từ cực Nam của nam châm.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính?

A. Khi bị cọ xát có thể hút các vật nhẹ.

B. Có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép.

C. Một đầu có thể hút còn đầu kia có thể đẩy.

D. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. Sự chuyển hoá của sinh vật.

B. Sự biến đổi các chất.

C. Sự trao đổi năng lượng.

D. Sự sống của sinh vật.

Câu 6. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?

A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.

B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.

C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.

D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.

Câu 7. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?

A. Nhúng ngập cây vào nước.

B. Tỉa bớt cành, lá.

C. Cắt ngắn rễ.

D. Tưới đẫm nước cho cây.

Câu 8. Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?

A. Mạch gỗ.

B. Mạch rây.

C. Lòng hút.

D. Vỏ rễ.

Câu 9. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?

A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.

B. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.

C. Khi cất bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to

D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.

Câu 10. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.

B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 11. Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.

B. Nước và chất khoáng.

C. Chất hữu cơ và nước.

D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 12. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

A. Từ môi trường.

B.Từ môi trường ngoài cơ thể.

C. Từ môi trường trong cơ thể

D. Từ các sinh vật khác.

Câu 13. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:

1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.

2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.

3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.

4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:

A. 1,2,3,4.

B. 3, 1, 2, 4.

C. 4, 2, 3, 1.

D. 3, 2, 1, 4.

Câu 14. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.

C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.

D. môphân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 15. Nhiệt độ môi trường cực thuận đổi với sinh vật là gì?

A. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.

C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.

D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 16. Sinh sản ở sinh vật là quá trình:

A. nảy trồi.

B. hình thành cá thể mới.

C. hình thành rễ.

D. gieo hạt.

Câu 17. Vì sao nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành

A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.

B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.

C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.

D. Khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 18. Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ?

A. Rau má, dây tây.

B. Khoai lang, khoai tây.

C. Gừng, củ gấu.

D. Lá bỏng, hoa đá.

Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ một phấn cơ thể mẹ hoặc bố.

B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.

C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 20. Trong điều kiện sinh sản của động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?

A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yêu tố môi trường.

B. Nuôi cấy, thụ tinh nhân tạo.

C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.

D. Sử dụng hormone.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 21. (1,0 điểm) Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ:

(1)... + (2) \frac{as}{diệp\ lục}… (3) + (4)

Câu 22. (1,0 điểm) Bạn An đã làm thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1: Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2: Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1 năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, oxygen, carbon dioxide, nước đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm; lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy cho biết:

a) Bạn An làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

b) Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em.

c) Từ thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì?

Câu 23. (1,0 điểm) Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâuvà bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đối với sự sống của cây?

Câu 24. (1,0 điểm) Em hây thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của thực vật. Trình bày cách tiến hành, dự đoán kết quả, giải thích hiện tượng quan sát được theo mẫu sau:

Thí nghiệm

Cách
tiên hành

Hiện tượng/
Kết quả

Giải thích

Kết luận

Chứng minh tính
hướng nước của cây

Chứng minh tính
hướng sáng của cây

Chứng minh tính
hướng tiếp xúc của cây

Lưu ý: HS cần cho biết các đối tượng thực vật phù hợp cho mỗi thí nghiệm (ví dụ: Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc nên chọn cây thân leo hay cây thân gỗ).

Câu 25. (1,0 điểm) Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở sinh vật và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển.

Câu 26. (1,0 điểm) Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hãy đề xuất một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người.

Đáp án

I. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,2 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đ/A

B

D

C

B

D

D

B

A

C

D

B

A

B

A

A

B

A

C

C

D

Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 21

(1,0 điểm)

(1) Carbon dioxide/Nước;

(2)Nước/Carbon dioxide;

(3) Glucose/Oxygen;

(4) Oxỵgen/Glucose.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 22

(1,0 điểm)

a) Mục đích thí nghiệm: chứng minh thời gian bảo quản hạt có ảnh hưởng tới hô hấp thể hiện qua tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

b) Dự đoán kết quả: thí nghiệm 1 có số hạt nảy mẩm nhiều hơn thí nghiệm 2.

Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ. Do đó, hạt bảo quản lâu sẽ giảm khả năng nảy mầm.

c) Ngoài các yếu tố như nhiệt độ, oxygen,carbon dioxide, độ ẩm của môi trường thì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.

0,25

0,25

0,5

Câu 23

(1,0 điểm)

Do ngập nước lâu ngày, rễ cây bị thiếu oxygen nên quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ,/ điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị huỷ hoại, mất đi khả năng hút nước và chất khoáng/. Cây sẽ bị chết vì thiếu nước trong tế bào mặc dù rễ cây ngập trong nước.

0,25

/0,5

/0,25

Câu 24

(1,0 điểm)

- Các nhóm cây phù hợp cho các thí nghiệm như:

+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: nên chọn các cây non, rễ đang phát triển.

+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây:nên chọn các cây thân mềm, cây non (ví dụ: cây hoa mười giờ, cây đỗ,...).

+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây: nhóm cây phù hợp với thí nghiệm này là các cây thân leo như mướp, đậu, bầu, bí.

- Các thiết kế thí nghiệm HS dựa trên cơ sở cách làm thí nghiệm trong SGK.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 25

(1,0 điểm)

- Sinh trưởng là sựtăng lên vể kích thước và khối lượng cơ thể dosự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển là những biến đổi diễn ra trong đời sống của một cá thể. Phát triển gồm ba quá trình liên quan đến nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

- Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau.
- Sinh trưởng là tiền đề của phát triển, phát triển lại làm thay đổi tốc độ của sinh trưởng.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 26

(1,0 điểm)

- Tăng sinh sản ở động vật và thực vật để đáp ứng nhu cấu sử dụng của con người. Tuy nhiên, cần điểu chỉnh sinh sản ở người để nâng cao chất lượng cuộc sống và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sổng (y tế, giáo dục, nhà ở,...) và cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Các biện pháp hiệu quả thường dùng để tránh có thai ngoài ý muốn như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uổng thuốc tránh thai, cấy que tránh thai.

- Bên cạnh đó, biện pháp hỗ trợ sinh con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Chế độ hoạt động, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tinh thần thoải mái cũng là những việc nên làm để có thể sinh được những đứa con khoẻ mạnh.

0,5

0,25

0,25

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 5.713
0 Bình luận
Sắp xếp theo