Đề thi cuối kì 1 Tin 7 Kết nối tri thức 2024
Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tin học lớp 7 KNTT
Đề thi cuối kì 1 Tin 7 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết này là đề kiểm tra cuối kì môn Tin lớp 7 trắc nghiệm kết hợp với tự luận có đầy đủ ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn thi cuối kì 1 môn Tin lớp 7 sách Kết nối tri thức.
Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Tin học lớp 7 cuối học kì 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tin lớp 7 KNTT
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||
|
|
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
|
1 | Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng | Nội dung 1. Sơ lược về các thành phần của máy tính | 1 | 1 | 5% (0,5) | ||||||
Nội dung 2. Khái niệm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng | 1 | 1 | 5% (0,5) | ||||||||
2 | Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin | Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet | 2 | 2 | 10% (1,0) | ||||||
3 | Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số | Văn hoá ứng xử qua phương tiện truyền thông số | 2 | 2 | 10% (1,0) | ||||||
4 | Chủ đề 4. Ứng dụng Tin học
| Bảng tính điện tử cơ bản | 10 | 6 | 2 | 1 | 70% (7,0) | ||||
Tổng | 16 |
| 12 |
|
| 2 |
| 1 |
| ||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
2. Đề kiểm tra cuối kì 1 Tin 7 Kết nối tri thức
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1. Tai nghe trong hình 1.1 là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra.
D. Thiết bị lưu trữ.
Hình 1.1
Câu 2. Chức năng chính của Microsoft Excel là gì?
A. Tính toán và lập bảng.
B. Soạn thảo văn bản.
C. Tạo các tệp đồ họa.
D. Chạy các chương trình ứng dụng khác.
Câu 3. Website nào sau đây không phải là mạng xã hội
A. https://www.facebook.com
B. https://www.donghoi.gov.vn
C. https://chat.zalo.me
D. https://www.youtube.com
Câu 4. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mạng xã hội là để kết nối các thành viên để trao đổi và chia sẻ thông tin, không phân biệt không gian và thời gian.
B. Người dùng chỉ có thể chia sẻ bài viết dạng văn bản cho bạn bè trên mạng xã hội.
C. Mạng xã hội chỉ mang lại lợi ích chứ không có tác hại gì.
D. Số lượng người tham gia kết bạn trên mạng xã hội được giới hạn dưới 10 người.
Câu 5. Em vào Facebook và thấy một đoạn video về bạo lực học đường, em sẽ:
A. Bình luận cùng mọi người cho vui
B. Ấn nút “Like” để ủng hộ video
C. Không chia sẻ, like hay bình luận
D. Chia sẻ và tag tên để bạn bè cùng xem và bình luận.
Câu 6. Thông tin có nội dung xấu là gì?
A. Thông tin khuyến khích sử dụng chất gây nghiện
B. Thông tin kích động bạo lực
C. Thông tin rủ rê đánh bạc kiếm tiền
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7. Chương trình bảng tính, ngoài chức năng tính toán còn có chức năng:
A. Tạo video.
B. Tạo trò chơi.
C. Tạo biểu đồ
D. Tạo nhạc.
Câu 8: Thế nào là ô dữ liệu trên bảng tính
A. Là giao của một hàng và nhiều cột
B. Là một vùng trên bảng tính
C. Là giao của nhiều hàng và nhiều cột
D. Là giao của một hàng và một cột.
Câu 9. Khi nhập dữ liệu kí tự vào ô tính thì dữ liệu được tự động:
A. Căn trái
B. Căn phải
C. Căn giữa
D. Căn đều hai bên
Câu 10. Biết dữ liệu trong ô C3 là 14 và ô C5 là 5.
Ô E11 có công thức =SUM(C3, C5) thì hiển thị kết quả là:
A. 19.
B. 22.
C. 21.
D. 28.
Câu 11. Công thức trong bảng tính luôn được bắt đầu bởi:
A. Dấu “=”
B. Dấu “#”
C. Dấu “@”
D. Dấu “&”
Câu 12. Trong các công thức dưới đây công thức viết đúng trong Excel là?
A. =(5^2+10)*5
B. =(25 – 10 ):3*7
C. =22+16:3
D. =(13+2^3)/3 × 5
Câu 13. Để tính trung bình của 2 số 8 và 11 thì công thức nào dưới đây là đúng?
A. =8+11:2
B. =(8+11)/2
C. =8+11/2
D. =(8+11):2
Câu 14. Công dụng của hàm AVERAGE?
A. Tính tổng số
B. Tính trung bình cộng
C. Tìm số lớn nhất
D. Đếm các dữ liệu là số
Câu 15. Cách nhập hàm nào sau đây là đúng?
A. AVERAGE(A1,B1)
B. =AVERAGE(A1,B1,-2)
C. =AVEREGA(A1,B1,-2)
D. =(AVERAGE:A1,B1,-2)
Câu 16. Để làm báo cáo về kết quả học tập kì I, giáo viên có tệp bảng tính ghi lại bảng điểm của lớp 7A trong một trang tính như hình vẽ
Để tìm điểm thấp nhất, em sử dụng hàm nào?
A. SUM
B. AVERAGE
C. MIN
D. MAX
Câu 17. Khi đang gọi điện thoại video cho bạn, em không nghe thấy tiếng, nhưng vẫn thấy hình bạn đang nói. Em chọn phương án nào
A. Bật micro của mình và nhắc bạn bật micro
B. Bật micro của mình và nhắc bạn bật loa
C. Bật loa của mình và nhắc bạn bật micro
D. Bật loa của mình và nhắc bạn bật loa.
Câu 18: Tệp có phần mở rộng .docx thuộc loại tệp gì?
A. Không có loại tệp này
B. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Excel
C. Tệp dữ liệu video
D. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Word.
Câu 19. Khi bạn Nam đăng lên Facebook cá nhân của mình rằng: “Năm 2023 Covid chủng mới, siêu nguy hiểm sẽ quay trở lại”. Em hãy cho biết Nam làm như vậy sẽ gây ra hậu quả gì?
A. Thông tin đó sẽ khiến dư luận hoang mang và sẽ bị công an mạng xử lý.
B. Thông tin của Nam chẳng ảnh hưởng đến ai cả
C. Mọi người sẽ cảm ơn Nam vì thông tin hữu ích đó.
D. Thông tin đó chưa chắc sai nên Nam sẽ không bị công an xử lý.
Câu 20. Khi em truy cập trên mạng xã hội, thấy bạn An chia sẻ bài viết có nội dung và hình ảnh về “Cuối tuần này, giá xăng sẽ tăng kỉ lục, chạm mốc 35.000đ/lít”. Em sẽ làm gì?
A. Chia sẻ để mọi người nắm được thông tin nóng hổi này.
B. Nhắn cho An, khuyên bạn gỡ tin bài vì đây là thông tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận, bạn có thể bị công an mời lên làm việc.
C. Khuyên bạn bè, người thân mua xăng dự trữ.
D. Bình luận kêu gọi mọi người lên tiếng về sự tăng giá bất hợp lý này.
Câu 21. Hành động nào sau đây là sai khi truy cập thông tin trên internet?
A. Sử dụng tài khoản Gmail cá nhân của mình để học trực tuyến
B. Tự ý truy cập vào tài khoản facebook của bạn và mạo danh bạn nhắn tin mượn tiền mọi người.
C. Sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để mua hàng online
D. Lên mạng đọc báo Vnexpress.
Câu 22. Hành động nào sau đây là sai khi truy cập thông tin trên internet?
A. Vào trang web của trường đọc tin tức và theo dõi thông báo.
B. Chia sẻ các bài viết hay về gương người tốt việc tốt trên Facebook.
C. Truy cập vào tài khoản thầy Hiệu trưởng, đăng thông báo: “Thứ 6, học sinh toàn trường nghỉ học”
D. Đăng bài viết “Cảm xúc ngày Khai trường” lên trang web của nhà trường.
Câu 23. Việc tính toán tự động trên bảng tính được thực hiện khi tham số của hàm là:
A. Giá trị số B. Ngày, tháng C. Địa chỉ vùng D. Tên cột.
Câu 24. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng nhất nhận định: Việc đưa công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu.
A. Công thức có thể sao chép đến bất kì chỗ nào trong bảng tính.
B. Công thức luôn bảo toàn và giữ nguyên quan hệ tương đối giữa địa chỉ ô chứa công thức và các địa chỉ có trong công thức.
C. Giá trị công thức sẽ được tự động tính lại mỗi khi các ô dữ liệu có trong công thức thay đổi và công thức luôn bảo toàn, giữ nguyên quan hệ tương đối giữa địa chỉ ô chứa công thức và các địa chỉ có trong công thức
D. Giá trị công thức luôn tự động được tính lại sau mỗi 10 giây.
Câu 25. Trong bảng tính, tại ô A1=5;B1=10; tại C1=A1+B1, sao chép công thức tại ô C1 sang ô D1, thì công thức tại ô D1 là như thế nào?
A. =A1+B1 B. =C1+D1 C. =A1+C1 D. =B1+C1
Quan sát bảng tính sau, trả lời câu hỏi từ 26 đến 28:
Câu 26. Khi sao chép công thức ở ô C9 sang ô E9, tại ô E9 ta được công thức nào?
A. =SUM(C4,C8) B. =SUM(C4:C8) C. =SUM(E4,E8) D. =SUM(E4:E8)
Câu 27. Khi sao chép công thức ở ô E10 và ô G10 ta được kết quả là:
A. =AVERAGE(G4:G8) B. 45 C. 9 D. 15
Câu 28: Khi sao chép công thức ở ô E10 và ô D10, tạo ô D10 ta được công thức là:
A. =AVERAGE(G4:G8)
B. =AVERAGE(B4:B8)
C. =AVERAGE(F4:F8)
D. =AVERAGE(D4:D8)
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 29: Cho bảng tính như hình dưới đây:
a, Sử dụng công thức hoặc hàm thích hợp để tính cột Tổng (Tiền điện, Tiền nước) hàng tháng gia đình sử dụng?
b, Sử dụng hàm thích hợp tính cột Trung bình (trung bình mỗi tháng gia đình phải chi bao nhiêu tiền điện, bao nhiêu tiền nước)?
c, Sử dụng hàm và địa chỉ khối ô để xác định giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong cột.
Đáp án
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Đề 1:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | B | A | B | A | C | D | C | D | A | A | A | A | B | B |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | B | C | C | D | A | B | B | C | C | C | D | D | D | D |
Đáp án phần tự luận mời các bạn xem trong file tải về.
3. Đề thi môn Tin học 7 học kì 1 KNTT
ĐỀ 1:
Phần I. Trắc nghiệm (3,0đ)
Dạng 1. Khoanh tròn trước đáp án đúng nhất (1,0đ):
Câu 1: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
a. Lưu trữ dữ liệu.
b. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần.
c. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
d. Xử lí dữ liệu.
Câu 2: Cho biết kết quả của thuật toán tìm kiếm tuần tự với đầu vào là 6 và danh sách gồm [1,4,5,6,7]
a. Không tìm thấy số 6.
b. Tìm thấy số 6 sau 6 vòng lặp.
c. Tìm thấy số 6 sau 5 vòng lặp.
d. Tìm thấy số 6 sau 4 vòng lặp.
Câu 3: Đầu vào của thuật toán tìm kiếm tuần tự là?
a. Giá trị cần tìm và danh sách bất kỳ
b. Danh sách bất kỳ.
c. Giá trị cần tìm.
d. Thông báo tìm thấy giá trị.
Câu 4: Đầu ra của thuật toán tìm kiếm tuần tự là?
a. Thông báo tìm thấy.
b. Thông báo tìm thấy và chỉ ra vị trí của giá trị cần tìm hoặc thông báo không tìm thấy.
c. Thông báo không tìm thấy.
d. Giá trị cần tìm và danh sách bất kỳ.
Dạng 2. Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn sau đây để điền vào chỗ trống (…) thích hợp, sao cho thành phát biểu đúng (1đ):
(a)So sánh; (b) Sắp xếp; (c) vùng tìm kiếm; (d) Vị trí;
Thuật toán tìm kiếm nhị phân
Câu 5: Thực hiện trên trên danh sách đã được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Bắt đầu từ ………………………….. ở giữa danh sách.
Câu 6: Tại mỗi bước lặp, ……………………….. giá trị cần tìm với giá trị của vị trí giữa danh sách, nếu bằng thì dừng lại, nếu nhỏ hơn thì tìm trong nửa trước của danh sách, nếu lớn hơn thì tìm trong nửa sau của danh sách.
Câu 7: Chừng nào chưa tìm thấy và ………………………. còn phần tử thì còn tìm tiếp.
Câu 8: ……………………… giúp cho việc tìm kiếm được thực hiện nhanh hơn.
Dạng 3. Em hãy điền Đ/S vào các ô tương ứng bảng sau để cho biết các phát biểu đó Đúng hay Sai? (1đ):
Phát biểu | Đ/S |
Câu 9: Sắp xếp nổi bọt là thuật toán sắp xếp được thực hiện bằng cách hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự. | |
Câu 10: Chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn làm cho bài toán khó giải quyết hơn. | |
Câu 11: Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng. | |
Câu 12: Học sinh luôn ủng hộ việc sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin giả, thông tin đe dọa, bắt nạt bạn bè,… |
Phần II. Tự luận (7đ):
Câu 1 (1,5đ): Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [1,4,8,7,10,28]?
Câu 2 (1,5đ): Hãy sắp xếp danh sách [1,8,6,7,10,4,28] theo thứ tự tăng dần. Thuật toán tìm kiếm nhị phân tìm cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 10 trong danh sách vừa sắp xếp?
Câu 3 (2,0đ):
a. Đầu vào của thuật toán sắp xếp là gì?
b. Liệt kê các bước lặp của thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp các số 3,4,1,5,2 theo thứ tự tăng dần?
Câu 4 (2,0đ):
a. Em sẽ làm gì khi vô tình em truy cập một trang web có nội dung xấu?
b. Để không biến mình thành người nghiện Internet em sẽ làm gì?
ĐỀ 2:
Phần I. Trắc nghiệm (3,0đ)
Dạng 1. Khoanh tròn trước đáp án đúng nhất (1,0đ):
Câu 1: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
a. Lưu trữ dữ liệu.
b. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần.
c. Xử lí dữ liệu.
d. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
Câu 2: Cho biết kết quả của thuật toán tìm kiếm tuần tự với đầu vào là 7 và danh sách gồm [1,4,5,6,8,7]
a. Không tìm thấy số 7.
b. Tìm thấy số 7 sau 6 vòng lặp.
c. Tìm thấy số 7 sau 5 vòng lặp.
d. Tìm thấy số 7 sau 4 vòng lặp.
Câu 3: Đầu ra của thuật toán tìm kiếm tuần tự là?
a. Thông báo tìm thấy và chỉ ra vị trí của giá trị cần tìm hoặc thông báo không tìm thấy.
b. Thông báo tìm thấy.
c. Thông báo không tìm thấy.
d. Giá trị cần tìm và danh sách bất kỳ.
Câu 4: Đầu vào của thuật toán tìm kiếm tuần tự là?
a. Danh sách bất kỳ.
b. Giá trị cần tìm.
c. Giá trị cần tìm và danh sách bất kỳ.
d. Thông báo tìm thấy giá trị.
Dạng 2. Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn sau đây để điền vào chỗ trống (…) thích hợp, sao cho thành phát biểu đúng (1đ):
(a) vùng tìm kiếm; (b) Sắp xếp; (c) So sánh; (d) Vị trí;
Thuật toán tìm kiếm nhị phân
Câu 5: Thực hiện trên trên danh sách đã được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Bắt đầu từ ………………………….. ở giữa danh sách.
Câu 6: Tại mỗi bước lặp, ……………………….. giá trị cần tìm với giá trị của vị trí giữa danh sách, nếu bằng thì dừng lại, nếu nhỏ hơn thì tìm trong nửa trước của danh sách, nếu lớn hơn thì tìm trong nửa sau của danh sách.
Câu 7: Chừng nào chưa tìm thấy và ………………………. còn phần tử thì còn tìm tiếp.
Câu 8: ……………………… giúp cho việc tìm kiếm được thực hiện nhanh hơn.
Dạng 3. Em hãy điền Đ/S vào các ô tương ứng bảng sau để cho biết các phát biểu đó Đúng hay Sai? (1đ):
Phát biểu | Đ/S |
Câu 9: Sắp xếp nổi bọt là thuật toán sắp xếp được thực hiện bằng cách không hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự. | |
Câu 10: Chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn làm cho bài toán dễ giải quyết hơn. | |
Câu 11: Không cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng. | |
Câu 12: Học sinh không ủng hộ việc sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin giả, thông tin đe dọa, bắt nạt bạn bè,… |
Phần II. Tự luận (7đ):
Câu 1 (1,5đ): Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 10 trong danh sách [1,4,8,7,10,28]?
Câu 2 (1,5đ): Hãy sắp xếp danh sách [1,8,6,7,10,4,28] theo thứ tự tăng dần. Thuật toán tìm kiếm nhị phân tìm cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 6 trong danh sách vừa sắp xếp?
Câu 3 (2,0đ):
a. Kết quả của việc sử dụng các thuật toán sắp xếp là gì?
b. Liệt kê các bước lặp của thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp các số 41,15, 17, 32, 18 theo thứ tự tăng dần?
Câu 4 (2,0đ):
a. Em sẽ làm gì khi vô tình em truy cập một trang web có nội dung xấu?
b. Để không biến mình thành người nghiện Internet em sẽ làm gì?
Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm (3,0đ): Mỗi câu đúng được 0,25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đề 1 | c | d | a | b | (d) | (a) | (c) | (b) | Đ | S | Đ | S |
Đề 2 | d | b | a | c | (d) | (c) | (a) | (b) | S | Đ | S | Đ |
Phần II. Tự luận (7đ):
Câu | Đáp án | Điểm | |
| Đề 1 | Đề 2 |
|
1 | Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần 4 bước để tìm thấy số 7 trong danh sách. | Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần 5 bước để tìm thấy số 10 trong danh sách. | 1,5đ |
2 | Danh sách SX theo thứ tự tăng dần [1,4,6,7,8,10,28] Thuật toán tìm kiếm nhị phân tìm cần 2 bước để tìm thấy số 10. | Danh sách SX theo thứ tự tăng dần [1,4,6,7,8,10,28] Thuật toán tìm kiếm nhị phân tìm cần 2 bước để tìm thấy số 6. | 0,75đ 0,75đ |
3a | Đầu vào của thuật toán sắp xếp là một danh sách bất kỳ. | Kết quả của việc sử dụng các thuật toán sắp xếp là một danh sách có thứ tự. | 1,0đ |
3b | 1,0đ | ||
4a | Khi vô tình em truy cập một trang web có nội dung xấu em sẽ đóng ngay trang web đó lại, đồng thời báo cho bố mẹ, thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó. | 1,0đ | |
4b | Để không biến mình thành người nghiện Internet em sẽ: Tìm một người tin tưởng để thường xuyên chia sẻ, tâm sự như bố mẹ, thầy cô…; Chỉ sử dụng máy tính tại phòng sinh hoạt chung của gia đình; Quy định thời gian sử dụng máy tính tối đa 2h mỗi ngày; Tìm và theo đuổi sở thích thói quen đọc sách, chơi thể thao và các phong trào của nhà trường tổ chức…. | 1,0đ |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Tin học 7 KNTT.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Soạn bài Ôn tập trang 120 Văn 7 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Hội thi thổi cơm lớp 7 Cánh Diều
Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Công nghệ 2023-2024
Bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm 2023 có đáp án
Soạn Ôn tập cuối học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn
Tự đánh giá trang 116 Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Đề thi học kì 1 môn Văn 7 Chân trời sáng tạo 2024
Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 KNTT
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi cuối kì 1 Tin 7 Kết nối tri thức 2024
09/12/2024 2:44:00 CHTải Đề thi cuối kì 1 Tin 7 Kết nối tri thức 2022-2023 pdf
19/12/2022 4:48:21 CH
- Nguyen MinhThích · Phản hồi · 0 · 26/12/22
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 0 · 26/12/22
-
Gợi ý cho bạn
-
Soạn bài Nói và nghe lớp 7 trang 81 KNTT
-
Giải thích Ai ơi đã quyết thì hành, Đã đan thì lận tròn vành mới thôi
-
Đề đọc hiểu Ngữ văn 7 kì 1 Kết nối tri thức (Ngữ liệu ngoài chương trình)
-
Viết đoạn văn về một nội dung được gợi ra từ văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ
-
Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên lớp 7
-
Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 KNTT
-
Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa nghĩa là gì?
-
Đoạn văn giải thích vì sao thế hệ trẻ cần phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
-
Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể về không gian em định tới lớp 7 KNTT
-
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ lớp 7
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 7
Đọc mở rộng theo thể loại Mẹ - Đỗ Trung Lai
Dàn ý bài viết số 6 lớp 7 (đủ 5 đề)
Soạn bài Chất làm gỉ lớp 7 Cánh Diều siêu ngắn
Hãy thu thập thông tin về phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên rừng hoặc khoáng sản ở Việt Nam
Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa
Soạn văn 7 bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi