3 Đề thi học kì 1 môn Văn 7 Cánh Diều
Bộ đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều
Đề thi học kì 1 văn 7 sách Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 7 Cánh Diều có ma trận, bản đặc tả ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo ôn thi cuối học kì 1 môn Ngữ văn 7 hiệu quả cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề kiểm tra học kì 1 Văn lớp 7 Cánh Diều file word, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Dân ca quan họ Bắc Ninh – nét đẹp văn hoá cần được bảo tồn
Dân ca quan họ Bắc Ninh là gì?
Dân ca quan họ Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca đặc trưng của vùng châu thổ sông Hồng – Việt Nam. Được hình thành tại vùng văn hóa Kinh Bắc, quan họ Bắc Ninh đã trở thành biểu tượng âm nhạc vùng đất này, nổi tiếng với lối hát giao duyên, đối đáp giữa các liền anh liền chị và giữa họ với khán giả.[...]
Phân loại dân ca quan họ
Quan họ truyền thống
Các làng quan họ cổ của Kinh Bắc là nơi xuất hiện chủ yếu của quan họ truyền thống, một nét đẹp của văn hóa sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thường thì người ta chơi quan họ vào các khoảng thời gian lễ, hội hè, du xuân, và không cần có khán giả. Người hát cũng chính là người thưởng thức, hát theo nhóm giữa các liền anh và liền chị. Nhiều bài hát truyền thống được yêu thích cho đến tận ngày nay, bao gồm các bài như Mời nước mời trầu, Ngồi tựa song đào, Cây trúc xinh, Xe chỉ luồn Kim,...
Quan họ mới
Dân ca quan họ hiện đại được biểu diễn theo các lời hát đã được cải biên, trình diễn trên các hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu hiện đại trong các sự kiện lễ tết, hội hè, du lịch hoặc trong cộng đồng. Quan họ kiểu mới có nhiều hình thức biểu diễn đa dạng, bao gồm hát đơn, đôi, tốp hát, kết hợp với múa phụ họa... Nó còn được sử dụng để tuyên truyền, quảng bá và bảo tồn cho nét đẹp của văn hóa quan họ. [...]
Cách hát quan họ Bắc Ninh
Hát đôi là hình thức phổ biến nhất trong các bài hát quan họ, với việc chuẩn bị số lượng người hát và người đối hát bằng nhau. Hát theo kiểu truyền thống đòi hỏi kỹ thuật và tuân theo các nguyên tắc trong quan họ. Các buổi hát thường tập trung vào các lễ kết nghĩa, trong đó hai bên sẽ thể hiện tình cảm, chọc ghẹo và hỏi thăm lẫn nhau.
Biểu diễn hát quan họ
Có thể biểu diễn hát quan họ đơn giản là hát đối đáp ở các địa điểm như sân đình, sân nhà, cửa chùa, gốc đa, thuyền hoặc bến nước. Hoặc có thể biểu diễn trên các sân khấu chuyên nghiệp với kịch bản sẵn.
Tại các hội hè hoặc ngày thường, số lượng người tham gia hát đối đáp không giới hạn, chỉ cần hai bên có số người cân bằng. Tuy nhiên, khi biểu diễn chuyên nghiệp, số lượng người hát phải được bố trí sẵn.
Ý nghĩa của dân ca quan họ Bắc Ninh
Dân ca quan họ Bắc Ninh với những giai điệu sâu lắng trữ tình, ca từ dạt dào đã trở thành biểu tượng của vùng đất Kinh Bắc và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Từ lâu, dân ca quan họ đã được đánh giá là một loại hình nghệ thuật đạt tới trình độ cao về nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật lời ca và nghệ thuật âm nhạc...
Như chúng ta đã biết, quan họ Bắc Ninh được Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 30/9/2009. [...]
(Theo: songtre.vn)
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản nghị luận
C. Văn bản văn học
B. Văn bản thông tin
D. Văn bản hành chính
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là:
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 3: Theo văn bản, dân ca quan họ Bắc Ninh là biểu tượng của vùng đất nào?
A. Sơn Nam
B. Thăng Long
C. Kinh Bắc
D. Xứ Đoài
Câu 4: Văn bản trên cung cấp thông tin cơ bản nào?
A. Giới thiệu về hoạt động nghệ thuật, giá trị văn hoá của dân ca quan họ Bắc Ninh.
B. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức hát dân ca quan họ Bắc Ninh.
C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, giá trị văn hoá của dân ca quan họ Bắc Ninh.
D. Nguồn gốc, môi trường diễn xướng của dân ca quan họ Bắc Ninh.
Câu 5: Ý nào đúng nhất khi nhận xét về các phó từ được sử dụng trong câu văn sau: “Nhiều bài hát truyền thống được yêu thích cho đến tận ngày nay, bao gồm các bài như “Mời nước mời trầu”, “Ngồi tựa song đào”,....”.
A. Phó từ bổ sung ý nghĩa chỉ số nhiều
C. Phó từ bổ sung ý nghĩa chỉ số ít
B. Phó từ biểu thị số lượng chính xác
D. Phó từ biểu thị số thứ tự
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là giá trị của dân ca quan họ Bắc Ninh?
A. Là một loại hình nghệ thuật đạt tới trình độ cao về nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật lời ca và nghệ thuật âm nhạc.
B. Là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam.
C. Là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
D. Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng.
Câu 7: Thời xa xưa, dân ca quan họ Bắc Ninh truyền thống thường được biểu diễn trong những môi trường diễn xướng nào?
A. Sân khấu chuyên nghiệp có kịch bản sẵn.
B. Sân đình, sân nhà, cửa chùa, gốc đa, thuyền hoặc bến nước.
C. Sân khấu chuyên nghiệp có kịch bản sẵn, gốc đa, thuyền hoặc bến nước.
D. Trong cung vua, phủ chúa.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của dân ca quan họ Bắc Ninh truyền thống?
A. Diễn ra vào khoảng thời gian lễ, hội hè, du xuân.
B. Không cần có khán giả.
C. Số lượng người tham gia hát đối đáp giới hạn, hai bên có số người cân bằng.
D. Hát theo nhóm giữa các liền anh và liền chị.
Câu 9: Chỉ ra một cụm chủ - vị được dùng để mở rộng thành phần chính trong câu văn: “Như chúng ta đã biết, quan họ Bắc Ninh được Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 30/9/2009.”.
Câu 10: Loại hình nghệ thuật dân ca quan họ Bắc Ninh đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam. Theo em, làm thế nào để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế? Em hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn từ 5 - 7 câu.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ).
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | B | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | - Cụm chủ - vị mở rộng thành phần chính của câu: “Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 30/9/2009” Hoặc “được Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 30/9/2009.”. | 0,5 | |
10 | a. Hình thức đoạn văn từ 5-7 câu. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| b. HS có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu vấn đề: Giải pháp giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế. - Giải pháp: + Xây dựng chương trình giáo dục về văn hóa dân tộc. + Tôn vinh và bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống. + Tổ chức các sự kiện văn hóa và lễ hội truyền thống. + Giao lưu văn hóa và trao đổi với các dân tộc và quốc gia khác. ... | 0,25 1 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. - Viết bài văn biểu cảm về một buổi lễ chào cờ tại trường THCS Đông Hội. | 0,25 | |
| c. Viết bài văn biểu cảm về sự việc. HS viết bài văn biểu cảm về người thân theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: • Giới thiệu được đối tượng biểu cảm và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó. • Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến đối tượng biểu cảm để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. • Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về một kỉ niệm sâu sắc với đối tượng biểu cảm. • Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc. | 3,0 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. | 0,25 |
Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1 Cánh Diều
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu chuyện bó đũa
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện có mấy nhân vật?
Câu 2. Tình huống xảy ra trong câu chuyện là gì?
Câu 3. Xác định phó từ trong câu sau và cho biết tác dụng: “ Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”.
Câu 4. Tại sao bốn người con trong câu chuyện không ai bẻ gãy được bó đũa?
Câu 5. Theo em, một chiếc đũa và một bó đũa trong câu chuyện được ngầm so sánh với cái gì?
Câu 6. Người cha trong câu chuyện muốn khuyên nhủ với các con điều gì?
Câu 7. “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Câu 8. Viết khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em đã được tham gia nhiều trò chơi dân gian hoặc được chứng kiến các hoạt động học tập vui chơi. Có hoạt động cá nhân, có hoạt động tập thể. Có nhiều trò chơi hay hoạt động đã theo suốt tuổi thơ của mình hoặc không ít những trò chơi hay hoạt động độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng miền đất nước. Em hãy viết bài văn thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi hoặc một hoạt động mà em thích nhất.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | Truyện kể theo ngôi thứ 3. HS chỉ ra được 5 nhân vật trong truyện: cha và 4 người con. | 0.25 0.25 | |
2 | HS phát hiện được tình huống truyện: 4 người con lúc nhỏ sống hòa thuận, yêu thương nhau song khi lớn lên lại hay va chạm, xích mích vì vậy người cha đã gọi con đến yêu cầu ai bẻ gãy được bó đũa thì thưởng cho một túi tiền, qua đó răn dạy con bài học làm người. | 0.5 | |
3 | HS tìm được phó từ: vẫn HS xác định tác dụng: chỉ sự tiếp diễn tương tự. | 0.25 0.25 | |
4 | HS trả lời: Vì họ cầm cả bỏ đũa người cha đưa để bẻ. | 0.5 | |
5 | Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con. | 0.5 | |
6 | Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra được sức mạnh. HS trả lời theo ý hiểu tương tự nói về sự đoàn kết, giáo viên cân nhắc cho điểm phù hợp. | 0.5 | |
7 | * HS nêu đúng và rõ ràng được ít nhất một bài học rút ra từ câu chuyện. Bài học phù hợp nội dung câu chuyện, có ý nghĩa, phù hợp đạo đức và pháp luật: - Câu chuyện mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Mỗi chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi thường, cùng nhau giải quyết tốt những vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. - Trong cuộc sống, cần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa người với người, tạo nên một xã hội đoàn kết, giàu tình nhân ái,… - Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy… * HS nêu được 1 bài học nhưng chưa trình bày rõ ràng: 0.5đ * Không trả lời: 0đ | 1.0 | |
8 | * HS nêu được ít nhất 2 ý về vai trò, sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Gợi ý: + Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. + Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống. + Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước. +…. * HS chỉ nêu 1 ý về vai trò, sức mạnh của tinh thần đoàn kết: 0.5đ * HS nêu không đúng về vai trò, sức mạnh của tinh thần đoàn kết hoặc không trả lời được: 0đ. | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh | 0.25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau: | 2.5 | ||
* Nêu được lí do sẽ giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. (0.5đ) * Lần lượt trình bày các nội dung: (1.5đ) + Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào? + Hoạt động hay trò chơi đó dành cho lứa tuổi nào? + Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó là gì? + Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? + Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao? + Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì? * Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống. (0.5đ) | |||
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Nếu bài làm có nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, GV cân nhắc cho điểm phù hợp. | 0.5 | ||
e. Sáng tạo: Cung cấp kiến thức phong phú về vấn đề thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ. HS chỉ đáp ứng 1 yêu cầu, GV cộng 0,25đ. | 0.5 |
Ma trận đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều
TT | Kĩ năng | Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tỉ lệ | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc | Truyện ngụ ngôn | 3 | 3 | 1 | 1 | 60 |
2 | Viết
| Giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động | 1* | 1* | 1* | 1* | 40 |
Tổng | 25% | 35% | 30% | 10% | 100 | ||
Tỉ lệ% | 60 | 40 |
...............
Mời các bạn xem trọn bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Hoàng Thạch Thảo
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc (10 mẫu)
Đề thi học kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức 2024
Đề thi học kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success
Đề thi học kì 1 môn Văn 7 Chân trời sáng tạo 2024
Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng
Viết bài văn biểu cảm về ngày khai trường (6 mẫu)
Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng lớp 7 (6 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 Cánh Diều
Tìm hiểu tác giả Đỗ Trung Lai
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7
Soạn bài Một trăm dặm dưới mặt đất lớp 7 Cánh Diều
Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ (hay, ngắn gọn)
Nêu suy nghĩ của em về một người thân trong gia đình
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật ếch trong tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng cực hay