(Có đáp án) Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Tải về

Đề thi cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 Cánh Diều - Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn tập cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 sách Cánh Diều có ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết. Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Cánh Diều được biên soạn theo đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.

Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 Cánh Diều

1. Ma trận đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 Cánh Diều

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu TN

Câu TL

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục pháp luật

Nội dung 1: Tệ nạn xã hội

2 câu

1 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

4 câu

1 câu

3,0 điểm

Nội dung 2: Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội

2 câu

1 câu

(1đ)

1 câu

1 câu

1 câu

5 câu

1 câu

2,25 điểm

Nội dung 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3 câu

2 câu

1 câu

(3đ)

2 câu

7 câu

1 câu

4,75 điểm

Tổng câu

7

1

4

1

1

1

4

0

16

3

10 điểm

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100 %

Tỉ lệ chung

70%

30%

100 %

2. Bản đặc tả ma trận đề thi HK 2 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

3. Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Cánh Diều có đáp án

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.

Câu 1. Hành vi nào dưới đây không phải là tệ nạn xã hội?

A. Trồng các loại cây có chứa chất ma túy.

B. Bán dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm.

C. Hành nghề mê tín dị đoan (bói toán, cúng, …)

D. Xả rác thải không đúng nơi quy định.

Câu 2. Đối với cộng đồng xã hội, tệ nạn xã hội để lại hậu quả nào sau đây?

A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần.

B. Tổn thất kinh tế, hạnh phúc tan vỡ.

C. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

D. Tổn hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng.

Câu 3. Chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây để tránh mắc phải tệ nạn xã hội?

A. Thử tham gia tệ nạn xã hội một lần cho biết.

B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.

C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.

D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.

Câu 4. Bạn H là học sinh lớp 7A,. H có thân hình cao lớn (do đang ở tuổi dậy thì) và gương mặt khả ái. Một lần, trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với H. Người phụ nữ đó ngỏ ý muốn rủ H đi chơi và hứa sẽ cho H thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.

B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.

C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.

D. Từ chối và báo với cha mẹ, người thân để có biện pháp hỗ trợ.

Câu 5. Nhân vật nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Chị T lôi kéo bạn M tham gia vào đường dây mại dâm.

B. Ông T bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp.

C. Bà H tổ chức hoạt động mê tín dị đoạn tại địa phương.

D. Tập thể lớp 7D tham gia dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ..

Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em

A. tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.

B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu.

C. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.

D. đấu tranh, phê phán, tố giác các hành vi vi phạm tệ nạn xã hội.

Câu 7. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Buôn bán ma túy.

B. Tổ chức mại dâm.

C. Đánh bài ăn tiền.

D. Xuất khẩu lao động.

Câu 8. Có nhiều loại tệ nạn trong xã hội, nhưng phổ biến nhất là

A. ma tuý, cờ bạc, mại dâm.

B. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

C. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép.

D. buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm.

Câu 9. Gia đình T sống ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Do điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp, nhiều muỗi, nên em trai của T bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Thấy vậy, bà nội của T đã khuyên bố mẹ T nên mời ông K (thầy cúng) đến nhà làm lễ mong cho em của T khỏi bệnh. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì bố mẹ mới có quyền quyết định.

B. Đồng ý với ý kiến mời thầy cúng về làm lễ của bà nội.

C. Khuyên bố mẹ nhanh chóng đưa em tới bệnh viện chữa trị.

D. Khuyên bố mẹ không cần lo vì bệnh này không nguy hiểm.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……. là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

A. Gia đình.

B. Xã hội.

C. Cộng đồng.

D. Tập thể.

Câu 11. Theo quy định của pháp luật, con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Yêu thương, hiếu thảo.

C. Chăm sóc, phụng dưỡng.

D. Ngược đãi, lăng mạ.

Câu 12. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Chị T ra điều kiện chỉ chăm sóc cha mẹ nếu được hưởng thừa kế.

B. Bạn Q thường xuyên trốn học, không nghe lời ông bà, cha mẹ.

C. Bạn P chăm chỉ học tập và thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.

D. Ông M chỉ quan tâm cháu trai, không quan tâm đến cháu gái.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người?

A. Là mái ấm yêu thương.

B. Là môi trường làm việc hiệu quả.

C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.

D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Câu 14. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh em như thể chân tay/ rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

C. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

D. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

Câu 15. Vì mưu sinh nên bố mẹ đi làm xa, do đó, từ nhỏ K đã được ông bà nội chăm sóc. Khi phát hiện K có biểu hiện ham chơi, học tập sa sút, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần. Bố mẹ K biết chuyện, cũng thường xuyên gọi điện tâm sự, nhắc nhở K nên cố gắng học tập, nghe lời ông bà. Tuy vậy, K vẫn không thay đổi.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ông bà nội của K.

B. Bố mẹ của K.

C. Bạn K.

D. Bố mẹ và ông bà K..

Câu 16. T và H đã hẹn nhau chủ nhật tuần này sẽ cùng đi đá bóng. Đến ngày hẹn, do có việc đột xuất, bố mẹ phải ra ngoài để giải quyết công việc, do đó, bố mẹ đã nhờ T ở nhà chăm sóc ông nội (ông T bị ốm). Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Từ chối vì đã hẹn với H đi đá bóng.

B. Đồng ý, đợi bố mẹ đi khỏi thì trốn đi chơi.

C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn H dịp khác sẽ đi chơi.

D. Ở nhà nhưng tỏ thái độ giận dỗi, không thực lòng chăm sóc ông.

Phần II: Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân có trách nhiệm như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 3 (3,0 điểm):

“Tôi có nơi ẩn náu tuyệt vời, đó là gia đình. Tôi có một quan hệ tuyệt vời với anh chị em của tôi; điều này khiến tôi cảm thấy mình luôn biết mình thuộc về nơi đâu” (Jose Carreras)

Em hiểu câu nói trên như thế nào? Là thành viên trong giaddinhf em hãy nêu bổn phận của mình với gia đình. Ghi lại ít nhất 3 câu ca dao, tục ngữ về chủ đề gia đình.

-------Hết------

Đáp án đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Cánh Diều 2024 mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 253
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm