Đề thi Địa lí lớp 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức

Tải về

Đề thi Địa lý lớp 7 giữa kì 1 - Kết nối tri thức dưới đây bao gồm tổng hợp các mẫu đề kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lý lớp 7 có ma trận, bản đặc tả ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết. Đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô và các em học sinh trong kì thi giữa kì 1 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Địa lý lớp 7 giữa kì 1 - Kết nối tri thức 2024, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 Địa lí 7 KNTT

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

CHÂU ÂU

(3,5 điểm = 35%)

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu.

– Đặc điểm tự nhiên.

– Đặc điểm dân cư, xã hội.

– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.

– Khái quát về Liên minh châu Âu (EU).

6

(1,5đ)

1/2

(0,5đ)

1/2

(1,5đ)

7 câu = 35%

= 3,5 điểm

2

CHÂU Á

(1,5 điểm = 15%)

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á.

– Đặc điểm tự nhiên.

– Đặc điểm dân cư, xã hội.

2

(0,5đ)

1/2

(1,0đ)

3 câu = 15%

= 1,5điểm

Tỉ lệ

20%

15%

15%

50%

2. Bài kiểm tra Địa lý lớp 7 giữa kì 1 - đề1

A. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Châu Âu có diện tích

A. trên 9 triệu km2
B. trên 10 triệu km2.
C. trên 11 triệu km2.
D. trên 12 triệu km2.

Câu 2. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào?

A. Đới ôn hòa.
B. Đới lạnh.
C. Đới nóng.
D. Cả 3 đới.

Câu 3. Ở châu Âu, thảm thực vật thảo nguyên ôn đới chủ yếu nằm ở

A. phía bắc.
B. phía nam.
C. phía đông nam.
D. Phía tây.

Câu 4: Các sông lớn ở châu Âu là

A. Đa - nuyp, Rai- nơ và U-ran.
B. Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.
C. Đa - nuyp, Von- ga và U-ran.
D. Rai- nơ, Von- ga và U-ran.

Câu 5: Năm 2020, số dân của châu Âu khoảng

A. 747 triệu người.
B. 757 triệu người.
C. 767 triệu người.
D. 777 triệu người.

Câu 6: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm là

A. tỉ lệ dân thành thị thấp.

B. đô thị hóa nông thôn kém phát triển.

C. các đô thị mở rộng và nối liền nhau tạo thành các dải đô thị.

D. châu lục có mức đô thị hóa thấp.

Câu 7: Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây?

A. Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương.

Câu 8: Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại

A. Pa-let-tin
B. Ấn Độ
C. I – Ran
D. A-rập-xê-út

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a) (0,5 điểm). Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình miền núi ở châu Âu.

b) (1,5 điểm). Nêu một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu.

Câu 2 (1,0 điểm)

Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với các nước châu Á?

Đáp án

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm/8 câu)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

C

B

A

C

C

D

(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(2,0 điểm)

a) Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu. (0,5 điểm)

- Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp.

- Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2000 m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4000 m.

0,25

0,25

b) * Những giải pháp cải thiện chất lượng không khí (1,0 điểm)

- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

- Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng Các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm tải khí CO2vào khí quyển.

- Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch.

- Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

* Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu (0,5 điểm)

- Trồng rừng và bảo vệ rừng.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời…

(Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

(1,0 điểm)

* Ý nghĩa của tài nguyên khoáng sản đối với các nước châu Á. (1,0 điểm)

- Tài nguyên khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản.

- Cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho các ngành như sản xuất ô tô, luyện kim,..

0,5

0,5

3. Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí lớp 7 - đề  2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giéc-man đã

A. chiếm ruộng đất của chủ nô.

B. thành lập vương quốc mới.

C. phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc.

D. khai hoang, lập đồn điền.

Câu 2. Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại ở châu Âu là

A. địa chủ và nông dân.

B. thương nhân và địa chủ.

C. tư sản và thợ thủ công.

D. thương nhân và thợ thủ công.

Câu 3. Lực lượng giữ vai trò sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời kì Trung đại là

A. quý tộc.

B. nô lệ.

C. nông nô.

D. hiệp sĩ.

Câu 4. “Quê hương” của phong trào văn hóa Phục hưng là ở nước

A. Ý.

B. Đức.

C. Pháp.

D. Thụy sỹ.

Câu 5. Ai là nhà viết kịch vĩ đại thời kì văn hóa Phục hưng?

A. M.Xéc-van-tec.

B. Mi-ken-lăng-giơ.

C. Lê-ô-nađơVanh-xi.

D. W.Sếch-xpia.

Câu 6. Thời trung đại, tôn giáo nào ở Châu Âu đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội?

A. Phật giáo.

B. Thiên chúa giáo.

C. Đạo giáo.

D. Đạo Tin Lành.

Câu 7. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời phong kiến được biểu hiện rõ nhất dưới thời nhà

A. Thanh.

B. Hán.

C. Đường.

D. Minh.

Câu 8. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn của Trung Quốc dưới thời nhà

A. Tần.

B. Hán.

C. Đường.

D. Tống.

Câu 9. Dãy núi nào sau đây là ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với châu Á?

A. Dãy U-ran.

B. Dãy An-pơ.

C. Dãy Cac-pat.

D. Dãy Xcan-đi-na-vi.

Câu 10. Sông nào sau đây thuộc châu Âu?

A. Sông Rai-nơ.

B. Sông A-ma-zôn.

C. Sông Ti-gơ-rơ.

D. Sông Mit-xi-xi-pi.

Câu 11. Châu Âu thuộc lục địa nào sau đây?

A. Lục địa Phi.

B. Lục địa Á - Âu.

C. Lục địa Nam Mĩ.

D. Lục địa Bắc Mĩ.

Câu 12. Hiện nay, châu Âu có tỉ lệ dân thành thị ở mức

A. cao.

B. thấp.

C. trung bình.

D. rất thấp.

Câu 13. Đới lạnh phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây của châu Âu?

A. Tây Âu.

B. Đông Âu.

C. Bắc Âu.

D. Nam Âu.

Câu 14. Châu Á nằm trải dài trong khoảng

A. từ vòng cực Nam đến cực Nam.

B. từ vùng cực Bắc đến khoảng 100N.

C. từ vòng cực Nam đến khoảng 100N.

D. từ vòng cực Bắc đến cực Bắc.

Câu 15. Kiểu khí hậu nào sau đây nằm sâu trong nội địa và phía Tây Nam của châu Á?

A. Khí hậu lục địa.

B. Khí hậu gió mùa.

C. Khí hậu Địa Trung Hải.

D. Khí hậu hàn đới.

Câu 16. Sơn nguyên Tây Tạng phân bố ở khu vực nào sau đây của châu Á?

A. Rìa phía bắc.

B. Rìa phía đông.

C. Vùng trung tâm.

D. Ven biển Địa Trung Hải.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến thời trung đại ở Châu Âu.

Câu 2 (1,5 điểm).

a. Em có nhận xét gì về những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?

b. Một trong số thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam

Câu 3 (1,5 điểm). Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu.

Câu 4 (1,5 điểm).

a. Trình bày thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.

b. Kể tên các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu?

Đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm).

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐA

B

D

C

A

D

B

C

C

A

A

B

A

C

B

A

C

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

1

Trình bày đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến thời trung đại ở Châu Âu

1,5

* Về tự nhiên:

0,5

- Khu đất rộng, vùng đất riêng của lãnh chúa như một vương quốc thu nhỏ.

0,25

- Bao gồm đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy… của lãnh chúa.

0,25

* Về xã hội và đời sống

0,75

- Gồm 2 tầng lớp cơ bản:

+ Lãnh chúa: tầng lớp thống trị.

+ Nông nô: tầng lớp bị trị.

0,25

+ Lãnh chúa: Bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.

0,25

+ Nông nô: nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp nhiều tô thuế, sống khổ cực, nghèo đói.

0,25

* Về kinh tế:

0,25

+ Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, mang tính chất khép kín, tự cung tự cấp.

0,25

2

Em có nhận xét về những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX? Một trong những thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam?

1,5

* Nhận xét về những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

1,0

- Những thành tựu văn hoá Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hoá từ các thế kỉ trước.

0,5

- Đồng thời nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới.

0,25

- Thể hiện trình độ kĩ thuật cao và trí tuệ của người Trung Quốc xưa.

0,25

* Một trong những thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam?.

0,5

- Gợi ý: Thành tựu …. có ảnh hưởng nhiều đến nền văn hóa Việt Nam thể hiện như tôn giáo, một số phong tục, lễ tết…

Câu 3

Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu.

1,5

* Châu Âu có hai khu vực địa hình chính: đồng bằng và miền núi.

0,5

- Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục (dẫn chứng).

0,5

- Khu vực miền núi bao gồm:

+ Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục (dẫn chứng).

0,25

+ Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam (dẫn chứng).

0,25

4

a) Trình bày thực trạng và giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.

1,5

- Thực trạng: Ô nhiễm không khí ở châu Âu đang ở mức đáng báo động.

0,5

- Giải pháp:

+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

+ Đánh thuế nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.

+ Đầu tư vào công nghệ xanh, sử dụng công nghệ tái tạo.

+ Sử dụng phương tiện giao thông: Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, sử dụng phương tiện công cộng,…

(Lưu ý: Nếu HS nêu được từ 2 giải pháp trở lên thì cho điểm tối đa)

0,5

b) Kể tên các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu.

0,5

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu là: lúa gạo, cà phê, cao su, rau quả, hạt tiêu, chè,…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 39
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm