6 Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều 2024

Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh Diều 2024 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách mới có ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn tập bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi giữa kì 2 môn KHTN 7 Cánh Diều có đáp án, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều 2024

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2.

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm, (gồm 12 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

+ Phần tự luận: 7,0 điểm (Nhận biết: 2 điểm; Thông hiểu: 2 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

+ Nội dung: từ chủ đề 7 (bài 15,16). Nam châm đến chủ đề 8 (Từ bài 17 đến bài 23. Trao đổi khí ở sinh vật)

- TRẮC NGHIỆM: LÍ ( 2 CÂU NB, 2 CÂU TH); SINH (6NB, 2 TH)

- TỰ LUẬN: LÍ (1,0 ĐIỂM NB; 0,5 ĐIỂM TH; 0,5 ĐIỂM VD THẤP); SINH (1,0 ĐIỂM NB; 1,5 ĐIỂM TH; 1,5 VD THẤP; 1 VD CAO)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Số ý TL

Số câu TN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Bài 15. Từ trường. (5 tiết)

1

2

1/2

1/2

2

2

2

Bài 16. Từ trường Trái Đất (3 tiết)

2

1

1

2

1,0

Bài 17. Vai trò của TĐC và…

(2 tiết)

2

2

0,5

Bài 18, 19, 20. Quang hợp

(9 tiết)

1

2

1

1

3

2

3

Bài 21,22. Hô hấp ở tế bào (7 tiết)

2

1

1

2

2

2,5

Bài 23. Trao đổi khí ở sinh vật

(3 tiết)

1

2

1

2

1

Điểm số

4,0 đ

2,0 đ

1,0 đ

2,0đ

1,0 đ

5

5

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

2. Bản đặc tả ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Cánh Diều

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

( ý số)

TN

(câu số)

- Từ trường.

- Từ trường Trái Đất

Nhận biết

Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

1

C1

Nêu được khái niệm đường sức từ.

1

1

C13

C2

Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

1

C14

Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

1

C3

Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

1

C4

Thông hiểu

Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

1/2

C15a

Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

Vận dụng

Tiến hành thí nghiệm để nêu được: Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau;

Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

Vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm

1/2

C15b

Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện. Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

Vận dụng cao

Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản ứng dụng nam châm điện (như xe thu gom đinh sắt, xe cần cẩu dùng nam châm điện, máy sưởi mini, …)

– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

+ Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

+ Chuyển hoá năng lượng ở tế bào

* Quang hợp

* Hô hấp ở tế bào

Nhận biết

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

2

C5, 6

– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào

1

4

C16

C7,8,9,10

,

Thông hiểu

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.

1

(1đ)

C17

Vận dụng thấp

Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...).

1

C18

Vận dụng cao

– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

– Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

1

C19

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

+ Trao đổi khí

+ Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng

Nhận biết

- Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.

- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

2

C11,12

- Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước.

Thông hiểu

- Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.

- Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người).

1

C20

3. Đề thi Khoa học tự nhiên 7 giữa kì 2 Cánh Diều đề 1

Câu 1: Phân tử khí Hidrogen tạo ra mấy cặp electron dùng chung?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, có tính chất là

A. ảnh ảo, lớn hơn vật

B. ảnh ảo, bé hơn vật

C. ảnh ảo, bằng vật

D. ảnh thật, bằng vật

Câu 3: Trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo của tốc độ là

A. km.h

B. m.s

C. km/h

D. m/s

Câu 4: Trong các nhóm chất sau, đâu là nhóm các hợp chất?

A. O2, CO2, H2O, H2SO4

B. CO2, K2O, H2SO4, NaOH

C. H2, Cu, N2, O2

D. Cu, Fe, H2O, KOH

Câu 5: Điều kiện hình thành liên kết cộng hóa trị là

A. sự dùng chung các cặp electron

B. sự cho electron

C. sự nhận electron

D. Sự cho và nhận electron

Câu 6: Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:

1- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật

2- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s

3- Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật

4 - Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích

Cách sắp xếp sau đây là đúng?

A. 1-2-3-4

B. 3-2-1-4

C. 2-4-1-3

D. 3-2-4-1

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về nguyên tử là đúng nhất ?

A. Tổng số proton bằng số electron

B. Tổng số nơtron bằng số electron

C. Tổng số proton bằng số nơtron

D.Tổng số proton bằng số electron bằng số nơtron

Câu 8: Phân tử khí Cl2 tạo ra mấy cặp electron dùng chung:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: Hạt đại diện cho chất là

A. nguyên tử

B. phân tử

C.electron

D. proton

Câu 10: Trong định luật phản xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ:

A. góc tới lớn hơn góc phản xạ

B. góc tới bằng góc phản xạ

C. góc tới nhỏ hơn góc phản xạ

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 11: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là:

A. dB

B. Hz

C. Niu tơn

D. kg

Câu 12: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70 Hz. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Vật phát ra âm có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn.

B. Vật phát ra âm có tần số 50 Hz có âm nhỏ hơn.

C. Vật phát ra âm có tần số 70 Hz có âm to hơn.

D. Vật phát ra âm có tần số 50 Hz bổng hơn.

Câu 13: Vật nào sau đây phản xạ âm tốt

A. Miếng xốp

B. Tấm gỗ

C. Mặt Gương

D. Đệm cao su

Tự luận.

Câu 14: Với các dụng cụ: đèn pin, pin quang điện, điện kế. Em hãy vẽ sơ đồ bố trí và nêu cách tiến hành thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng?

Câu 15: Khi phân tích hợp chất A nhận thấy phần trăm khối lượng Đồng là 40%, Lưu huỳnh là 20% còn lại là Oxygen. Xác định công thức hóa học của A biết khối lượng mol của A là 160 g/mol

Câu 16: Lúc 6h sáng, bạn An đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15p đầu, An đi thong thả được 1000m thì gặp Bình. An đứng nói chuyện với Bình trong 5p, chợt An nhớ ra là hẹn với các bạn cùng tập thể dục ở công viên vào đúng lúc 6h30p nên An vội vã đi nốt 1000m còn lại và đến công viên vào đúng 6h30p.

Xác định tốc độ của bạn An trong 15p đầu và trong cả quãng đường từ nhà đến công viên?

Đáp án mời các em xem trong file tải về.

4. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 2 Cánh Diều đề 2

A. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.

B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.

C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.

D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Câu 2. Từ phổ là:

A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Câu 3. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. Có độ mau thưa tùy ý.

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 4. Từ cực Bắc của Trái Đất:

A. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.

B. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

C. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.

D. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

Câu 5. Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.

B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.

C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.

D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Câu 6. Người ta dùng la bàn xác định hướng bắc địa lí. Bộ phận chính của là bàn là :

A. Một thanh nam châm thẳng.

B. Một kim nam châm.

C. Một cuộn dây.

D. Một thanh kim loại.

Câu 7. Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì ?

A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.

B. Qúa trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.

C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.

Câu 8. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là:

A. chuyển hóa năng lượng.

B. giải phóng năng lượng

C. tích lũy năng lượng.

D. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.

Câu 9. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là:

A. Ánh sáng và khí carbon dioxide.

B. Ánh sáng, khí carbon dioxide và khí oxygen.

C. Ánh sáng, khí carbon dioxide, khí oxygen và nước.

D. Ánh sáng, khí carbon dioxide, nước, nhiệt độ.

Câu 10. Yếu tố không ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là:

A. nhiệt độ

B. độ ẩm và nước.

C. nước và đất đá.

D. khí oxygen, khí carbon dioxide

Câu 11. Vai trò quan trọng nhất của nước đối với cơ thể sống là:

A. tất cả các sinh vật đều cần nước để hòa tan các chất trong nước.

B. tất cả các sinh vật đều cần nước làm nguồn năng lượng.

C. tất cả các sinh vật đều cần nước để luôn sạch sẽ.

D. tất cả các sinh vật đều cần nước để vận chuyển các chất trong tế bào và mô.

Câu 12. Chất dinh dưỡng không có vai trò:

A. hấp thụ lại nước.

B. cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

C. cung cấp năng lượng.

D. tham gia điều hòa hoạt động sống.

Câu 13. Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây là

A. giúp cây không bị đốt nóng do ánh sáng Mặt trời, tạo động lực cho quá trình hút nước và muối khoáng từ rễ đi lên.

B. giúp khuyếch tán khí carbon dioxide vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.

C. giúp khuyếch tán khí oxygen từ trong lá ra ngoài môi trường.

D. giúp khí khổng đóng mở.

Câu 14. Sự đóng lại của khí khổng được chiếu sáng là do:

A. khí khổng mệt mỏi

B. gió mạnh.

C. tốc độ quang hợp cao.

D. thực vật thoát hơi nước quá mức.

Câu 15. Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sau đây sẽ khuyếch tán từ máu vào phế nang?

A. Khí nitrogen

B. Khí carbon dioxide

C. Khí oxygen

D. Khí hydrogen

Câu 16. Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày ?

A. 0,5 – 1 lit

B. 1,5 – 2 lit

C. 2 – 2,5 lit

D. 2,5 – 3 lit

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm

Câu 17 (1,0 đ) Hãy liệt kê các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của thực vật? Lấy ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố đó tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng?

Câu 18 (1,0 đ). Theo em, việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào?

Câu 19 (1,0đ). Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng?

Câu 20 (2,0đ). Mô tả con đường vận chuyển các chất thông qua hệ tuần hoàn ở cơ thể người? Vòng tuần hoàn nào là vòng tuần hoàn có chức năng trao đổi khí? Lấy ví dụ về các động vật mà em biết có con đường vận chuyển các chất giống ở người?

Câu 21 (1,0 đ). Vẽ đường sức từ và chiều của đường sức từ?

Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 2 Cánh Diều

Đáp án mời các em xem trong file tải về.

Lưu ý: Các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem chi tiết 5 đề thi giữa kì 2 KHTN 7 sách Cánh Diều file word.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 826
0 Bình luận
Sắp xếp theo