Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm đề thi cuối học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 file word có ma trận và gợi ý đáp án sẽ là tài liệu tham khảo ôn thi cuối kì môn Công nghệ lớp 7 KNTT bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 Kết nối năm học 2022-2023 mới được các thầy cô biên soạn bám sát nội dung sách mới. Mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi cuối kì 2 Công nghệ 7 KNTT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

GIỚI THIỆU VỀ

CHĂN NUÔI

1.1. Vai trò, triển vọng của chăn nuôi

2

1.5

2

1.5

5

1.2. Các loại vật nuôi đặc trưng ở nước ta

2

1.5

1

1.5

3

3.0

7.5

1.3. Phương thức chăn nuôi

1

0.75

1

1.5

2

2.25

5

1.4. Ngành nghề trong chăn nuôi

1

0.75

1

1.5

2

2.25

5

2

NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

2.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi

1

0.75

2

3.0

3

3.75

7.5

2.2. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi

1

0.75

2

3.0

1

10.0

3

1

13.75

27.5

2.3. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

1

0.75

1

1.5

2

2.25

5

3

THUỶ SẢN

3.1. Giới thiệu về thuỷ sản

2

1.5

2

1.5

5

3.2. Nuôi thuỷ sản

3

2.25

2

3.0

5

5.25

12.5

3.3. Thu hoạch thuỷ sản

1

0.75

1

1.5

2

2.25

5

3.4. Bảo vệ môi trường thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản

1

0.75

1

1.5

1

5.0

2

1

7.25

15

Tổng

16

12

12

18

1

10.0

1

5.0

28

2

45

100

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

Tỉ lệ chung (%)

70

30

2. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất (mỗi câu đúng 0,25đ)

(1.1 NB) Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện một vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế?

A. Cung cấp nhiều giống vật nuôi

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người sử dụng hàng ngày

C. Cung cấp nguồn vắc xin cho con người

D. Cung cấp nguồn thức ăn cho vật nuôi khác

(1.1 NB) Câu 2: Một trong những định hướng của ngành chăn nuôi ở nước ta đang hướng là:

A. chăn nuôi nhỏ lẽ B. chăn nuôi tập trung

C. chăn nuôi công nghệ cao

D. chăn nuôi theo từng cá thể đặc trưng

(1.2 NB) Câu 3: Những vật nuôi được nuôi phổ biến ở nước ta là:

A. voi, lợn, rùa biển

B. tê giác, gà, lợn

C. lạc đà, bò sữa, gà

D. lợn, bò sữa, gà

(1.2 NB) Câu 4: Vật nuôi đặc trưng của các tỉnh miền Trung là:

A. gà Lơ go

B. gà đông tảo

C. chó Phú Quốc, bò vàng

D. lợn cỏ

(1.2 TH) Câu 5: Để nhận dạng gà Đông Tảo người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây?

Có đôi chân nhỏ, thô, lớn nhanh

B. Có đôi chân to, thô, lớn nhanh

C. Có đôi chân to, thô, lớn chậm

D. Có đôi chân nhỏ, thô, màu đen

(1.3 NB) Câu 6: Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta chủ yếu là:

A. chăn nuôi nhỏ lẽ

B. chăn nuôi trang trại tập trung

C. chăn nuôi trang trại và nhỏ lẽ

D. chăn nuôi nông hộ và trang trại

(1.3 TH) Câu 7: Nhược điểm của phương pháp chăn nuôi nông hộ là:

A. hao hụt về chất và lượng của sản phẩm

B. chi phí đầu tư cho chăn nuôi khá cao, chất lượng của sản phẩm không cao

C. khả năng tăng số lượng cá thể chậm

D. năng suất chăn nuôi không cao, nguy cơ dịch bệnh cao

(1.4 NB) Câu 8: Những ngành nghề nào phổ biến trong chăn nuôi ở nước ta?

A. Kĩ sư xây dựng, bác sỹ thú y

B. Bác sỹ thú y, kĩ sư chăn nuôi

C. Kĩ sư lắp ráp, bác sỹ thú y

D. Kĩ sư xây dựng, kĩ sư chăn nuôi

(1.4 TH) Câu 9: Để đáp ứng yêu cầu trong chăn nuôi người lao động cần có những kĩ năng nào sau đây?

A. Kĩ năng nuôi dưỡng, kĩ năng chăm sóc, kĩ năng bảo quản tốt các trang thiết bị

B. Kĩ năng nuôi dưỡng, kĩ năng chăm sóc, kĩ năng quản lý đàn vật nuôi

C. Kĩ năng quản lý đàn vật nuôi, kĩ năng bảo quản thức ăn

D. Kĩ năng nuôi dưỡng, kĩ năng bảo quản thức ăn, kĩ năng dự báo

(2.1 NB) Câu 10: Phát biểu nào sau đây không phải vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế?

A. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm

C. Cung cấp dịch vụ du lịch

D. Sản xuất vắc-xin

(2.1 TH) Câu 11: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?

A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt

B. Kiểm tra năng suất thường xuyên

C. Giữ ấm cơ thể

D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non

(2.1 TH) Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản trong giai đoạn mang thai?

A. Nuôi thai

B. Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng

C. Tạo sữa nuôi con

D. Chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ

(2.2 NB) Câu 13: Có mấy nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

(2.2 TH) Câu 14: Biện pháp nào dưới đây không đúng khi phòng, trị bệnh cho vật nuôi?

A. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm

B. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin

C. Vệ sinh môi trường sạch sẽ

D. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe

(2.2 TH) Câu 15: Khi vật nuôi mắc bệnh chữa trị không hết, thì không nên làm việc nào dưới đây?

A. Cách ly vật nuôi theo dõi thêm

B. Bán ngay khi có thể

C. Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám

D. Vệ sinh môi trường sạch sẽ

(2.3 NB) Câu 16: Vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi nhằm mục đích nào sau đây?

A. Giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh

B. Giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, đủ ánh sáng

C. Giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo

D. Giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo, đủ ánh sáng, thoáng mát

(2.3 TH) Câu 17: Biện pháp nào sau đây nên làm trong chăn nuôi?

A. Thả rong vật nuôi cho vật nuôi đi vệ sinh bừa bãi

B. Nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn hay quá gần nơi ở

C. Thu gom chất thải triệt để và sơm nhất có thể

D. Xả thẳng chất thải chăn nuôi ra ao, hồ, sông, suối

(3.1 NB) Câu 18: Có mấy nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

(3.1 NB) Câu 19: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?

A. Cá Chẽm

B. Cá Rô Phi

C. Cá Lăng

D. Cá Chình

(3.2 NB) Câu 20: Quy trình nuôi một loại thủy sản phổ biến gồm mấy bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

(3.2 NB) Câu 21: Để chuẩn bị ao nuôi cá thì thời gian phơi đáy ao trong bao lâu?

A. 2 - 4 ngày

B. 2 - 5 ngày

C. 3 – 5 ngày

D. 4 – 6 ngày

(3.2 NB) Câu 22: Để chọn cá giống thì ta nên chú ý vào những đặc điểm nào sau đây?

A. Đồng đều, khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng

B. Đồng đều, khoẻ mạnh, mang ít mầm bệnh, màu sắc tươi sáng

C. Đồng đều, khoẻ mạnh, kích thước to, có đôi mắt sáng

D. Đồng đều, khoẻ mạnh, màu sắc vừa phải, kích thước vừa phải

(3.2 TH) Câu 23: Trong việc thả cá giống chúng ta phải thực hiện thả như thế nào?

A. Thả đại trà từ cao xuống thấp, thao tác nhanh gọn

B. Thả từ từ theo dòng nước chảy, thao tác nhẹ nhàng

C. Thả từ từ cho quen với môi trường nước, thao tác nhanh, nhẹ nhàng

D. Thả nhanh gọn để tránh cá bị thương tích

(3.2 TH) Câu 24: Tại sao phải ưu tiên phòng trị bệnh cho tôm, cá?

A. Gảm công chăm sóc, tôm, cá phát triển nhanh

B. Giảm công chăm sóc, chi phí thấp, năng suất cao, ít bị nhiễm bệnh

C. Giảm bệnh, giảm sức lao động, giảm chi phí thu hoạch

D. Ghông nhiễm bệnh, không tốn công chăm sóc, ít tốn kém chi phí thu hoạch

(3.3 NB) Câu 25: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

(3.3 TH) Câu 26: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong áo là:

A. cho sản phẩm tập trung

B. chi phí đánh bắt cao

C. năng suất bị hạn chế

D. khó cải tạo, tu bổ ao

(3.4 NB) Câu 27: Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm

B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng

C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản

D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý

(3.4 TH) Câu 28: Nhiệt độ thích hợp để thức ăn phân hủy từ từ, không gây ô nhiễm môi trường là:

A. 15 – 25 ⁰C

B. 10 – 20 ⁰C

C. 20 – 30 ⁰C

D. 25 – 35 ⁰C

TỰ LUẬN (3 điểm)

(2.2) Câu 29 (2 điểm): (vận dụng thấp). Em hãy đưa ra biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi ở địa phương em.

(3,4) Câu 30 (1 điểm): (vận dụng cao). Em hãy đề xuất được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản của địa phương?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
15 9.547
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Tuyen Dinh
    Tuyen Dinh

    chúng thiệt nèe cảm ơn ad rất rất nhiềuuu:33333333😝

    Thích Phản hồi 20:38 25/04
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Vui quá luôn em ạ 😍

      Thích Phản hồi 21:49 28/04
  • Dũng Trần Quốc
    Dũng Trần Quốc

    cũng trúng vài câu 😎

    Thích Phản hồi 11:51 04/05
    • Rizzorian
      Rizzorian

      quào y hệt bài ktra trường toi :))))

      Thích Phản hồi 22:18 08/05
      • Nguyễn Hữu Anh Quân
        Nguyễn Hữu Anh Quân

        em cũng trúng trắc nghiệm


        Thích Phản hồi 19:51 16/05