9 Đề thi giữa học học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 có đáp án (sách mới)

Tải về

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 7 năm học 2023 - 2024 được Hoatieu.vn tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây là các đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 7 của 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều, có đầy đủ đáp án chi tiết, ma trận và bảng đặc tả. Nội dung đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 7 phù hợp với chương trình học của các nhà trường, là tài liệu ôn luyện giúp các bạn học sinh đánh giá kiến thức, chuẩn bị kiến thức cho bài kiểm tra sắp tới. Đồng thời là tài liệu tham khảo giúp các thầy cô hoàn thiện đề kiểm tra nhanh và hiệu quả nhất.

Các đề gồm bộ câu hỏi được chia rõ theo phân môn Lịch sử và Địa lý, gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận cùng giải đáp chi tiết, giúp các bạn học sinh hoàn thành đủ ý phần thi và đạt điểm tối đa ở mỗi câu hỏi. Dưới đây là nội dung chi tiết.

1. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Địa lý lớp 7 mới nhất

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

* Phân môn Lịch sử:

- Trình bày được những nét chính về sự ra đời và tình hình chính trị của Ấn Độ thời phong kiến.

- Nêu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.

- Trình bày được những nét chính lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á.

- Nêu được những nét chính về thời Ngô.

- Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh .

- Lí giải được việc Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập và việc Ngô Quyền chỉ xưng vương mà không xưng đế.

- Nhận biết được đời sống xã hội thời Đinh – Tiền.

- Liên hệ được bài học về tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc.

* Phân môn Địa lý:

+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi.

+ Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên và một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi.

+ Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản lịch sử châu Phi.

+ Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

b. Năng lực đặc thù:

* Phân môn Lịch sử: Tìm hiểu lịch sử, tái hiện kiến thức, sự kiện lịch sử, phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện, nhận xét, vận dụng các kiến thức đã học.

* Phân môn địa lí:

- Rèn luyện kĩ năng phát hiện, vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm, kĩ năng xác định và trả lời đúng câu hỏi.

- Rèn kĩ năng phân tích, tính toán, xử lý số liệu,...

3. Phẩm chất:

- Trung thực: học sinh có thái độ nghiêm túc khi làm bài.

- Chăm chỉ, yêu thích môn học.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

50% trắc nghiệm, 50% tự luận.

III. KHUNG MA TRẬN

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thứcMức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu (TL)

Vận dụng (TL)

Vận dụng cao (TL)

TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

Phân môn Lịch sử

1ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮ THẾ KỈ XIX- Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến.3TN

3 câu

7,5%

(0,75đ)

- Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.2TN

2 câu

5%

(0,5đ)

2ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVIKhái quát lịch sử Đông Nam Á1TL

1 câu

10%

(1đ)

3VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV

Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê

( 939- 1009)

3TN2TN1TL1TL

7 câu

27,5 %

(2,75 đ)

Tổng số câu831113
Tỉ lệ20%15%10%5%50%

Phân môn Địa lý

1Châu Phi- Vị trí địa lí, phạm vi.2

2 câu

5%

(0,5đ)

- Đặc điểm tự nhiên211

4 câu

17,5%

(1,75đ)

- Đặc điểm dân cư, xã hội21

3 câu

7,5%

(0,75đ)

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên11

2 câu

12,5%

(1,25đ)

- Khái quát về Cộng hoà Nam Phi11

2 câu

0,75%

(0,75đ)

Tổng số câu831113
Tỉ lệ %20%15%10%5%50%
Tổng hợp chung

16 câu

40%

6 câu

30%

2 câu

20%

2 câu

10%

26 câu

100%

IV. Bảng đặc tả (xem trong link download)

V. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lý 7

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm).

Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Những thành thị cổ nhất của người Ấn xuất hiện ở đâu?

A. Lưu vực sông Ấn B. Lưu vực sông Hằng

C. Miền Đông Bắc Ấn D. Miền Nam Ấn

Câu 2: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì?

A. Xóa bỏ Hồi giáo.

B. Giành nhiều đặc lợi cho quý tộc gốc Mông Cổ.

C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.
D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.

Câu 3: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?

A. Vương triều Mác-sa B. Vương triều hồi giáo Đê-li
C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn D. Vương triều Gup-ta

Câu 4: Loại chữ viết nào sau đây là cơ sở để người dân Ấn Độ sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác nhau?

A. Chữ Nôm B. Chữ La Mã C. Chữ Hán. D. Chữ Phạn

Câu 5: Nội dung nào sau đây là một trong những đặc điểm về văn học của Ấn Độ thời phong kiến?

A. Chỉ phát triển mạnh dưới thời Vương triều Gúp- ta và Vương triều Hồi giáo Đê-li

B. Chịu ảnh hưởng lớn từ các loại hình văn học của châu Âu.

C. Chịu ảnh hưởng từ tôn giáo và có nhiều thể loại khác nhau

D. Chỉ phát triển mạnh dưới thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn.

Câu 6: Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?

A. Vua. B. Các quan văn. C. Các quan võ. D. Các quan thứ sử.

Câu 7: “Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là gì?

A. Kinh tế suy sụp B. Ngoại xâm đe dọa

C. Đất nước bất ổn D. Nhân dân đói khổ

Câu 8: Tầng lớp bị trị trong xã hội thời Đinh- Tiền là

A. vua, quan, nô tì, nông dân B. nông dân, nô tì

C. nông dân, nô tì, thợ thủ công. D. nông dân, nô tì, thợ thủ công, thương nhân.

Câu 9: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“ Vua nào thuở bé chăn trâu

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành

Sứ quân dẹp loạn phân tranh

Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền? ”

A. Lê Hoàn B. Đinh Bộ Lĩnh

C. Ngô Quyền D. Lê Long Đĩnh

Câu 10: Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43)

B. Khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603)

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931)

PHẦN II. TỰ LUẬN: (2,5 điểm)

Câu 1 ( 1 điểm): Trình bày thành tựu về chữ viết và công trình kiến trúc của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Câu 2 ( 1 điểm): Việc quyết định bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 ( 0,5 điểm): Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống đáng quý. Để tiếp nối truyền thống ấy, bản thân em cần phải làm gì ?

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm).

Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất

A. Pa-na-ma. B. Xuy-e. C. Man-sơ. D. Xô-ma-li.

Câu 2: Châu Phi có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ hai. B. Thứ ba. C. Thứ tư. D. Thứ nhất.

Câu 3: Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là

A. Ít bán đảo và đảo. B. Ít vịnh biển.

C. Ít bị chia cắt. D. Có nhiều bán đảo lớn.

Câu 4: Hoang mạc lớn nhất Châu Phi là

A. Xahara. B. Ca-la-ha-ri. C. Namip. D. Đông Phi.

Câu 5: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là

A. Bồn địa và sơn nguyên. B. Sơn nguyên và núi cao.

C. Núi cao và đồng bằng. D. Đồng bằng và bồn địa.

Câu 6: Hai quốc gia nào ở châu Phi có số dân trên 100 triệu người?

A. Ai Cập, Li-bi. B. CHND Công-gô, Nam Phi.

C. Ê-ti-ô-pi-a, Ni-giê-ri-a. D. Ang-gô-la, Kê-ni-a.

Câu 7: Nguyên nhân dẫn đến nạn đói ở châu Phi?

A. Dân số đông, xung đột chính trị và biến đổi khí hậu.

B. Thiếu nguồn lao động sản xuất trong nông nghiệp.

C. Hiện tượng hoang mạc hóa đang mở rộng về diện tích.

D. Chính sách của các nước thực dân thống trị.

Câu 8: Số dân châu Phi tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây?

A.Nhập cư từ các châu lục khác. B.Tỉ suất sinh cao trong khi tỉ suất tử giảm.

C.Thực hiện tốt chính sách dân số D.Nhận thức của người dân đã được nâng lên.

Câu 9: Khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm phát triển là đặc điểm thiên nhiên của môi trường nào ở châu Phi

A.Xích đạo ẩm. B. nhiệt đới. C.hoang mạc. D. địa trung hải.

Câu 10: Hiện nay Cộng hòa Nam Phi có bao nhiêu thủ đô?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

PHẦN II. TỰ LUẬN (2,5 điểm).

Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy giải thích vì sao châu Phi là châu lục khô nóng bậc nhất thế giới?

Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

Câu 3 (0,5 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau đây:

Một số tiêu chí của Cộng hòa Nam Phi và châu Phí năm 2019

Tiêu chíCộng hòa Nam PhiChâu Phi
Số dân (triệu người)58,61318,2
GDP (tỉ USD)3602404

Em hãy:

a) Năm 2019, cộng hòa Nam Phi chiếm khoảng bao nhiêu % tổng số dân của châu Phi?

b) Năm 2019, cộng hòa Nam Phi có tổng GDP chiếm khoảng bao nhiêu % của châu Phi?

ĐÁP ÁN

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM (2, 5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu12345678910
Đáp ánACDDCDCDBC

II. TỰ LUẬN ( 2,5 điểm)

CâuĐáp ánĐiểm
1

Thành tựu về chữ viết và công trình kiến trúc của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

- Chữ viết: Dựa vào chữ Phạn và chữ Hán để sáng tạo ra chữ viết riêng: chữ Khơ me, chữ Thái, chữ Chăm, chữ Nôm…
- Công trình kiến trúc: Hoàng thành Thăng Long, đền tháp Ăng-co, thành cổ Pa-gan, chùa Sue-da-gon, đền tháp A-giút-thay-a.

0.5

0.5

2

Việc Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết Độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập đã :

- Thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

- Khẳng định đất nước ta là một chính quyền độc lập, không lệ thuộc vào Trung Quốc.

0.5

0.5

3

Liên hệ:

- Luôn tự hào về truyền thống dân tộc, yêu quê hương làng xóm, yêu gia đình, bạn bè…

- Luôn có tinh thần học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành một người có ích cho xã hội, góp phần vào xây dựng quê hương đất nước ngày càng tốt đẹp.

0.25

0.25

.....................

Mời các bạn tải file chi tiết để tham khảo đầy đủ đề thi

2. Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo (2 đề)

PHÂN MÔN ĐỊA LÝ

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào?

A. Đông.
B. Tây.
C. Nam.
D. Bắc.

Câu 2. Xét về diện tích, châu Mĩ xếp thứ mấy trên Thế giới?

A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.

Câu 3. Lục địa Ôxtrâylia nằm ở phía nào của Thái Bình Dương?

A. Nam.
B. Tây.
C. Tây Nam.
D. Tây Bắc.

Câu 4. Diện tích lục địa Ôxtrâylia là khoảng bao nhiêu?

A. 6,6 triệu km2.
B. 7,7 triệu km2.
C. 8,8 triệu km2.
D. 9,9 triệu km2.

Câu 5. Mật độ dân số ở Ô-xtrây-lia so với thế giới là như thế nào?

A. rất thấp.
B. thấp.
C. trung bình.
D. cao.

Câu 6. Mức độ đô thị hóa của Ô-xtrây-lia

A. thấp.
B. trung bình.
C. cao.
D. rất cao.

Câu 7. Trong các loài vật dưới đây, loài nào không sống ở Nam Cực?

A. Chim cánh cụt.
B. Hải cẩu.
C. Gấu trắng.
D. Đà điểu.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật về khí hậu của Châu Nam Cực là

A. lạnh nhất thế giới.
B. khô nhất thế giới.
C. lạnh và khô nhất thế giới.
D. lạnh nhưng ẩm.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

a) Trình bày một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn.

b) Hãy cho biết đặc điểm khí hậu, những nét đặc sắc về sinh vật ở Ô-xtrây-lia?

Câu 2 (1,5 điểm)

a) Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực?

b) Băng tan ở Nam Cực đã tác động như thế nào đến thiên nhiên trên Trái Đất?

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1. Năm 1010, Lý Thái tổ dời đô ra đâu?

A. Thăng Long.
B. Hoa Lư.
C. Thanh Hoá.
D. Huế.

Câu 2. Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật.
C. Gia Long.
D. Hồng Đức.

Câu 3. “Tiến công trước để tự vệ” là chủ trương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?

A. Tống thời Lý (1075).
B. Tống thời Tiền Lê (981).
C. Xâm lược Mông Nguyên (1258 - 1288).
D. Minh thời Lê Sơ (1418 – 1427).

Câu 4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 1077) của quân dân ta diễn ra trên phòng tuyến nào?

A. Bạch Đằng.
B. Như Nguyệt .
C. Sông Hồng.
D. Sông Hương.

Câu 5. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu thời Trần là

A. Thành nhà Hồ.
B. Chùa Một cột.
C.Tháp Phổ Minh.
D. Cố đô Huế.

Câu 6. Xã hội thời Trần gồm các tầng lớp

A. Quý tộc, nông nô-nô tì, thợ thủ công.
B. Quý tộc, nông dân, nông nô-nô tì.
C. Địa chủ, nông dân, thương nhân.
D. Quan lại, địa chủ, thị dân.

Câu 7. “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai?

A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Khánh Dư.C. Trần Thủ Độ.
D. Trần Nhật Duật.

Câu 8. Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên nhà Trần đã thực hiện kế sách gì?

A. tiến công trước để tự vệ.
B. đánh nhanh thắng nhanh.
C. đàm phán, giảng hoà.
D. vườn không nhà trống.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Tại sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La?

Câu 2. ( 1,0 điểm) Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).

Câu 3. (0,5 điểm) Chiến thắng ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay.

.....................

Mời các bạn tải file chi tiết để tham khảo đầy đủ đề thi

3. Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức (3 đề)

NỘI DUNG ĐỀ THI

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Năm 939 Ngô Quyền đã

A. Xưng vương. B. Xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc

C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình. D. Đặt lại các chức quan trong triều đình.

Câu 2: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?

A. Bạch Hạc. B. Hoa Lư

C. Cổ Loa. D. Phong Châu.

Câu 3: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?

A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Trần Lãm.

C. Phạm Bạch Hổ. D. Ngô Xương Xí.

Câu 4: Năm 965 chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ, sử gọi là

A. Loạn 11 sứ quân. B. Loạn 12 sứ quân.

C. Loạn 14 sứ quân. D. Loạn 15 sứ quân.

Câu 5: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?

A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt

C. Đại Nam. D. Đại Ngu

Câu 6: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời Tiền Lê?

A. Phật giáo. B. Nho giáo.

C. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo.

Câu 7: Năm 1009 diễn ra sự kiện gì?

A. Quân Tống xâm lược. B. Dời đô về thành Đại La.

C. Nhà Đinh thành lập. D. Nhà Lý thành lập

Câu 8: Năm 1054 Nhà Lý đổi tên nước thành

A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt.

C. Văn Lang. D. Vạn Xuân.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Nêu những việc làm chính của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước.

Câu 2. Bằng kiến thức lịch sử đã học về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), em hãy:

a. (1.0 điểm) Nhận xét những nét độc đáo của cuộc kháng chiến.

b. (0.5 điểm) Rút ra một bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay.

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (mỗi ý đúng được 0,25 điểm ).

Câu 1. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:

A. Núi cao và đồng bằng. B. Đồng bằng và bồn địa.

C. Bồn địa và sơn nguyên. D. Sơn nguyên và núi cao.

Câu 2. Hòn đảo lớn nhất châu Phi là

A. Ma-đa-ga-xca. B. Grơn-len. C. New Ghi-nê. D. Ca-li-man-ta.

Câu 3. Phía tây của Châu Phi tiếp giáp với đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Bắc Băng Dương.

Câu 4. Đặc điểm bờ biển châu Phi?

A. Cắt xẻ mạnh. B. Nhiều vũng, vịnh.

C. Ít bị cắt xẻ, ít vũng, vịnh. D. Nhiều đảo lớn, nhỏ.

Câu 5. Diện tích châu Mĩ đứng sau châu lục nào?

A. Châu Âu. B. Châu Phi. C. Châu Á. D. Châu Đại Dương.

Câu 6. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào?

A. Bán cầu Tây. B. Bán cầu Đông. C. Bán cầu Bắc. D. Bán cầu Nam.

Câu 7. Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ?

A. Ph. Ma-gien-lăng. B. C. Cô-lôm-bô. C. S. Ê-ca-nô. D. V. Ga-ma.

Câu 8. Kênh đào Pa – na – ma nối liền giữa hai đại dương nào?

A. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. B. Ấn Độ Dương với Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm). Trình bày và nêu hậu quả của vấn đề gia tăng dân số tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi?

Câu 2. (1,5 điểm).

a. Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?

b. Nêu những hiểu biết của em về tổng thống Nen-xơn Man-đê-na?

ĐÁP ÁN

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 KNTT

.....................

Mời các bạn tải file chi tiết để tham khảo đầy đủ đề thi

4. Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh Diều (3 đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng

Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm:

A. Địa chủ và nông dân

B. Tư sản và vô sản

C. Chủ nô và nô lệ

D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô

Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lý đã để lại hệ quả tiêu cực nào?

A. Mở ra con đường mới

B. Thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển

C. Thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở châu Âu phát triển.

D. Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen, cướp bóc thuộc địa.

Câu 3. Đất nước nào là khởi nguồn của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. I-ta-li-a

B. Pháp

C. Anh

D. Mĩ

Câu 4. Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Kito?

A. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Kito

B. Dẫn tới sự phân hóa hai giáo phái Cựu giáo và Tân giáo.

C. Làm củng cố nền thống trị của đạo Kito đối với xã hội

D. Không có tác động đến đạo Kito.

Câu 5. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản ở Tây Âu thời Trung đại là.

A. Thành trì phong kiến

B. Lãnh địa phong kiến

C. Làng xã

D. Thành bang

Câu 6. Đâu là điều kiễn dẫn tới các cuộc đại phát kiến địa lý?

A. Phát minh ra thuốc súng

B. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới

C. Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước Tây Âu

D. Con đường buôn bán truyền thống từ châu Âu sang châu Á bị người Ả Rập chiếm đóng.

Câu 7. Nước nào tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá vùng đất mới?

A. Anh và Pháp.

B. Anh và Tây Ban Nha

C. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

D. Bồ Đào Nha và Pháp.

Câu 8. Cuộc thám hiểm vòng quanh trái đất của

A. Ph.Ma-ghen-lăng

B. C.Cô-lôm-bô

C. V.Đờ-ga-ma

D. A-me-ri-gô

Câu 9. Nhận định nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lý của châu Âu?

A. Nằm ở phía Tây của lục địa Á - Âu

B. Nằm ở cả bán cầu Tây và bán cầu Đông

C. Phía đông tiếp giáp với biển và địa phương

D. Nằm chủ yếu trong đới ôn hòa bán cầu Bắc

Câu 10. Nằm ở phía nam của châu Âu là biển:

A. Đại Tây Dương

B. Địa Trung Hải

C. Ban tích

D. Biển đen

Câu 11. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu?

A. Cơ cấu dân số già

B. Cơ cấu dân số trẻ

C. Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam

D. Trình độ học vấn cao.

Câu 12. Năm 2020 tỉ lệ dân đô thị ở châu Âu là khoảng

A. 60% B. 65%

C.70% D. 75%

Câu 13. Phía bắc châu Á tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương B. Thái Bình Dương

B. Bắc Băng Dương D. Ấn Độ Dương

Câu 14. Dãy núi nào sau đây nằm ở châu Á?

A. Xcan-đi-na-vi

B. Các-pat

C. An-tai

D. I-bê-rich

Câu 15. Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?

A. Đông Nam Á B. Nam Á

B. Đông Á D. Trung Á

Câu 16. Đô thị nào sau đây nằm ở Ấn Độ?

A. Ô-xa-ca B. Thượng Hải

B. Đắc-ca D. Mum-bai

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáp ở Châu Âu thời trung đại?

Câu 2. (1,5 điểm)

a,Trình bày tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại?

b,Là một người châu Á, em có suy nghĩ gì về sự có mặt của người châu Âu ở các nước châu Á sau cuộc phát kiến địa lí?

Câu 3. (1,5 điểm) Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu?

Câu 4. (1,0 điểm) Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở các nước châu Âu hiện nay?

Câu 5. (0,5 điểm) Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thuận lợi gì đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

.....................

Mời các bạn tải file chi tiết để tham khảo đầy đủ đề thi

Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác trong mục Học tập chuyên mục Lớp 7 liên quan của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 385
9 Đề thi giữa học học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 có đáp án (sách mới)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm