Đề thi học kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức 2025

Tải về

Đề thi học kì 1 văn 7 sách Kết nối tri thức 2025 được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là đề kiểm tra cuối học kì 1 môn văn 7 Kết nối có ma trận và gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh ôn tập cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 hiệu quả. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi văn lớp 7 học kì 1 năm 2025 có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

Các đề thi học kì 1 ngữ văn 7 dưới đây đều là các mẫu đề ôn tập cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết được xây dựng bám sát nội dung chương trình học với ngữ liệu ngoài  sách giáo khoa phong phú sẽ giúp các em học sinh bồi dưỡng và củng cố tri thức Ngữ văn tốt hơn.

1. Ma trận đề thi cuối học kì 1 môn Văn 7 2025

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ (thơ lục bát ,thơ bốn chữ, năm chữ)

4

0

4

0

0

2

0

60

2

Viết

- Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử, thông điệp từ văn bản gợi ra; liên hệ bản thân.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Phát biểu cảm nghĩ về người bạn

Tổng số câu

4

1*

4

1*

0

3*

0

1*

11

Tổng số điểm

2,0

1,0

2,0

1

0

3.0

0

1.0

10

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

100

2. Đề thi học kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức

A. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004)

I. Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài:

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Tiểu thuyết

D. Hồi kí

Câu 2. Xác định ngôi kể của văn bản?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 3. Trong câu chuyện trên, nhân vật Douglas được miêu tả như thế nào?

A. Là một cô bé có tài năng hội họa tuyệt vời nhưng không xinh đẹp, gia cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo, đáng thương.

B. Là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.

C. Là một cô bé có ngoại hình xấu xí luôn bị bạn bè xa lánh, chế giễu, gia cảnh nghèo khổ và không được ai yêu thương.

D. Là một cô bé nghèo nàn, khuông mặt xinh đẹp, có tài năng hội họa nhưng không tự tin vào bản thân.

Câu 4. Trong các từ ngữ được trích từ văn bản sau đây, đâu là từ láy?

A. ngặt nghèo

B. khuyết tật

C. xinh xắn

D. gia cảnh

Câu 5. Trạng ngữ (in đậm) trong câu “Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời.” bổ sung ý nhĩa gì?

A. Chỉ nguyên nhân

B. Chỉ thời gian

C. Chỉ mục đích

D.Chỉ nơi chốn

Câu 6. Douglas vẽ bàn ai, điều đó có ý nghĩa gì?

A. Vẽ bàn tay của mẹ, điều đó cho thấy bàn tay mẹ đã chăm sóc, nuôi nấng Douglas trưởng thành.

B. Vẽ bàn tay bác nông dân, điều đó cho thấy bàn tay này làm ra lương thực nuôi sống con người.

C. Vẽ bàn tay của bác sĩ, điều đó cho thấy bàn tay thon thả dễ dàng phẫu thuật, chưa bệnh cứu người.

D. Vẽ bàn tay cô giáo, điều đó cho thấy bàn tay cô giáo chính là điều mà Douglas thích nhất.

Câu 7. Em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau:

Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân".?

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.

D. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích.

II. Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Qua văn bản trên, hãy nêu cảm nhận về hình ảnh cô giáo. (1 điểm)

Câu 9. Theo em, văn bản gửi tới chúng ta thông điệp gì? (1 điểm)

Câu 10. Nếu em là bạn của Douglas trong câu chuyện em sẽ làm gì? (0.5 điểm)

B. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về một người mà em yêu mến.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

A

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

B

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

D

0,5

7

A

0,5

8

- Cô giáo là người có tấm lòng nhân hậu.

- Cô giáo là người biết yêu thương, quan tâm đến học sinh, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn.

0.5

0.5

9

HS có thể nêu ra nhiều thông điệp về tình yêu thương. Sau đây là một số gợi ý:

- Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn.

- Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.

- Hãy yêu thương, quan tâm đến người khác, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Hãy yêu thương để gió cuốn đi, cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương…

HS chỉ cần trình bày được một trong các thông điệp trên được điểm tối đa

1,0

10

HS nêu được những việc sẽ làm, sau đây là một số gợi ý:

- Không kì thị, xa lánh;

- Đồng cảm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ Doulag trong việc học và trong sinh hoạt

- Trân trọng tài năng của Doulag….

HS trả lời được 2 việc làm trở lên được điểm tối đa.

B

LÀM VĂN

4.0

1. Yêu cầu chung:

- Học sinh phải biết kết hợp kiến thức, kĩ năng về dạng bài viết bài văn biểu cảm về con người.

- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp...

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Viết được bài văn biểu cảm về người thân

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của em về một người mà em yêu mến.

0,25

c. Viết bài:

Học sinh có thể viết theo nhiều các khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

3,0

1. Mở bài:

- Giới thiệu được người người thân mà em yêu quý nhất

- Tình cảm, ấn tượng của em về người thân.

2. Thân bài:

- Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về người thân: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

- Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của người thân, tính tình, phẩm chất.

- Tình cảm của người thân đối với những người xung quanh

- Gợi lại những kỉ niệm của em với người thân.

3. Kết bài:

- Ấn tượng, cảm xúc của em đối với người thân đó

- Liên hệ bản thân ... lời hứa

0.5

2.0

0.5

d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm...) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

3. Đề thi Văn lớp 7 học kì 1 năm 2025

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

(Trần Quốc Minh)

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Tự do

C. Thơ tám chữ

D. Lục bát biến thể

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D.Miêu tả kết hợp biểu cảm

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng 7,8 của bài thơ ?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 4. Trong bài thơ những âm thanh nào được nhắc đến

A. tiếng “ve”, tiếng ru “à ơi”

B. tiếng võng kẽo cà, tiếng gió

C. tiếng võng kẽo cà.

D.tiếng “ve”, tiếng gió

Câu 5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn thể hiện tình cảm gì?

A. Mẹ yêu thương con

B. Con biết ơn mẹ

C. Con nhớ mẹ

D. Mẹ nhớ con

Câu 6. Em hãy xác định từ loại của từ "ngọn gió" trong bài thơ?

A: Động từ

B: Danh từ

C: Tính từ

D: Đại từ

Câu 7.Câu thơ “Lặng rồi cả tiếng con ve” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Đảo ngữ

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Nói quá

Câu 8. Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi ả?

A. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

B. Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

C. Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

D. Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9. Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một số câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ?

Câu 10. Nêu nội dung chính của văn bản?Từ văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân ? (Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người bạn mà em quý mến nhất. (Độ dài khoảng 2 trang giấy).

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc

hiểu

1

A

0,5

2

C

0,5

3

A,D

0,5

4

A,C

0,5

5

B

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Ca dao)
- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
(Ca dao)
- Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

1,0

10

- Bài thơ nói về tình yêu cao cả, lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.

- Bài học : biết ơn, thương yêu và kính trọng đối với cha mẹ đó là

bổn phận của con cái, đó cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

( HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. Lí giải được lí do nêu bài học ấy.HS có thể nêu lên những đánh giá, nhân xét của riêng mình nếu giải thích hợp lí vẫn cho điểm)

1,0

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm nghĩ về người bạn mà em quý mến nhất

0,25

c. Cảm nghĩ về người bạn mà em quý mến nhất

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu chung về người bạn mà em quý mến nhất.

- Cảm nghĩ chung của em về người bạn đó.

Cảm nghĩ cụ thể của em về người bạn thân đó.

- Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình... của người bạn;

(kết hợp miêu tả).

- Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống…

- Kỉ niệm gắn bó giữa em với người bạn để lại trong em nhiều xúc động ( kết hợp tự sự).

- Những cảm xúc của em về bạn, biểu hiện tình cảm của người bạn đối với em và mọi người xung quanh.

- Tình cảm gắn bó, yêu quý của em đối với bạn và ngược lại.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

4. Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1 Kết nối tri thức

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình

(Đỗ Trung Quân)

* Trắc nghiệm (2,5 điểm): Ghi chữ cái đầu phương án trả lời đúng nhất vào tờ giấy bài làm của em

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần lưng.

B. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

C. Thơ năm chữ, không chia khổ; gieo vần cách.

D. Thơ tự do có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

Câu 2. Ngắt nhịp phổ biến trong bài thơ là:

A. 2/3.

C. 2/3; 3/2.

B. 1/4; 2/2.

D. Ngắt nhịp linh hoạt.

Câu 3. Dòng thơ nào không sử dụng phó từ :

A.Ngồi cùng trang giấy nhỏ

C.Chẳng bao giờ vu vơ

B.Tôi đi học mỗi ngày

D.Đừng hạn hẹp bến bờ

Câu 4. Bài thơ viết về:

A. Tình yêu thiên nhiên

C. Suy ngẫm về việc học

B. Tình yêu gia đình

D. Giá trị của truyện ngụ ngôn

Câu 5. Nhan đề: “Ngụ ngôn của mỗi ngày” được hiểu:

A. Những bài học mỗi ngày ta cần trân trọng và giữ lấy.

B. Mỗi ngày cuộc sống cho ta bài học quý như những câu chuyện ngụ ngôn.

C. Bài học từ câu chuyện ngụ ngôn khiến ta nhớ mãi.

D.Thông điệp, ý nghĩa từ câu chuyện ngụ ngôn luôn đem đến niềm vui.

* Trả lời các câu hỏi sau (3.5 điểm)

Câu 6. (1.0 điểm) Nhân vật tôi trong bài thơ học được những điều quý giá từ những đối tượng nào ?

Câu 7. (1.25 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của các hình ảnh: cây xương rồng, nắng bão trong hai câu thơ sau:

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng,bão

Câu 8. (1.25 điểm) Em có đồng tình với nhận định: “Việc học không chỉ là học tập trên trường lớp, trong sách vở mà còn là hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống” không ? Vì sao?

II.VIẾT (4.0 điểm)

Những người thân trong gia đình là một điểm tựa vô cùng quý giá. Hãy viết một bài văn biểu cảm về người cha (hoặc người mẹ) mà em yêu mến và kính trọng.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

Nhân vật tôi trong bài thơ học được những điều quý giá từ những đối tượng: cây xương rồng, nụ hồng, ngọn gió, biển, con trẻ, già cả, chim chóc, bia mộ.

Hướng dẫn chấm

Hs trả lời được 7,8 từ ngữ trên được 1,0 đ

Hs trả lời được 5,6 từ ngữ được 0,75 đ

Hs trả lời được 3,4 từ ngữ ý được 0,5 đ

Hs trả lời được 1,2 từ ngữ ý được 0,25 đ

Không trả lời được ý nào 0 điểm

1,0

7

Ý nghĩa của các hình ảnh:

- Cây xương rồng: Biểu tượng cho ý chí, nghị lực, sự cứng cỏi, kiên cường, dám đối đầu với thử thách, không gục ngã trước hoàn cảnh

- Nắng bão :Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống

- Hai hình ảnh trên góp phần tô đậm bài học quý từ thiên nhiên mà nhân vật tôi học được: bài học về nghị lực sống, bất chấp khó khăn, nghịch cảnh.

Hướng dẫn chấm

Hs trả lời được 2 ý đầu được 1,0 đ

Hs trả lời được ý thứ 3 được 0,25 đ

Không trả lời được ý nào 0 điểm

1,25

8

Em có đồng tình với nhận định: “Việc học không chỉ là học tập trên trường lớp, trong sách vở mà còn là hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống” không ? Vì sao?

Học sinh trình bày quan điểm và lí giải:

- Nêu quan điểm: Đồng ý hoặc không đồng ý hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý.

- Lí giải (Có thể theo hướng sau):

+ Nếu học sinh đồng ý:

. Hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống giúp con người khắc sâu kiến thức trên trường lớp đồng thời mở mang trí tuệ, tích lũy được những hiểu biết, bài học kinh nghiệm nhiều khi không có trong sách vở, giúp rèn luyện nâng cao kỹ năng, thái độ để hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống…

-Tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống giúp con người

có ý chí nghị lực, bản lĩnh để vượt qua những khó khăn thử thách vươn tới thành công….

+ Nếu học sinh không đồng ý.

. Việc học ở trường lớp với lượng kiến thức rộng lớn có hệ thống đủ để mở mang trí tuệ, rèn kỹ năng, thái độ…..

. Trải nghiệm thiếu định hướng sẽ không mang lại tác dụng tích cực

Hướng dẫn chấm

+ Thí sinh nêu được quan điểm cá nhân cho 0,25 điểm.

+ Lý giải:

Thí sinh lí giải thuyết phục từ 2 ý trở lên cho 1.0 điểm ( 1ý cho 0,5 điểm); lí giải chung chung, chưa thuyết phục cho 0,25 điểm; lí giải sai hoặc không lí giải không cho điểm.

(Chấp nhận những cách lí giải khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm)

II

VIẾT

4,0

a. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm.Mở bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân người cha (hoặc người mẹ) và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó.

0,25

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm:Cảm nghĩ về người thân: người cha (hoặc người mẹ) mà em yêu mến và kính trọng

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn.

Gợi ý: Có thể viết bài văn theo hướng sau:

- Giới thiệu người cha (hoặc người mẹ) mà em yêu yêu mến và kính trọng và ấn tượng chung của em về người cha (hoặc người mẹ) đó

- Biểu cảm về người cha (hoặc người mẹ) :

+ Biểu lộ được tình cảm, ấn tượng về ngoại hình, hoạt động, tính cách … của người cha (hoặc người mẹ) mà em yêu quý

+ Cảm xúc, suy nghĩ về vai trò của người cha (hoặc người mẹ)

+ Cảm xúc về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người cha (hoặc người mẹ)

- Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người cha (hoặc người mẹ) : yêu quý, biết ơn, trân trọng...

Hướng dẫn chấm

- Từ 2,5 đến 3,0 điểm: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; tình cảm chân thực trong sáng; kết hợp nhuẫn nhuyễn được các yếu tố tự sự và miêu tả để biểu cảm.

- Từ 1,75 đến 2,25 điểm: Đảm bảo khá đầy đủ các yêu cầu trên; thể hiện được tình cảm của bản thân với người cha hoặc người mẹ; có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự để biểu cảm.

-Từ 1,0 đến 1,5 điểm: Đảm bảo được một số các yêu cầu trên; thể hiện được tình cảm của bản thân với người cha (hoặc người mẹ ) nhưng còn chung chung; chưa sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự để biểu cảm.

- Dưới 1,0 điểm: Chưa đáp ứng được các yêu cầu; chưa thể hiện được tình cảm của bản thân với người cha (hoặc người mẹ) chưa sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự để biểu cảm.

- Điểm 0,0 điểm: Không làm bài hoặc lạc đề

3.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có cách biểu cảm riêng về người thân.

0,25

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
38 25.664
Đề thi học kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức 2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng