(9 đề) Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức 2024 mới nhất

Tải về

Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ dưới đây bao gồm 9 mẫu đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn KHTN - Kết nối tri thức có ma trận cùng với gợi ý đáp án chi tiết. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức với các nội dung kiến thức bám sát chương trình SGK sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô và các emm học sinh khi ôn tập giữa kì 1 môn KHTN 7 sách mới.

1. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 KNTT - đề 1

1.1 Ma trận đề giữa kì 1 KHTN 7 KNTT

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN (4 tiết)

2

4

4

2

1,5

Chủ đề 1: Nguyên tử - sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (13 tiết)

7

4

6

10

7

4,25

Chủ đề 2: Phân tử - liên kết hóa học (13tiết)X

7

4

2

4

10

7

4,25

Số câu/ số ý

16

12

8

4

24

16

Điểm số

4

3

2

1

6,0

4,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

1.2 Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức có đáp án

I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái ( A,B,C,…) đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1(0,25 điểm). Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

(1) Hình thành giả thuyết; (2) Rút ra kết luận; (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

(4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; (5) Thực hiện kế hoạch;

Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

A. (1); (2); (3); (4); (5).

B. (5); (4); (3); (2); (1).

C. (4); (1); (3); (5); (2).

D. (3); (4); (1); (5); (2).

Câu 2 (0,25 điểm). Để đo chiều dài của cái bàn, ta dùng dụng cụ đo nào?

A. Đồng hồ bấm giờ.

B. Cân đòn.

C. Thước mét.

D. Nhiệt kế.

Câu 3 (0,25 điểm). Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

A. gam

B. kilôgam

C. amu

D. cả 3 đơn vị trên

Câu 4 (0,25 điểm). Khái niêm nguyên tố hóa học là:

A. Tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

B. Tập hợp những nguyên tử có cùng số nơtron trong hạt nhân.

C. Tập hợp những nguyên tử có cùng số electron trong hạt nhân.

D. Tập hợp những nguyên tử có cùng số proton và số nơtron trong hạt nhân.

Câu 5(0,25 điểm). Kí hiệu hóa học của kim loại Calcium là:

A. Ca.

B. Zn.

C. Cu.

D. Al.

Câu 6(0,25 điểm). Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố hóa học trong cùng một chu kì thì trong nguyên tử của các nguyên tố đó giống nhau về:

A. số electron lớp ngoài cùng.

B. số lớp electron.

C. số hiệu nguyên tử.

D. khối lượng.

Câu 7 (0,25 điểm). Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm:

A. ô nguyên tố, nhóm.

B. ô nguyên tố, nhóm và chu kì.

C. ô nguyên tố, chu kì.

D. ô nguyên tố.

Câu 8(0,25 điểm). Vì sao cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hoá học?

A. Để thuận tiện cho việc học tập, nghiên cứu.

B. Để thuận tiện cho việc học tập, nghiên cứu, không gây rắc rối và thiếu thống nhất giữa các nhà khoa học.

C. Để không gây rắc rối và thiếu thống nhất giữa các nhà khoa học.

D. Để thống nhất giữa các nhà khoa học.

Câu 9(0,25 điểm). Dựa vào cơ sở nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

A. Dựa theo số điện tích hạt nhân của nguyên tử, tính chất hoá học của nguyên tố.

B. Dựa theo số lớp electron trong nguyên tử, tính chất hoá học của nguyên tố.

C. Dựa theo tính chất hoá học của nguyên tố, số lớp electron trong nguyên tử.

D. Dựa theo số điện tích hạt nhân của nguyên tử, số lớp electron trong nguyên tử, tính chất hoá học của nguyên tố.

Câu 10(0,25 điểm). Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. 5.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 11(0,25 điểm). Liên kết cộng hóa trị được hình thành nhờ:

A. Một hay nhiều cặp electron dùng chung

B. Một hay nhiều cặp neutron dùng chung.

C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

D. Lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử.

Câu 12(0,25 điểm). Khái niệm đơn chất là:

A. Kim loại có trong tự nhiên ;

C. Những chất luôn có tên gọi trùng với tên nguyên tố hóa học.

B. Phi kim do con người tạo ra.

D. Những chất tạo ra từ một nguyên tố hóa học.

Câu 13(0,25 điểm). Khái niệm phân tử là :

A. Là hạt đại diện cho chất và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

B. Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất.

C. Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

D. Là chất đại diện cho nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

Câu 14(0,25 điểm). Công thức hóa học của phosphoric acid, biết trong phân tử có 3 nguyên tử H, một nguyên tử P và 4 nguyên tử O.

A. H3PO4.

B. H3P4O4.

C. 3HPO4.

D. H3P4O.

Câu 15(0,25 điểm).Khái niệm hóa trị là :

A. Liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.

B. Liên kết được tạo nên do sự dùng chung một hay nhiều cặp electron.

C. Con số biểu thị khả năng liên kết giữa nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

D. Con số biểu thị khả năng liên kết của nguyển tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

Câu 16(0,25 điểm).Công thức hoá học nào sau đây viết sai?

A. MGO

B. CuO

C. ZnCl2

D. FeO

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm:

Câu 1: (1 điểm) Cổng quang là thiết bị dùng để làm gì? Nêu cấu tạo của cổng quang?.

Câu 2 (1 điểm). Cho các nguyên tố hóa học sau: Li, Mg, Ca, Na, S, O, N, P. Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm?

Câu 3 (1,5 điểm).

a. (1 điểm) Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 13. Hãy cho biết vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của A trong bảng tuần hoàn?

b (0,5 điểm) Một nguyên tố B thuộc ô số 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. Hãy cho biết B là nguyên tố hóa học nào( tên và kí hiệu hóa học)?

Câu 4 (2,5 điểm).

a. Một hợp chất A có chứa 2H,1S,4O. hãy viết CTHH của A?

b.Tính thành phần % của các nguyên tố có trong phân tử H2SO4.

c. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi carbon ( C) và hydrogen (H), biết phần trăm khối lượng của C là 75%, của H là 25% và khối lượng phân tử của hợp chất là 16amu.

Đáp án

A. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

C

C

A

A

B

B

A

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

B

A

D

C

A

D

A

B. TỰ LUẬN: 6.0 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

- Cổng quang là thiết bị dùng để bật và tắt đồng hồ đo thời gian hiện số.

- Cấu tạo:

+ Bộ phận phát tia hồng ngoại D1.

+ Bộ phận thu tia hồng ngoại D2.

+ Dây cáp nối với đồng hồ đo thời gian hiện số.

0,25

0,25

0,25

0,25

2

Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm:

Li, Na à Thuộc nhóm IA.

Ca, Mg à Thuộc nhóm IIA.

O, Sà Thuộc nhóm VIA.

N,P à Thuộc nhóm VA.

0,25

0,25

0,25

0,25

3

a. Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 13 à có số thứ tự 13 .

P =13 => e = 13

Có 3 lớp e à Nguyên tố đó thuộc chu kì 3

Có 3 e lớp ngoài cùng => Nguyên tố A thuộc nhóm IIIA

b ( 0,5 điểm) B là nguyên tố hóa học có tên là: calcium .

Kí hiệu hóa học là: Ca

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

4

a.Phân tử H2SO4 được cấu tạo từ 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S, 4 nguyên tử O

b. Một phân tử H2SO4 có khối lượng : 2x1+32+4x16= 98 amu

- Phần trăm khối lượng của H là : 2x198x 100% = 2%

- Phần trăm khối lượng của S là :32x198x 100% = 32.65%

- Phần trăm khối lượng của O là :16x498x 100% = 65.35%

c. -Viết công thức hợp chất là CxHy

- PTKhc = 12.x + 1.y = 16

- Tìm tỉ lệ x:y

- x:y =

CTHH của hợp chất là: CH4

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

..................

Xem thêm trong file tải về.

2. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 KNTT - đề 2

2.1 Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Số ý tự luận

Số câu trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mở đầu

(5 tiết)

1 (0,5)

3

(0,75)

1

(0,25)

1

4

1,5

Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

(15 tiết)

1 (0,5)

4

(1,0)

3

(2,0)

1

(0,25)

4

5

3,75

Phân tử. Liên kết hóa học. (13 tiết)

5

(1,25)

1

(1,0)

2

(0,5)

2

(2,0)

3

7

4,75

Số ý TL/

Số câu TN

2

12

4

4

2

0

0

0

8

16

10,00

Điểm số

1,0

3,0

3,0

1,0

2,0

0

0

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

4,0 điểm

2,0 điểm

0 điểm

10 điểm

10 điểm

2.2 Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Chọn phương án đúng.

Câu 1: Cho các bước thực hiện kĩ năng đo sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo, căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

(3) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ thiết bị đo phù hợp.

(4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

Để thực hiện đo ta thực hiện theo các bước sau:

A. 3 -1 - 2 - 4

B. 1 - 4 - 2 - 3

C. 1 - 3 - 2 - 4

D. 4 -3 - 2 -1

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng tự nhiên thông thường trên trái đất?

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức

Câu 3: Phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên gồm các nội dung:

1. Đưa ra các dự đoán khoa học để giải quyết các vấn đề.

2. Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

3. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

4. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

5. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

Thứ tự đúng của phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên là:

A. 1 - 2 -3 -4 -5.

B. 5 - 1 - 4 - 2 - 3.

C. 1 - 3 - 5 - 2 -4.

D. 5 - 4 -3 - 2 -1.

Câu 4: Trong các đồng hồ sau đồng hồ nào là dồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng cổng quang?

A. Đồng hồ nước.

C. Đồng hồ cát.

B. Đồng hồ đo thời gian hiện số.

D. Đồng hồ điện tử.

Câu 5: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?

A. Electron.

B. Proton.

C. Nơtron.

D. Tất cả đều sai.

Câu 6: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

A. gam

B. kilôgam

C. amu

D. cả 3 đơn vị trên

Câu 7: Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào?

A. Na.

B. N.

C. Al.

D. O.

Câu 8: Nguyên tố Aluminium kí hiệu là gì:

A. Al.

B. Fe.

C. Ag.

D. Ar.

Câu 9: Đơn chất là chất tạo nên từ:

A. một chất.

B. một nguyên tố hoá học.

C. một nguyên tử.

D. một phân tử.

Câu 10: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?

A. Hình dạng của phân tử.

B. Kích thước của phân tử.

C. Số lượng nguyên tử trong phân tử.

D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại.

Câu 11: Các chất là hợp chất gồm:

A. NO2; Al2O3; N2

B. HgSO4, Cl2, ZnO

C. CaO, MgO, H2SO4

D. H2O, Ag, NO

Câu 12: Phân tử khối của hợp chất H2SO4 là

A. 68.

B. 78.

C. 88.

D. 98.

Câu 13: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc

A. chiều nguyên tử khối tăng dần.

B. chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. tính kim loại tăng dần.

D. tính phi kim tăng dần.

Câu 14: Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

A. số electron lớp ngoài cùng.

B. số thứ tự của nguyên tố.

C. số hiệu nguyên tử.

D. số lớp electron.

Câu 15: Trong CTHH SO3 thì S có hóa trị mấy?

A. IV

B. III

C. II

D. VI

Câu 16: Trong CTHH của khí metan CH4 thì C chiếm phần trăm khối lượng là:

A. 55%

B. 60%

C. 75%

D. 80%

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17. (0,5 điểm): Em hãy cho biết các kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên?

Câu 18. (1,0 điểm): Tính khối lượng phân tử của hợp chất: CaO và Ca(OH)2.

Câu 19 (2,0 điểm): Lập CTHH của hợp chất :

a) C (IV) và O (II)

b) %Fe = 70%, %O = 30%, khối lượng phân tử của hợp chất là 160 amu.

Câu 20 (1,5 điểm):

a) Nguyên tố hoá học là gì?

b) Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố sau: Chlorine, Iron,

c) Gọi tên các nguyên tố có kí hiệu hoá học sau: O, N

Câu 21 (1 điểm): Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của A.

2.3 Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm).Mỗi câu đúng 0,25 điểm.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A

C

B

B

A

C

B

A

B

D

C

D

B

A

D

C

TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Câu

Đáp án

Biểu điểm

17

1. Kĩ năng quan sát, phân loại

2. Kĩ năng liên kết

3. Kĩ năng đo

4. Kĩ năng dự báo

Mỗi đáp án đúng được 0,125 điểm

18

40 + 16 = 56amu

40 + 16.2 + 2 = 74 amu

0,5

0,5

19

a. Viết CT dạng chung: CxOy (x, y € N* )

Theo quy tắc hóa trị: x. IV = y. II => x/y = II/IV = ½ => x = 1, y = 2

Vậy CTHH của hợp chất CO2

0,25

0,25

0,25

0,25

b) Gọi CTTQ là FexOy (x, y € N* )

%Fe = (56.x.100%) : 160 = 70% => x = 2

% O = (16.y.100%) : 160 = 30% => y = 3

Vậy CTHH của hợp chất là Fe2O3

0,25

0,25

0,25

0,25

20

a) Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại và có cùng số proton trong hạt nhân

b) Kí hiệu hoá học của Chlorine: Cl, Iron: Fe

c) O: Oxygen, N: Nitrogen

0,5

0,5

0,5

21

Cấu tạo nguyên tử của A:

- Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết: natri ở ô số 11,

điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11+;

có 11 electron trong nguyên tử natri,

- Ở chu kì 3 Có 3 lớp electron

- Ở nhóm I Có 1 electron ở lớp ngoài cùng

0,25

0,25

0,25

0,25

.....................

Lưu ý: Còn rất nhiều đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 2024, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
13 5.321
(9 đề) Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức 2024 mới nhất
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm