Đề đọc hiểu Ngữ văn 7 kì 1 Kết nối tri thức (Ngữ liệu ngoài chương trình)

Tải 25 đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Kết nối tri thức có đáp án

Bộ đề đọc hiểu Văn 7 sách mới KNTT được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là tổng hợp các đề đọc hiểu môn Ngữ văn lớp 7 sách mới Kết nối tri thức có gợi ý đáp án chi tiết với các ngữ liệu nằm ngoài chương trình sách giáo khoa sẽ giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết cũng như củng cố kiến thức môn Ngữ văn 7 tốt hơn.

Mục lục

STT

THỂ LOẠI

NỘI DUNG

TRANG

1

TRUYỆN NGẮN

Lưu ý cách đọc hiểu thể loại

2

Đề số 1

2

Đề số 2

5

Đề số 3

8

Đề số 4

12

Đề số 5

15

2

THƠ BỐN CHỮ, THƠ NĂM CHỮ

Lưu ý cách đọc hiểu thể loại

18

Đề số 1

20

Đề số 2

23

Đề số 3

26

Đề số 4

29

Đề số 5

33

3

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Lưu ý cách đọc hiểu thể loại

35

Đề số 1

36

Đề số 2

41

Đề số 3

45

Đề số 4

50

Đề số 5

54

4

TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG

Lưu ý cách đọc hiểu thể loại

59

Đề số 1

60

Đề số 2

63

Đề số 3

67

Đề số 4

71

Đề số 5

74

5

TẢN VĂN, TÙY BÚT

Lưu ý cách đọc hiểu thể loại

76

Đề số 1

77

Đề số 2

81

Đề số 3

85

Đề số 4

90

Đề số 5

94

Đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

I. TRUYỆN NGẮN

1. Lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện ngắn:

- Đọc kĩ văn bản, nhận biết được các yếu tố của truyện (ngôi kể, các nhân vật trong truyện, cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật…)

- Đọc kĩ văn bản, suy nghĩ về đề tài, nội dung của truyện.

- Truyện mang đến cho người đọc những nhận thức gì, những hiểu biết gì về cuộc sống.

- Xác định tính cách nhân vật trong truyện ngắn thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ, tính cách của nhân vật, qua nhận xét của nhân vật khác trong truyện.

- Truyện mang lại thông điệp gì cho người đọc.

- Liên hệ bản thân (nếu có)

2. Một số đề đọc hiểu:

Đề số 1:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.

Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.

Hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu. Bạo động và hận thù không thể là phương thế để cải tạo xã hội. Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng người. Bạn hãy sống cao thượng. Bạn hãy lấy tình yêu để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.

(Tiếng vọng rừng sâu - Nguồn Internet)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba

Câu 3. Khi giận mẹ cậu bé đã làm gì?

A. Nói xin lỗi mẹ

B. Trò chuyện với mẹ

C. Chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm

D. Đi qua nhà bà ngoại

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong các câu: Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.

A. Dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

B. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

C. Dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

A. Kể lại câu chuyện cậu bé và người cha vào rừng săn bắn.

B. Kể lại chuyện cậu bé cùng mẹ vào rừng dạo chơi.

C. Kể lại chuyện cậu bé cùng bạn đi vào rừng.

D. Kể về câu chuyện giữa cậu bé và người mẹ xung quanh “tiếng vọng” qua đó nhắc nhở chúng ta định luật về tình yêu thương trong cuộc sống.

Câu 6. Vì sao, khi vào rừng cậu bé lại hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở?

A. Vì khi cậu thét lên “Tôi ghét người” thì có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”.

B. Vì cậu vào rừng sâu và gặp một con hổ.

C. Vì cậu nhớ người mẹ của mình.

D. Vì cậu sợ bị lạc đường.

Câu 7. Câu chuyện trên khuyên chúng ta nên có lối sống như thế nào?

A. Biết cho đi nhiều hơn nhận lại

B. Có lối sống cao thượng

C. Lấy tình yêu đổi lấy hận thù

D. Cả ba đáp án trên

Câu 8. Theo người viết, tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương là:

A. Là tiếng vọng của sự cảm thông, chia sẻ.

B. Là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.

C. Là tiếng vọng của sự biết ơn.

D. Là tiếng vọng của lòng nhân ái.

Câu 9. Trong câu chuyện trên, người mẹ đã nói với con về định luật gì trong cuộc sống?

Câu 10. Thông điệp mà văn bản muốn truyền tải là gì?

GỢI Ý TRẢ LỜI

1. A

2. C

3.C

4.B

5.D

6.A

7.D

8.B

Câu 9. Định luật trong cuộc sống mà người mẹ đã nói với con:“Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”

Câu 10. Thông điệp: Con người nếu cho đi điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy. Hãy cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.

.....................

Nội dung chi tiết trọn bộ 25 đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Kết nối tri thức có đáp án mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 2.511
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi