Soạn Văn 7 Bàn về đọc sách ngắn nhất

Soạn bài Bàn về đọc sách ngắn nhất lớp 7 - Bàn về đọc sách là một văn bản của tác giả Chu Quang Tiềm nhằm chúng bạn đọc hiểu rõ hơn về những lợi ích và tầm quan trọng của việc đọc sách. Văn bản Bàn về đọc sách hiện nay đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo. Sau đây là mẫu soạn bài Bàn về đọc sách lớp 7 sẽ giúp các em hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa văn bản Bàn về đọc sách.

Soạn bài Bàn về đọc sách tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986)

- Là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc

2. Tác phẩm

a. Đọc – hiểu chú thích

b. Tìm hiểu chung:

- In trong “Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”

- Thể loại: văn nghị luận

- PTBĐ: nghị luận

- Mục đích: khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Đồng thời, từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách để hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.

- Bố cục: 3 phần

+ Từ đầu … “làm kẻ lạc hậu”: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách

+ Tiếp … “Những cuốn sách cơ bản”: Các khó khăn, thiên hướng sai lệch khi đọc sách

+ Còn lại: Phương pháp đọc sách

3. Nội dung văn bản Bàn về đọc sách

Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách "Học vẫn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn".

Soạn bài Bàn về đọc sách lớp 7

1. Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?

Theo em, việc đọc sách có hiệu quả là khi đọc sách ta có niềm say mê với nội dung của cuốn sách, nắm rõ được những tri thức mà cuốn sách đưa ra và vận dụng được vào trong cuộc sống thực tế.

2. Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì?

Trả lời

- Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.

- Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.

Suy ngẫm và phản hồi văn bản Bàn về đọc sách

Câu 1 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?

Trả lời

Văn bản Bàn về đọc sách được viết nhằm mục đích thuyết phục người đọc 2 vấn đề:

- Tầm quan trọng của việc đọc sách.

- Sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc.

Câu 2 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.

Trả lời

Câu 2 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Câu 3 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?

Trả lời

Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp theo trình tự “một là…”, “hai là…” nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận ra các lí lẽ, điều này giúp tăng sức thuyết phục cho văn bản.

Câu 4 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?

Trả lời

Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, chúng ta cần đọc cho kĩ - vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Khi đọc, chúng ta cũng không nên quá chú trọng đến việc đọc được nhiều hay ít sách, mà phải đọc cho kĩ càng, hiểu sâu để tích lũy được lượng kiến thức cần thiết cho bản thân.

Câu 5 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy) để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:

- Tâm thế đọc

- Không gian đọc

- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách

- Cách đọc, ghi chú

- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống.

- …

Trả lời:

Câu 5 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
17 6.086
0 Bình luận
Sắp xếp theo