Đọc kết nối chủ điểm Thu sang - Đỗ Trọng Khơi
Soạn bài Thu sang lớp 7 CTST
Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Thu Sang - Đỗ Trọng Khơi. Ở phần Trải nghiệm cùng văn bản trang 86, các em học sinh đã được đọc bài thơ Thu sang của tác giả Đỗ Trọng Khơi in trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000. Sau đây là gợi ý trả lời các câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi trang 86 SGK văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo.
Nếu như ở văn bản Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, người đọc sẽ được cảm nhận được những khoảnh khắc biến chuyển của đất trời - mùa thu cũng như những đặc trưng mang rất nhiều hương vị của mùa thu thì đến Thu sang của Đỗ Trọng Khơi ta lại thấy mùa thu thật giản dị và trong trẻo.
- Soạn bài Cốm vòng lớp 7
- Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về một người thân trong gia đình
- Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát
Soạn Đọc kết nối Thu sang trang 86
Nêu cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận như vậy
Gợi ý
Những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ:
+ Màu sắc: rực rỡ, đầy sức sống: “Vàng như tự nắng tự mưa”, “Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”, “Xanh lên đã kiệt sức hè”, “Trăng vàng rong chơi”.
+ Âm thanh: sống động, vui tươi: “Tiếng chim đầy khoảng ngày xanh sang mùa”, “Hồn ve lìa ngàn”.
=> Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.
Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ?
Gợi ý
+ “Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”.
+ “Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn” + “Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”,…
=> Qua các từ ngữ và hình ảnh kiệt sức hè, rộn lá thu sang, ngậm mảnh trăng vàng, rong chơi,… tác giả thể hiện sự giao cảm với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên như một chủ thể. Tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả thiên nhiên.
Xác định chủ đề của bài thơ
Gợi ý
Chủ đề: bức tranh đầy màu sắc, sống động khi sang thu.
Bằng việc miêu tả những chuyển biến của thiên nhiên lúc thu sang, tác giả mang đến cho người đọc hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, sống động đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng đối với sự hiện hữu của thiên nhiên quanh mình.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát Cảm nhận của em về văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát
Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Câu 1 trang 75 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật? Phân tích đặc điểm của nhân vật Bơ-mơn Ngữ văn 7 CTST
Soạn Thực hành tiếng Việt trang 64 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 1 Soạn văn 7 trang 64 CTST
Hãy làm một bài thơ 4,5 chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hiện tượng Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập trang 75 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 1 Soạn văn 7 trang 75 Chân trời sáng tạo - Tập 1
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm xúc về một truyện ngụ ngôn đã đọc Đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm xúc của em về một truyện ngụ ngôn mà em đã học hoặc đã được đọc
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Cô bé bán diêm Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật cô bé bán diêm
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu
-
Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên lớp 7
-
Em rút ra bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
-
Đoạn văn tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích
-
Soạn bài Mùa phơi sân trước lớp 7 Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 7 CTST
-
Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án
-
Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự kiện để lại cho em ấn tượng sâu sắc
-
Tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con
-
Nói và nghe Trao đổi một cách xây dựng tôn trọng các ý kiến khác biệt
-
Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc