Viết đoạn văn ngắn nêu cảm xúc về một truyện ngụ ngôn đã đọc lớp 7

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm xúc của em về một truyện ngụ ngôn mà em đã học hoặc đã được đọc là một dạng bài thường gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 1. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc một số bài văn mẫu viết đoạn văn cảm nhận về truyện ngụ ngôn, viết đoạn văn ngắn nêu cảm xúc về một truyện ngụ ngôn đã đọc hay và chi tiết sẽ giúp các em có thêm ý tưởng khi làm bài.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

1. Viết đoạn văn cảm nhận về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mả còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống. Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

2. Đoạn văn ngắn nêu cảm xúc về một truyện ngụ ngôn đã đọc

Đoạn văn ngắn nêu cảm xúc về một truyện ngụ ngôn đã đọc

Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.

3. Đoạn văn 200 chữ nêu cảm xúc về một truyện ngụ ngôn đã đọc

Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thía, sâu sắc dưới một hình thức ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ganh tị với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm việc, để cho lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động nông nổi thiếu suy nghĩ ấy khiến cho cả bọn mệt mỏi, rã rời. Hiểu ra sai lầm, tất cả kéo nhau đến giảng hoà với lão Miệng. Rồi ai làm việc nấy, mọi người lại sống hoà thuận như xưa.

Qua câu chuyện chúng ta có thể thấy rõ thông điệp về tình đoàn kết mà còn mang đến bài học về cách nhìn nhận, đánh giá: Không nên nhìn nhận phiến diện, đánh giá chủ quan về một sự việc, vấn đề mà cần nhìn toàn diện từ nhiều phía.

4. Viết đoạn văn cảm nhận về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Qua truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, em cảm nhận được rõ ràng một bài học đắt giá đó chính là đừng bao giờ huênh hoang, kiêu ngạo "coi trời bằng vung" bởi vì không gian mà chúng ta đang sống vẫn còn rất nhỏ, cũng giống như chú ếch ở dưới miệng giếng kia vậy. Chỉ vì hoang tưởng ngốc nghếch của mình mà chú ếch đã bị con trâu dẫm bẹp. Một cái kết thật bi thương và cay đắng để lại một bài sâu sắc về thiếu tầm nhìn và hiểu biết. Mà qua đó, em cũng nhận thấy rằng phải luôn phát triển bản thân, sống khiêm nhường và không bao giờ tự coi mình là chúa tể hay quá tự cao mà không chịu học hỏi và tiếp thu kiến thức để rồi kết cục trở nên giống với chú ếch ngạo mạn kia.

5. Viết đoạn văn cảm nhận về truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho

Con cáo và chùm nho là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng của nhà văn Hy Lạp Aesop. Câu chuyện kể về một chú cáo tự cao tự đại rằng không điều gì có thể làm khó nó nhưng thực tế chú cáo  lại không thể hái nổi chùm nho cho dù là chùm thấp nhất. và sau đó nó tự an ủi mình rằng chùm nho còn xanh lắm, chắc gì đã ăn được vừa chua lại vừa chát. Câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn nhưng lại hàm chứa những bài học sâu sắc và quý giá về cuộc sống. Thông qua hình ảnh con cáo, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta không nên tự cao tự đại, phải biết vị trí của mình ở đâu. Và khi đối mặt với những gian nan thử thách, thay vì đổ lỗi thì hãy tìm cách vượt qua. Có thể nói, với tình huống truyện đơn giản nhưng thông điệp mà tác giả mang đến cho người đọc là vô cùng thấm thía và có giá trị. Đọc câu truyện này, em nghĩ ai trong chúng ta cũng rút ra được một bài học ý nghĩa cho chính bản thân mình để trau dồi và hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
125 23.885
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm