Ngữ văn 7 soạn bài Cốm vòng

Soạn bài Cốm vòng lớp 7 - Cốm Vòng là một văn bản viết về đặc sản Cốm làng Vòng của tác giả Vũ Bằng. Qua văn bản tác giả đã cho người đọc cảm nhận được sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam cũng như tâm hồn yêu quê hương đất nước. Dưới đây là mẫu soạn bài Cốm vòng Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trong văn bản Cốm Vòng lớp 7.

Cốm Vòng tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Vũ Bằng (1913 –1984) sinh tại Hà Nội.

- Sở trường của ông là viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký

- Ông có nhiều bài viết hay thể hiện những cảm xúc sâu lắng về quê hương, đất nước.

- Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ miền Nam, Thương nhớ mười hai v.v,...

2. Tác phẩm

a. Đọc

b. Xuất xứ

- Cốm Vòng được trích từ tập Miếng ngon Hà Nội (xuất bản đầu năm 1960).

- Vài nét về tác phẩm Miếng ngon Hà Nội: là một tác phẩm bút ký tập trung giới thiệu mười lăm món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.

c. Thể loại: tùy bút

Soạn bài Cốm Vòng lớp 7 tập 1 CTST

Soạn bài Cốm Vòng lớp 7 tập 1 CTST

Nội dung văn bản Cốm Vòng

Qua văn bản Cốm Vòng, ta thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam

Chuẩn bị đọc 

Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.

Gợi ý

Sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội nên em đã từng được thưởng thức món cốm rất nhiều lần.

Phải nói cốm là một món ăn vô cùng đặc sắc và làm nên nét văn hóa của con người Hà Nội. Những hạt cốm xanh non, được gói bởi những lá sen đượm hương ngan ngát, bên ngoài được buộc bằng đôi cọng rơm khô. Khi ăn cốm ta thấy được vị dẻo và mùi hương lúa nón thơm nồng đượm phảng phất hòa quện cùng với mùi lá sen thơm ngai ngái tạo nên một hương vị rất đặc trưng của mùa thu.

Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản

Gợi ý

Dựa vào nhan đề, em đoán nội dung của văn bản nói về cốm ở làng Vòng nổi tiếng tại Hà Nội.

Trải nghiệm cùng văn bản

Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng được tác giả miêu tả trong đoạn này?

Gợi ý

Hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này là một cô gái giản dị, mộc mạc, đầy ưa nhìn.

Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?

Gợi ý

Để làm ra sản phẩm cốm, cần 5 công đoạn:

+ Lúc mới gặt về cần được tuốt lấy thóc.

+ Rang thóc.

+ Xay, giã cốm.

+ Lấy mạ hòa với nước làm thành màu xanh lá cây rồi hồ cốm.

+ Trình bày cốm trên những mảnh lá chuối hoặc sen.

Suy ngẫm và phản hồi 

Câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:

Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng

Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừ ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?

Gợi ý

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả là: Cho ra; thanh lịch; biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ; tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

=> Từ đó, ta thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả là: tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu từng hạt cốm; sự am hiểu, quý trọng, lưu giữ từng hương thơm của cốm

Câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng.

Gợi ý

Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản:

- Cốm nguyên là cái hạt non của "thóc nếp hoa vàng"..xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi phơi phới.

- ...ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

=> Tác dụng: Những chi tiết như vậy sẽ giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ về cốm, không chỉ là thứ quà ngon mà nó còn thể hiện sự tự hào về hương vị của quê hương ta.

Câu 3 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?

Gợi ý

Đọc văn bản, em thấy tâm hồn cao đẹp của tác giả Vũ Bằng, một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam.

Câu 4 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Gợi ý

- Chủ đề của văn bản: tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả đối với cốm và đối với văn háo của dân tộc cũng như cách sống đẹp, giàu văn hóa của người Hà Nội

- Căn cứ xác định dựa vào các từ ngữ, hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cốm, những từ biểu cảm thể hiện trực tiếp tình cảm yêu quý, nâng niu, trân trọng của tác giả đối với cốm

Câu 5 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản

Gợi ý

Một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản:

- Tác giả đề cập đến những sự việc, con người, thông tin cụ thể có thực về làng Vòng.

- Tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư của mình về cốm. Vũ Bằng đã đặt rất nhiều tâm tư tình cảm của mình vào bài, từ đó khơi gợi biết bao điều về giá trị văn hóa và giữ gìn truyền thống tinh thần trong văn hóa ẩm thực của nhân dân ta.

- Lời văn, giọng điệu uyển chuyển, linh hoạt và đầy sáng tạo.

Câu 6 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

“Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?”. Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên

Gợi ý

Hai câu hỏi trên là một sự phủ định để khẳng định tầm quan trọng trong của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Dường như tác giả đã biết được câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Chỉ có dùng lá sen thì hương vị của cốm mới có thể giữ lại một cách trọn vẹn nhất. Bọc trong lá sen là những hạt cốm thơm ngon, dẻo quánh, bên ngoài được buộc bằng những cọng rơm tươi ở cây lúa tạo nên một sự dân dã, bình dị, quen thuộc mà không kém phần chắc chắn. Chính vì vậy, lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm, không gì có thể thay thế được.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 4.146
0 Bình luận
Sắp xếp theo